Người cận kề bệnh nhân Covid-19 phút tử biệt
Công viêc cua nhưng linh mục câu nguyên cho bênh nhân Covid-19 hấp hối chât chưa buôn đau va thach thưc, nhưng không vi thê ma ho bo cuôc.
Tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, trọng trách an ủi và cầu nguyện cùng những bệnh nhân không có người nhà bên cạnh thuộc về các linh mục – những người đang chịu áp lực lớn trước số người chết gia tăng kỷ lục.
Từ ngày 11 đến 17/1, Trung tâm Y tế Holy Cross, Los Angeles, ghi nhận 12 người chết do Covid-19. Chỉ trong vòng 45 phút bước sang tuần mới đã thêm 3 ca tử vong.
11 tháng qua, ngày nào linh mục Kevin Deegan cũng mặc đồ bảo hộ, ngồi bên các bệnh nhân, nắm tay họ, vuốt nhẹ vầng trán, cất lời cầu nguyện và giúp họ đẩy lùi sợ hãi.
Người nhà bệnh nhân không thể đến viện sẽ được kết nối qua iPad. Linh mục Deegan kể lại kỷ niệm với nữ bệnh nhân Leticia và con trai bà, anh Jayson Lim. Nhìn thấy hình ảnh bà Leticia qua màn hình, anh Lim nghẹn ngào cất tiếng gọi mẹ, ôm mặt khóc nức nở, rồi cả ba người cùng cầu nguyện.
Linh mục Kevin Deegan đang cầu nguyện cho một bệnh nhân Covid-19. Ảnh: AP News.
Linh mục Deegan, người từng phục vụ nhiều bệnh nhân nặng, không còn xa lạ với những cuộc sinh ly tử biệt. Tuy nhiên, thảm kịch Covid-19 là điều linh mục Deegan và các linh mục khác chưa từng trải qua. Tính đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng hơn 400.000 người tại Mỹ.
Video đang HOT
Holy Cross tiếp nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 đến nỗi số nhân viên y tế trong các phòng chăm sóc đặc biệt phải tăng gấp đôi. Nhiều bệnh nhân đành phải chuyển đến các khu chăm sóc ngoại trú và phục hồi. Thậm chí, hành lang cũng được tận dụng làm phòng bệnh. Linh mục Deegan cho rằng mình sẽ nhiễm nCoV một ngày nào đó bởi số lượng bệnh nhân đổ đến viện. May mắn thay, ông vẫn khỏe mạnh và vừa được tiêm phòng Covid-19 mũi thứ hai.
Bên cạnh các bác sĩ và y tá, những linh mục như Deegan phải thay nhau làm 24/7. Họ đã chứng kiến vô số cuộc chia ly nghẹn ngào. Anne Dauchy, một mục sư khác, nhớ lại lần cầu nguyện cho một bệnh nhân sắp qua đời trong tiếng khóc và những lời yêu thương của người nhà cất lên qua chiếc iPad: “Con yêu mẹ rất nhiều. Cảm ơn mẹ vì tất cả”, những đứa con đau khổ nói lời vĩnh biệt.
Mục sư Dauchy chia sẻ: “Chúng tôi cố định nghĩa phép màu là gì. Nó có thể là người bệnh được sống thêm một ngày hoặc tỉnh dậy sau cơn mê. Trong trường hợp này, phép màu đã đến để bà ấy được yên nghỉ, không phải chịu đựng thêm bất cứ điều gì nữa”.
Khi được hỏi về cách ông và cộng sự vượt qua những tổn thương tinh thần, linh mục Deegan trả lời không thể nhớ rõ. Tuy nhiên, khi chứng kiến các nhân viên y tế mạo hiểm tính mạng vì người khác, ông cảm thấy cần sát cánh cùng họ và làm chỗ dựa tinh thần cho những người đau ốm.
Đảm nhận công việc này, các linh mục tuyên úy đôi khi trở thành mục tiêu công kích, trút giận của người nhà bệnh nhân. Monica Pantoja, một nhân viên tại phòng chăm sóc tích cực, cho rằng nhiều người đã quá giận dữ mà không hiểu rằng các tuyên úy đã nỗ lực hết sức mình. Pantoja chia sẻ:”Tôi nghĩ những lời cầu nguyện của họ có ý nghĩa vô cùng lớn”.
Trên nền bức tranh ảm đạm, vẫn còn đó những niềm vui nhỏ. Trong một lần cầu nguyện, linh mục Deegan khuyến khích người nhà bệnh nhân nói chuyện qua mạng để người bệnh cùng nghe. Khi người con hô to “con chào mẹ”, người phụ nữ đang thở máy bỗng choàng tỉnh, mở to mắt, nhấc đầu lên khe khẽ. “Đó có phải cậu Marvin không thưa bà?”, Deegan hỏi và bà gật đầu.
Sau đó, khi linh mục ra khỏi bệnh viện, đứng trước ông là anh Jayson Lim, con trai bà Leticia. Anh Lim cảm ơn linh mục vì mẹ anh vẫn sống và nỗ lực chiến đấu với căn bệnh. Anh nói: “Dù đau đớn, tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi được cầu nguyện cùng mẹ và linh mục. Cảm ơn ông. Chúa phù hộ cho ông”, Lim nói.
Trước những lời đó, linh mục Deegan đã khóc. Lau đi những giọt nước mắt, ông ngừng một lúc để ngẫm lại lý tưởng đã giúp ông kiên cường gắn bó với công việc tới ngày hôm nay.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan nhận tù 8 tháng tù giam
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan, 89 tuổi, bị tuyên án 8 tháng tù giam và cho hưởng án treo 2 năm với cáo buộc xúc phạm danh dự người đã khuất là cố linh mục Cho Chul-hyun.
Cựu Tổng thống Chun Doo-hwan (giữa) vẫn phủ nhận mọi sự liên quan trực tiếp đến việc trấn áp cuộc biểu tình năm 1980. (Nguồn: EPA-EFE)
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 30/11, Tòa án thành phố Gwangju (Hàn Quốc) đã tuyên án cựu Tổng thống nước này Chun Doo-hwan 8 tháng tù giam và cho hưởng án treo 2 năm.
Tòa tuyên bố đã xảy ra vụ quân đội nổ súng vào người dân trong Phong trào Vận động dân chủ Gwangju 18/5/1980 diễn ra ở thành phố trên và bị cáo đã cố ý xúc phạm danh dự người đã khuất.
Viện Công tố Hàn Quốc đã khởi tố ông Chun Doo-hwan, 89 tuổi, với cáo buộc xúc phạm danh dự người đã khuất là cố linh mục Cho Chul-hyun .
Linh mục Cho Chul-hyun từng làm chứng về việc từ trên trực thăng, binh lính đã nổ súng vào người dân trong phong trào trên.
Trong quyển hồi ký phát hành vào năm 2017, cựu Tổng thống Chun Doo-hwan quy kết cố linh mục Cho Chul-hyun là "kẻ nói dối," khẳng định không có chuyện trực thăng của quân đội tấn công người dân trong phong trào này.
Hội đồng xét xử nhận định vụ việc trực thăng 500MD và trực thăng UH-1H của quân đội nổ súng tại trung tâm thành phố Gwangju lần lượt vào ngày 21/5 và 27/5/1980 đã được chứng thực đầy đủ và cố linh mục Cho Chul-hyun đã chứng kiến vụ nổ súng ngày 21/5.
Xét trên cương vị của bị cáo khi đó cũng như những hành động của bị cáo trong thời gian diễn ra phong trào Gwangju, tòa nhận định bị cáo đã có thể nhận thức về các vụ nổ súng này.
Ngoài cố linh mục Cho Chul-hyun, trong số 16 nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ nổ súng, lời khai của 8 người đã được xác định là có thể tin tưởng.
Trong suốt thời gian diễn ra vụ kiện, cựu Tổng thống Chun Doo-hwan đã không hề tỏ ra hối lỗi hay xin lỗi người dân, làm mất đi ý nghĩa của việc đặc xá. Ông còn xuất bản cuốn hồi ký nhằm hợp lý hóa hành động của bản thân, chỉ trích nạn nhân.
Tuy nhiên, đây không phải là vụ kiện về bản thân phong trào Gwangju, mà về việc bị cáo đã xâm hại lợi ích của nạn nhân. Tòa đã cho bị cáo hưởng án treo 2 năm.
Khi còn giữ chức Tư lệnh An ninh hồi năm 1979, ông Chun Doo-hwan đã dẫn đầu cuộc đảo chính quân sự ngày 12/12, lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Ngay sau đó, ông đã ban bố tình trạng giới nghiêm. Đến tháng 5/1980, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự mới nổ ra trên cả nước.
Tại thành phố Gwangju, biểu tình hòa bình đã biến thành xung đột giữa quân đội và người dân, gây thương vong lớn về người.
Trong vai trò là quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, ông Chun Doo-hwan đã trấn áp những người dân và sinh viên tham gia Phong trào Vận động dân chủ Gwangju, sau đó tiến hành cuộc bầu cử gián tiếp trong cùng năm.
Ông trở thành Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980 cho tới hết tháng 2/1988./.
Truyện cười: Là ăn cướp chứ còn sao nữa! Chồng bàn với vợ: - Anh đặt lên bàn ba thứ để xem con mình sẽ lấy thứ gì. Nếu nó lấy tờ 100 USD, tương lai nó sẽ là nhà tài chính. Nếu lấy cây viết, nó sẽ là nhà văn, còn nếu cầm quyển kinh thì nó sẽ làm linh mục. Lát sau, cậu con vào phòng vớ cả ba thứ...