Người Brazil tiếp tục biểu tình phản đối tổng thống Dilma Rousseff
Hàng chục ngàn người Brazil đã đổ ra đường tại nhiều thành phố yêu cầu buộc tội Tổng thống Dilma Rousseff vì những bê bối tham nhũng cũng như tình trạng suy thoái kinh tế.
Người biểu tình phản đối tổng thống Dilma Rousseff tại thủ đô Brasilia hôm 12.4 – Ảnh: Reuters
Những cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra sau bê bối tham nhũng rúng động tại tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras, cùng với đó là những khó khăn về kinh tế, đồng tiền mất giá và xung đột chính trị tại quốc gia Nam Mỹ, theo hãng tin Al Jazeera ngày 13.4.
Có khoảng 25.000 người tham gia xuống đường tại thủ đô Brasilia ngày 12.4 trong khi đó lượng người biểu tình tại hai thành phố lớn là Rio de Janeiro và Sao Paulo ít hơn dự kiến.
Một doanh nhân tham gia cuộc biểu tình nói: “Chúng tôi muốn bất kỳ điều gì, trừ bà Dilma”. Al Jazeera dẫn một khảo sát mới đây cho biết có 63 % người dân Brazil muốn bà Rousseff bị buộc tội và từ chức.
“Bà ấy sẽ ở lại cho tới cuối nhiệm kỳ của mình. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi muốn nói rằng chúng tôi không hạnh phúc. Chúng tôi không hạnh phúc với chính phủ”, Al Jazeera dẫn lời một người biểu tình.
Người dân biểu tình tại Brazil hôm 12.4 phản đối tổng thống Rousseff – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hàng chục quan chức, trong đó có cả lãnh đạo phụ trách tài chính của đảng Công nhân cầm quyền bị bắt giữ cũng như bị điều tra về cáo buộc tham nhũng hàng triệu USD tại tập đoàn Petrobras.
Giới chức cáo buộc nhiều công ty xây dựng lớn tại Brazil đã hối lộ các chính trị gia và quan chức chính phủ để bảo đảm cho hợp đồng 23 tỉ USD với tập đoàn Petrobras. Vào tháng 3, tòa án tối cao Brazil đã phê chuẩn cuộc điều tra đối với 54 người vì cáo buộc tham nhũng liên quan đến bê bối trên. Mặc dù tổng thống Rousseff không bị điều tra nhưng hầu hết người biểu tình đều muốn bà phải bị buộc tội, theo đài RT.
Đây là cuộc biểu tình thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng qua tại Brazil. Hôm 15.3, hơn 1,7 triệu người đã tụ tập tại các thành phố trên cả nước để phản đối tổng thống Dilma Rousseff.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Cảnh sát bắn chết người da màu bị buộc tội giết người
Michael Thomas Slager, cảnh sát bắn chết người đàn ông da màu tên Walter Scott đang đối mặt với tội danh giết người, AP dẫn quyết định từ quan chức Mỹ.
Cựu nhân viên cảnh sát Michael Slager đối mặt bản án giết người - Ảnh: Reuters
Thị trưởng Keith Summey của thành phố North Charleston trong tuyên bố cáo buộc Michael Slager cho rằng việc viên cảnh cảnh sát tuần hành này bắn người là "một quyết định tồi tệ", theo AP ngày 7.4.
Trước đó đoạn video ghi lại trường hợp một cảnh sát bắn chết người đàn ông da màu khiến cư dân mạng xôn xao. Các quan chức sau đó xác định Michael Slager là người nổ 8 phát súng vào ông Walter Scott Lamer, một người da màu 50 tuổi.
Không thể chối cãi
Washington Post ngày 7.4 cho biết "rất hiếm khi các nhân viên an ninh bị cáo buộc hình sự sau khi bắn người". Đây là trường hợp đặc biệt hơn vì đoạn video đã tố cáo gần như đầy đủ những gì đã xảy ra.
Theo đó đoạn băng ghi lại cảnh Slager bắn vào Walter Scott trong lúc người đàn ông da màu bỏ chạy. Trên tay ông không có vũ khí, khác với lời Slager khai trước đó rằng hai người có giằng co và ông Walter Scott đã giật roi điện.
"Đây không phải lúc để tin vào lời nói của các sĩ quan nữa. Tất cả đều tin vào những gì họ thấy trong trường hợp này",Washington Post dẫn lời luật sư Chris Stewart của gia đình nạn nhân nói.
Các quan chức hôm 7.4 cũng thừa nhận đoạn video do người dân cung cấp là bước ngoặt trong vụ án này và xin lỗi người bị nạn.
Thị trưởng Keith Summey nói: "Khi bạn sai có nghĩa là bạn đã sai. Nếu bạn đưa ra một quyết định tồi tệ, không quan tâm nếu bạn được ai che chở... bạn phải sống với quyết định của mình".
Dấu hỏi lớn cho South Carolina
Michael Slager đã bị sa thải và bị bắt giữ. Tuy nhiên trên thực tế, vụ Walter Scott đang đánh động hàng loạt trường hợp diễn ra tại South Carolina.
"Những gì đã xảy ra ngày hôm nay không phản ánh tất cả", AP dẫn lời luật sư Stewart nói trong cuộc họp báo.
"Nếu không có đoạn video được người dân ghi lại thì sẽ ra sao đây?", ông Stewart nghi ngờ phản ứng của cảnh sát, cho rằng họ chỉ nhận tội khi bị ghi hình, theo AP.
Đoạn video là bằng chứng quan trọng buộc cơ quan chức năng phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những vụ nổ súng - Ảnh: Reuters
Đây là vụ cảnh sát bắn người thứ 11 tại South Carolina chỉ trong 4 tháng đầu năm tính đến nay, Washington Post dẫn lời Thom Berry, phát ngôn viên cơ quan thực thi pháp luật của bang South Carolina.
Ông Thom Berry cho biết những vụ trước đó "vẫn còn nằm trong quá trình điều tra", từ chối tiết lộ nguồn video.
Mặc dù các sĩ quan bắn chết hàng trăm người mỗi năm, có rất ít trường hợp bị cáo buộc hình sự. Những đoạn băng ghi lại bằng chứng như trên đang là yếu tố then chốt cho các công tố viên báo cuộc người nổ súng, Washington Post dẫn lời các chuyên gia cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc chính thức buộc tội Chu Vĩnh Khang tham nhũng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Trung Quốc ngày 3/4 cho biết đã hoàn tất việc điều tra cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang với cáo buộc tham nhũng và làm lộ bí mật nhà nước. Hồ sơ vụ án được chuyển cho tòa án xét xử. Chu Vĩnh Khang từng là lãnh đạo toàn bộ hệ...