Người cắn chết rắn nguy hiểm nhất thế giới
“Nạn nhân” là con rắn cạp nong màu xanh biển, bị cắn chết trong lúc tìm kiếm nơi trú ẩn trên giường của một người đàn ông ở miền trung Ấn Độ.
Ông Rai Singh, sống tại bang Chhattisgarh, Ấn Độ, nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình địa phương: “Lúc 9 giờ tối, trong khi chuẩn bị lên giường ngủ, tôi nhìn thấy một con rắn đang trườn về phía mình. Tôi đã dùng gậy để xua đuổi nhưng vẫn nó lao vào tấn công. Tôi đành phải cắn chết nó”.
Một hàng xóm của Singh sau đó đã mô tả vụ việc là “đáng kinh ngạc” và cho rằng ông đã “rất may mắn mới có thể sống sót, vì rắn cạp nong rất độc”. Đây là một trong 4 loài rắn độc gây ra phần lớn các vụ tấn công chết người ở Ấn Độ, nơi có khoảng 50.000 người chết vì bị rắn độc cắn mỗi năm.
Rắn cạp nong là một trong 6 loại rắn nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: TurtleHurtled
Rắn cạp nong thường trườn vào nhà dân vào mỗi đêm trong suốt mùa mưa để tìm nơi trú ẩn khô ráo. Vết cắn của chúng thường không gây đau đớn và nạn nhân sẽ không nhận ra mình vừa bị cắn trong lúc ngủ. Tuy nhiên, 80 % người bị rắn cạp nong cắn đều không qua khỏi.
Video đang HOT
Đã có hàng loạt vụ tấn công liên quan tới rắn ở Ấn Độ trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, theo Pooja Bhale, một chuyên gia của nhóm giải cứu và bảo vệ rắn Protecterra Ecological Foundation, loài động vật này thường chỉ tấn công con người khi bị đe dọa hoặc dồn vào đường cùng.
“Rắn là sinh vật dễ bị hiểu nhầm và trở thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết và kiến thức nhất. Mọi người thường hoảng loạn mà không quan tâm xem nó có độc hay không”, bà nói với Telegraph.
“Nếu con người hành động thận trọng và đánh lạc hướng chú ý của chúng, họ có thể tự cứu chính mình và những con rắn”, bà nói thêm.
Theo zing
Gaza lún sâu vào khủng hoảng nhân đạo
Những nơi trú ẩn tạm thời của Liên Hợp Quốc cho người dân Palestine hiện hiện đã rơi vào tình trạng quá tải.
Dải Gaza đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng chưa từng có. Hàng chục ngàn người dân thường vô tội, đặc biệt là trẻ em đang hàng ngày trở thành nạn nhân trực tiếp của làn sóng bạo lực đẫm máu và các cuộc đối đầu quân sự căng thẳng.
Chịu hậu quả nặng nề nhất sau các vụ đụng độ vẫn chỉ là người dân vô tội (Ảnh: AP)
Theo thống kê mới nhất, tính đến sáng 21/7, chiến dịch tấn công trả đũa mang tên "Bảo vệ biên giới" của Israel nhằm vào Dải Gaza đã khiến 476 người Palestine thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Riêng trong sáng nay, đã có 34 người chết trong một cuộc không kích của Israel vào vùng lãnh thổ này. Cơ quan y tế tại Dải Gaza cho biết, thương vong chủ yếu xảy ra đối với người già, phụ nữ và trẻ em.
Hình ảnh la liệt những thi thể phụ nữ, trẻ em chết trên đường phố, trẻ em bị thương trong bệnh viện dường như đã trở thành câu chuyện thường nhật trên dải Gaza trong suốt hơn 10 ngày qua. Các cuộc giao tranh khốc liệt đang dần cướp đi tương lai của hầu hết trẻ em trên mảnh đất này.
Một người dân tại Dải Gaza cho biết: "Đạn pháo rơi xuống những ngôi nhà, họ giết trẻ em và phụ nữ. Ở đây không còn ai cả. Chẳng khác nào một cuộc thảm sát. Một cuộc thảm sát tại Shejaiya".
Quân đội Israel tiếp tục mở rộng các đợt tấn công cả trên không lẫn trên bộ, khiến tình hình tại Dải Gaza ngày càng xấu đi xét về cả khía cạnh nhân đạo và y tế.
Bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thuốc men, đội ngũ y bác sĩ và thiết bị y tế để chữa trị cho những người bị thương bởi con số thương vong ở Dải Gaza tăng vọt kể từ khi Israel phát động chiến dịch quân sự nhằm vào khu vực này.
Ông Ashraf al-Qidra, người phát ngôn Bộ Y tế Palestine cho biết: "Chúng tôi vừa công bố báo động đỏ tại khắp các bệnh viện trên Dải Gaza và họ đã thông báo tình hình cho giới chức trách. Các quan chức cần có trách nhiệm bởi tình hình y tế hiện nay đã bước vào giai đoạn thảm họa, đặc biệt là đối với các khoa phẫu thuật hay các khoa chăm sóc tích cực".
Đạn pháo dữ dội từ các cuộc giao tranh cũng gây cản trở lớn tới công việc của đội ngũ y tế trong việc trợ giúp những người bị thương. Các nhân viên y tế làm việc trong môi trường hiểm nguy, trong khi các xe cứu thương cũng gặp nhiều cản trở khi tiếp cận những khu vực có người chết và người bị thương.
Ông Bashar Murad, một quan chức thuộc Hội trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết: "Nhóm cứu thương của Hội trăng lưỡi liềm đỏ Palestine có kế hoạch để ứng phó với thảm họa, đặc biệt là chiến tranh, nơi mà điều kiện làm việc tồi tệ nhất. Chúng tôi đối mặt với nhiều khó khăn khi tiếp cận những khu vực biên giới hay những khu vực có chiến sự".
Thảm họa nhân đạo ngày càng khoét sâu vào Dải Gaza khi những trận mưa bom bão đạn tàn phá nghiêm trọng nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng nơi đây, đẩy hàng chục nghìn người dân trên dải đất nghèo khó này lâm vào cảnh không chốn nương thân, không còn nơi nào an toàn để trú ẩn. Những nơi trú ẩn tạm thời của Liên Hợp Quốc hiện cũng đang trong tình trạng chật chội và quá tải.
Có lẽ, dù cho cuộc đối đầu quân sự ở Dải Gaza có kết thúc như thế nào đi chăng nữa thì hơn ai hết, những người phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất vẫn là những dân thường vô tội. Tình hình cấp bách hiện nay buộc các bên giao tranh cần sớm tìm ra một giải pháp lâu dài giúp giảm leo thang căng thẳng, giải quyết các vấn đề cốt lõi của xung đột, đem lại hòa bình và yên ổn cho người dân.
Theo VOV
Ukraine không kích tòa nhà chính quyền Lugansk làm 5 người thiệt mạng Ngay 2-6, Không quân Ukraine đa không kich vao toa nha chinh quyên thanh phô miên đông Lugansk, lam it nhất năm người thiệt mạng và nhiều người khac bị thương. Theo phong viên RIA Novosti co măt tai hiên trương, một ngọn lửa lơn đa bung phat trong toa nha tru sơ chinh quyên sau khi các may bay chiên đâu cua...