Người cận vệ của Bác Hồ đã qua đời
“Người cận vệ của Bác Hồ đã ra đi rồi!”, nhiều đồng đội thân thương nhắc về thiếu tướng Phan Văn Xoàn như thế.
Ông là thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh vệ, người từng làm cận vệ thân cận bên cạnh Bác Hồ với nhiều kỷ niệm khó quên. Thiếu tướng Phan Văn Xoàn theo cách mạng từ rất sớm.
Con người cương trực
Sinh ngày 15/1/1924 tại Cà Mau, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940. Năm 1955, khi theo đoàn quân về tiếp quản thủ đô, ông bắt đầu tham gia công tác bảo vệ ở Bộ Công an, từ đó cuộc đời ông gắn liền với công tác cảnh vệ, trên nhiều cương vị khác nhau.
Ông từng giữ trọng trách cục phó rồi cục trưởng Cục Cảnh vệ (thuộc Bộ Công an) từ năm 1958-1989 và sau đó là quyền tư lệnh rồi tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh vệ cho đến ngày về hưu năm 1992.
Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận, năm nay 92 tuổi, là vợ của ông Lê Văn Lương (nguyên trưởng Ban Tổ chức trung ương), xúc động nói: “Tôi nhận được tin anh Xoàn ra đi hơi muộn. Chắc anh em nghĩ tôi cũng lớn tuổi rồi, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên mới chậm báo tin buồn này!”.
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn
Tiếc thương thiếu tướng Phan Văn Xoàn qua đời lúc 23h24 ngày 29/4, các vị lãnh đạo Nhà nước, TP.HCM và hàng trăm đoàn của các cá nhân, tổ chức đã đến viếng, chia buồn cùng gia quyến thiếu tướng Phan Văn Xoàn tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, quận 3). Lễ truy điệu thiếu tướng Phan Văn Xoàn được tổ chức lúc 13h30 ngày 2/5, sau đó linh cữu thiếu tướng Phan Văn Xoàn sẽ được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Video đang HOT
Là một trong những người gần gũi với tướng Xoàn từ thời còn làm ở Cục Cảnh vệ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, bà kể khi ông Xoàn đảm nhiệm cục trưởng thì bà làm cục phó, nên hai người rất hiểu nhau.
“Tính anh Xoàn cương trực, mạnh mẽ lắm. Anh rất thẳng tính, khi nguyên tắc thì cực kỳ nguyên tắc trong công việc, nhưng lúc tình cảm thì cũng chan hòa hết mình với anh em bà nói – Người bên ngoài có thể khó hiểu, nhưng người trong lực lượng rất hiểu đặc tính này. Làm cảnh vệ lãnh tụ, chỉ một sợi tóc, một cây tăm không đúng chỗ cũng phải đề cao cảnh giác. Không tuân thủ nguyên tắc thì không làm cảnh vệ được, mà cũng không thể thiếu tình người, thiếu trái tim”.
Ngoài trọng trách bảo vệ Bác Hồ, tướng Xoàn cũng hoàn thành nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong thời gian phụ trách Cục Cảnh vệ. Suốt mấy năm diễn ra Hội nghị Paris ở Pháp khởi đầu từ năm 1968, ông là người tổ chức tuyệt đối an toàn cho nhiều đoàn cán bộ ta sang tham dự hội nghị.
Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã xúc động đánh giá: “Trên đất Pháp, ròng rã gần năm năm trời, các đồng chí đã bảo vệ tuyệt đối an toàn hai đoàn đàm phán của ta, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa VN và Mỹ, 500 cuộc họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn diễn ra nhưng không một thông tin nào, địa điểm nào, tài liệu nào bị tiết lộ. Giữ được tuyệt đối bí mật các kế hoạch đấu tranh của ta, nội dung thông tin liên lạc của đoàn ta ở Paris với Hà Nội. Đảm bảo an toàn về chính trị cũng như đoàn kết nội bộ, chủ động thực hiện tốt các phương án đấu tranh với địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi của ta ở Hội nghị Paris về VN”.
Sẵn sàng chết cho lãnh tụ
Hồi tưởng về cấp trên cũng là đồng đội từng sát cánh bên nhau suốt thời kỳ bảo vệ Bác, đại tá Bích Thuận kể bà đã đồng cảm và học hỏi được nhiều điều từ ông Xoàn. Người con trai miền Nam đi làm cách mạng là sẵn sàng từ bỏ tất cả cho lý tưởng của mình.
Con đường ra Bắc của ông rất đặc biệt với đôi chân trần xuất phát từ Hà Tiên vượt rừng núi Campuchia, Thái Lan, Lào suốt nhiều tháng ròng rã mới đến được Nghệ An.
Khi về đảm nhiệm trọng trách bảo vệ sự an toàn cho Bác Hồ, ông hay nhắc anh em sẵn sàng hi sinh xương máu bất cứ lúc nào để bảo vệ lãnh tụ, đừng bao giờ đặt nặng bản thân mình.
Với tâm huyết nghề nghiệp và nắm bắt nhu cầu xã hội, năm 1993 thiếu tướng Phan Văn Xoàn đã đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an cho thành lập công ty vệ sĩ. Năm 1995 Công ty dịch vụ bảo vệ Long Hải với hơn 3.000 nhân viên, do ông làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, được hình thành và phát triển cho đến hôm nay, khai mở cho mô hình công ty vệ sĩ ở VN.
Nhà tướng Xoàn rất đông con, ông sống cực kỳ giản dị, tiết kiệm. Khi đã vào công việc và ở bên đồng đội thì ông không còn nghĩ gì cho riêng mình nữa. Ông sẵn sàng sẻ chia cho anh em từng tấm áo, chén cơm.
“Tôi và anh Xoàn có những lần theo bảo vệ Bác trong những chuyến đi thăm các địa phương, kể cả ra nước ngoài. Nhìn anh Xoàn mộc mạc, hào sảng thế, nhưng anh tỉ mỉ quan tâm chặt chẽ đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của lãnh tụ. Anh em nào sơ suất vi phạm, anh nhắc nhở rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, sau khi anh em đã hoàn thành trọng trách, anh luôn quan tâm đến vấn đề cơm nước, nghỉ ngơi của họ một cách chu đáo. Tấm lòng anh rộng lớn lắm”, bà Thuận tâm sự.
Sau này, khi về hưu và sáng lập công ty vệ sĩ, tư chất của một người cận vệ lãnh tụ vẫn sống mãi trong tướng Xoàn và được ông tiếp truyền lại cho các thế hệ vệ sĩ đàn em. Đó chính là tinh thần đồng đội, sẵn sàng chết cho trách nhiệm và lý tưởng!
“Mùa xuân năm 1960, vào khoảng tháng 3, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn gọi tôi đến, bảo tôi thay anh Phạm Lê Ninh (được cử đi học) lo trực tiếp bảo vệ Bác Hồ. Quá bất ngờ, tôi xúc động đến ứa nước mắt và sau đó là nỗi lo lắng, hồi hộp. Suốt nhiều đêm tôi không ngủ, trằn trọc suy nghĩ, đây là sự kiện lớn nhất trong đời tôi… Tôi còn nhớ có một buổi chiều, khi cơm nước xong, Bác đi dạo quanh hồ trong Phủ chủ tịch. Vì còn lúng túng và lo ngại nên tôi không biết phải đi như thế nào cho phù hợp, cứ lẽo đẽo theo sau. Bác thong thả bước và thỉnh thoảng ngoái lại nhìn, hiểu được tâm trạng của người cận vệ mới, Bác chủ động gọi tôi lại, cùng đi bên cạnh Bác, vừa đi vừa trò chuyện một cách thân tình như một người cha đối với đứa con… Buổi đầu tiên trực tiếp làm cận vệ Bác Hồ của tôi như thế, nó ấm áp làm sao. Với tôi, 10 năm được gần gũi bên Bác là cả một cuộc đời”. Trích hồi ký tướng Phan Văn Xoàn
Theo Tuổi trẻ
Phá chuyên án mất 6 khẩu K54 tại trại giam Thanh Phong
Mặc dù được nhận định là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hy hữu nhưng chỉ sau 3 ngày, cơ quan công an đã phá được chuyên án, bắt giữ 3 đối tượng.
Chiều ngày 30/4, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có buổi họp báo chính thức công bố vụ án mất trộm 6 khẩu súng K54 và 6 hộp tiếp đạn (trong mỗi hộp tiếp đạn có 4-5 viên đạn) tại trại giam Thanh Phong (thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an, đóng trên địa bàn huyện Nông Cống, Thanh Hóa).
Theo kết quả điều tra bước đầu, do quen biết với chiến sỹ nghĩa vụ (danh tính chưa được công bố) phục vụ có thời hạn trong Phân trại số 1, Trại giam Thanh Phong nên Đỗ Thành Lâm (còn gọi là Lâm saker), (SN 1996, ở xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống) đã biết được sơ hở trong công tác canh gác bảo vệ tài sản của phân trại số 1.
Khoảng 3h30 phút ngày 26/4, Lâm mang theo cưa sắt, kìm cộng lực lẻn vào Phân trại số 1- Trại giam Thanh Phong phá khóa kho vũ khí của phân trại. Phát hiện có 12 khẩu súng (10 khẩu K54, 2 khẩu K59) để trên bàn, Lâm lấy đi 6 súng ngắn K54 kèm theo 6 hộp tiếp đạn để trong bao súng rồi đem đi cất giấu.
Tang vật vụ án
Sáng 26/4, Lâm hẹn gặp Lê Văn Long (tức Long Mão), (SN 1989, ở xã Minh Thọ, huyện Nông Cống) gửi chiếc cặp đựng 4 khẩu súng, 4 hộp tiếp đạn. Sau đó, Long đem về nhà cất giữ và đến 19h30 cùng ngày, Long đã nhờ Nguyễn Thị Thanh Lam (là bạn gái của Long) đem về nhà riêng ở xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống cất giấu.
Khi trốn khỏi địa phương, Lâm mang theo 2 khẩu súng đi tìm người tiêu thụ. Đến 16h ngày 29/4, lực lượng cảnh sát đã bắt giữ được Lâm khi đang lẩn trốn tại Từ Sơn- Bắc Ninh, thu giữ 1 khẩu súng K54 và 1 hộp tiếp đạn có 7 viên đạn. Mở rộng điều tra, công an tiếp tục thu giữ tiếp khẩu súng Lâm giấu tại nhà 1 người quen ở thị trấn Đồng Đăng- tỉnh Lạng Sơn.
Tại buổi họp báo, Thiếu tướng Trịnh Xuyên, giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (TC VIII), lãnh đạo công an tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp đến hiện trường, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác lập chuyên án truy xét, huy động các trinh sát, điều tra viên tinh nhuệ, có nhiều kinh nghiệm trong điều tra án trộm cắp, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục VIII triển khai lực lượng vây bắt đối tượng và thu hồi tang vật".
Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa
"Do sáng nay mới đưa được đối tượng Lâm về nên bước đầu chưa khai thác được có việc cấu kết giữa y và đối tượng là lính nghĩa vụ trong trại giam hay không. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra, lấy lời khai. Bước đầu chỉ biết giữa các đối tượng có quen biết nhau. Hiện đối tượng là lính nghĩa vụ tại trại giam Thanh Phong đã bị tước danh hiệu" - ông Xuyên nói.
Nhận định về vụ án này, ông Lê Trọng Dinh, Phó Cục trưởng Cục C54, Tổng cục VIII khẳng định: "Đây là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và thực sự hy hữu từ khi thành lập ngành. Sau vụ án mới biết nhu cầu sử dụng hàng nóng ở ngoài rất cao. Ngay khi khai thác ban đầu các đối tượng cũng cho rằng do nhu cầu. Tuy nhiên, các chiến sĩ điều tra cũng đã rất quyết tâm và cố gắng nên cũng đã nhanh chóng phá được chuyên án".
Hiện vụ việc vẫn đang được công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra và xử lý.
Theo Dantri
CATP bám sát các tiêu chí "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014" Hôm qua 23-4, Thiếu tướng Đinh Văn Toản - Phó Giám đốc CATP Hà Nội nhấn mạnh yêu cầu này đối với lực lượng Cảnh sát trật tự. Nhờ các biện pháp cụ thể, quyết liệt, nhiều tuyến phố trở nên thông thoáng Đồng chí Phó Giám đốc CATP đánh giá, tình hình TTĐT địa bàn thành phố thời gian qua đã có...