Người cách ly tập trung sẽ được hỗ trợ thế nào trong 14 ngày?
Từ ngày 29/3, người cách ly được hỗ trợ 80.000 đồng tiền ăn/ngày. Họ được phát miễn phí khẩu trang, nước rửa tay, khăn mặt, xà phòng, nước uống với tổng chi phí 40.000 đồng/ngày.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37 (có hiệu lực từ ngày 29/3) về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19. Nghị quyết nhằm quy định các mức hỗ trợ đối với người cách ly tại cơ sở y tế hoặc cơ sở tập trung (gồm cả người Việt Nam và nước ngoài) và người tham gia phòng, chống dịch.
Mức hỗ trợ tiền ăn cho người cách ly y tế là 80.000 đồng/ngày, địa phương nào đã hỗ trợ tiền ăn khác mức 80.000 đồng/ngày trước ngày 29/3 thì thanh quyết toán theo số đã chi. Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép quyết định mức hỗ trợ cao hơn.
Trường hợp người bị cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn theo nhu cầu (nếu có), thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm. Việc yêu cầu cung cấp bữa ăn riêng của người bị cách ly phải phù hợp với điều kiện của cơ sở thực hiện cách ly y tế.
Người cách ly được cấp miễn phí nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu với tổng chi phí là 40.000 đồng/ngày.
Người cách ly tập trung sẽ được hưởng 80.000 đồng tiền ăn cùng với 40.000 đồng phụ phí mỗi ngày. Ảnh: Phạm Thắng.
Về chi trả chi phí khám, chữa bệnh khác, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế.
Người không có thẻ bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước chi trả; người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, điều trị.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ngày đối với người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…
Video đang HOT
Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước… được phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/ngày.
Người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung; người tham gia cưỡng chế cách ly y tế; người phiên dịch, đội cấp cứu 115… được phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/ngày. Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/phiên trực và phụ cấp thường trực 24/24 giờ là 130.000 đồng/ngày.
Cán bộ y tế, quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung; người bảo vệ khu vực cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly… được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày.
Cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch được hỗ trợ 130.000 đồng/ngày. Cộng tác viên, tình nguyện viên tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày.
Nhóm sinh viên ở TPHCM chế tạo robot đo nhịp tim, huyết áp, cấp phát thuốc, thanh toán điện tử... giúp giảm tải bệnh viện trong bão Covid-19
Trong bối cảnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, việc càng hạn chế tiếp xúc giữa người với người sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan thì những robot y tế đa năng này có tác dụng rất lớn.
Robot đa năng với trọng lượng 40 kg di chuyển rất nhanh, trơn tru trong Bệnh viện Thủ Đức TPHCM với câu hỏi: "Tôi có thể giúp gì cho bạn?", robot tiếp tân này thường nhận được câu trả lời: "Tôi muốn lấy số/bốc số khám bệnh", và đáp lại ngay lập tức: "Mời bạn quét mã bảo hiểm y tế, bốc số và nhận số tự động tại quầy". Sau khi "đọc" xong thẻ bảo hiểm, robot tiếp tân sẽ cấp ngay số khám bệnh cho bệnh nhân.
Robot y tế trên cũng có thể thay chuyên viên y tế như cấp phát thuốc cho bệnh nhân, đo nhịp tim, huyết áp cho bệnh nhân, và hơn nữa là chuyển các mẫu thử, mẫu bệnh phẩm vào những phòng con người cần tránh tiếp xúc hay đi qua lại giữa các phòng chụp X-ray , phòng cách ly...
Chủ nhân của những robot y tế đa năng này là nhóm sinh viên năm thứ 4 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Nguyễn Đào Xuân Hải và Lương Hữu Thành Nam nghiên cứu và chế tạo ra. Người hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng Khoa Cơ khí Chế tạo máy của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Nguyễn Đào Xuân Hải, thành viên của nhóm chế tạo robot y tế đa năng
Robot y tế đa năng thay thế y tá, ví thanh toán điện tử... để giảm tiếp xúc người người
Trước tình trạng quá tải của nhiều bệnh viện, hai sinh viên năm thứ 4 của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - Xuân Hải và Thành Nam, đã chế tạo ra robot y tế đa năng để làm các việc thay thế y tá, người hướng dẫn trong bệnh viện, nhân viên tài vụ.... Robot này có thể giúp các bác sĩ khám chữa bệnh từ xa mà không cần gặp gỡ bệnh nhân.
Trong bối cảnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, việc càng hạn chế tiếp xúc giữa người với người sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan thì những robot y tế đa năng này có tác dụng rất lớn. Cụ thể, robot này nặng 40 kg này có thể:
- Robot có thể thay thế người để vận chuyển các bệnh phẩm và thức ăn để phòng chống phần nào việc truyền nhiễm và giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm chéo. "Bạn này" khi phối hợp với bệnh viện để có thể cung cấp các thông tin của bệnh viện trong tuần hoặc trong ngày, như bữa ăn căn tin, tình trạng cách ly hoặc chỉ đường, khu vực khám chữa bệnh.
- Bên cạnh đó, robot có thể di chuyển theo bản đồ mà bệnh viên đã cài vào phần mềm của robot.
- Robot có thể hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu, đo các thông số cơ bản của bệnh nhân như huyết áp nhịp tim mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp bằng thiết bị không dây.
- Robot có thể phối hợp với các dữ liệu bệnh viện để tiến hành bốc số chờ tới lượt khám bệnh hoặc thanh toán viện phí thông qua ví điện tử.
- Bác sĩ bận công tác từ xa có thể nhận được thông tin từ robot để tư vấn khám bệnh và "video call trực tiếp với người bệnh để trao đổi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời có thể biết được tình trạng sức khỏe bệnh nhân thông qua thiết bị đo không dây gắn liền với robot.
Robot đo nhịp tim và huyết áp.
Kỳ vọng robot sẽ được sử dụng trong các khu vực dễ lây nhiễm, khu cách ly tại các bệnh viện, cơ sở y tế
Robot của nhóm Xuân Hải và Thành Nam đã được thử nghiệm tại bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quận Thủ đức và trạm y tế trường ĐH sư phạm kỹ thuật tp HCM.
Màn hình robot hiển thị một số tính năng.
"Nhóm hi vọng robot sẽ được chạy thử nghiệm và hoạt động ở các khu vực nhạy cảm trong bệnh viện, đặc biệt là khu vực cách ly để có thể hạn chế phần nào việc lây truyền dịch bệnh giữa người với người ở nhiều bệnh viện. Nhóm cũng mong muốn robot được sử dụng không chỉ ở khu vực TPHCM mà ở những vùng sâu vùng xa, nơi mà sự hỗ trợ con người còn bị hạn chế như đúng chức năng robot được tạo ra", Nguyễn Đào Xuân Hải chia sẻ.
Người bệnh thanh toán viện phí qua robot tại Bệnh viện Thủ Đức TPHCM
Thành Nam và Xuân Hải đều có chung một chí hướng đó là tiếp tục nâng cấp các tính năng của robot, đồng thời đi sâu vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hình ảnh, kết hợp với đánh giá các chỉ số sức khỏe để có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Thế Trần/Ảnh: Thành Hoa
Cấp thuốc tối thiểu 2 tháng cho người bệnh điều trị ngoại trú Bảo hiểm Xã hội Tp. Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn về việc cấp thuốc điều trị ngoại trú đối với người mắc các bệnh mạn tính. Để tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 đối với người bệnh, người cao tuổi, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội vừa đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở khám bệnh,...