‘Người bỏ 32 tỉ mua biển số 51K-888.88 đang liên hệ tìm hiểu thủ tục’
Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an, tại phiên đấu giá đầu tiên có 11 biển số được đấu giá thành công, trong đó có biển số 51K-888.88 được “chốt” mức giá hơn 32 tỉ đồng.
Người trúng biển ngũ quý 8 này đang liên hệ Cục CSGT để tìm hiểu các bước tiếp theo.
Chiều 2.10, tại buổi họp báo thông tin tình hình kết quả công tác công an quý 3, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, đã trả lời câu hỏi của đại diện các cơ quan báo chí liên quan đến công tác đấu giá biển số xe ô tô.
Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, trả lời câu hỏi của phóng viên tại họp báo chiều 2.10. Ảnh KHẮC HIẾU
Theo thiếu tướng Đức, công tác đấu giá biển số xe đến nay cơ bản đã thành công. Từ ngày 15 – 30.9, có 493 biển số đã được đấu giá, dự thu cho ngân sách hơn 214 tỉ đồng. Đến nay, có 76 người đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nộp 16,8 tỉ đồng, 3 khách hàng đã đăng ký biển số.
Trường hợp nào phải đổi cà vẹt xe, biển số định danh?
Liên quan phiên đấu giá đầu tiên ngày 15.9, thiếu tướng Đức cho biết, có 11 biển số được đấu giá thành công, trong đó có biển số 51K-888.88 trúng đấu giá hơn 32 tỉ đồng. 5 người đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, 6 người còn lại, trong đó có vị khách trúng đấu giá biển số ngũ quý 8, đang liên hệ Cục CSGT để tìm hiểu các bước tiếp theo.
Thiếu tướng Đức cho hay, đối với trường hợp khách hàng bỏ cọc đã có pháp lý quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm tại Nghị quyết 73/2022, Nghị định 39/2023 và trong biên bản trúng đấu giá khách hàng đã ký. Việc người dân tham gia đấu giá, trúng đấu giá và ký vào biên bản trúng đấu giá là một hợp đồng dân sự và người ký phải có ý thức thượng tôn pháp luật.
Nghị quyết 73/2022 và Nghị định 39/2023 không cấm người trúng đấu giá bỏ cọc. Trường hợp bỏ cọc, biển số sẽ được đưa về kho để tiếp tục đấu giá lại, người trúng đấu giá sẽ mất 40 triệu đồng tiền đặt cọc.
Phiên đấu giá biển số xe đầu tiên dự kiến tổ chức từ 15 - 20.8
Lãnh đạo Cục CSGT - Bộ Công an cho biết phiên đấu giá biển số xe ô tô đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 15 - 20.8.Người TP.HCM có thể đấu giá biển số xe ở Hà Nội
Thông tin trên được thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT (C08) - Bộ Công an, đưa ra tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2023, diễn ra ngày 30.6.
Theo thiếu tướng Đức, từ ngày 1.7, Nghị quyết 73 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô bắt đầu có hiệu lực. Công tác đăng ký và quản lý xe sẽ "bước sang một trang mới", đó là thực hiện đăng ký xe đối với trường hợp đấu giá và đăng ký xe theo mã định danh công dân.
Buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2023, ngày 30.6
TRẦN CƯỜNG
Về việc đấu giá biển số xe ô tô, người dân có thể tham gia đấu giá ở tất cả các địa phương trên cả nước. Người ở TP.HCM có thể đấu giá biển số xe ở Hà Nội hoặc bất kỳ địa phương nào, và ngược lại. Khi trúng đấu giá, người dân mang xe ra điểm đăng ký xe ở nơi thường trú là có thể hoàn tất đăng ký, gắn biển số.
Ngoài đấu giá, người dân cũng có thể đăng ký, bấm biển tại nơi thường trú, cư trú. Người dân dù quê ở đâu nhưng chỉ cần có căn cước công dân là có thể đăng ký phương tiện tại địa phương đang cư trú. Toàn bộ quy trình đăng ký được thực hiện trên môi trường điện tử.
Theo ông Đức, C08 cũng tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác đấu giá biển số xe; lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị đấu giá có đủ năng lực và hạ tầng, chuẩn bị biển số của tất cả 63 địa phương để người dân lựa chọn.
C08 dự kiến trong 1 quý sẽ cấp ra khoảng 100.000 biển số và trong 1 phiên đấu giá sẽ có nhiều cuộc đấu giá. Căn cứ mức độ, nhu cầu của người dân, nhu cầu của thị trường... C08 sẽ cùng đơn vị đấu giá tính toán để đưa ra số biển phù hợp để đấu giá.
"Việc đấu giá sẽ được tổ chức công khai và được đăng trên cổng thông tin điện tử quốc gia, cổng thông tin điện tử Bộ Công an và cổng thông tin điện tử C08", ông Đức nói và cho biết phiên đấu giá đầu tiên dự kiến tổ chức từ ngày 15 - 20.8 sắp tới.
Bộ Công an đấu giá biển số xe ô tô: 'Từ đây sang một trang mới'
Nhóm "Năng lượng gốc" tuyên truyền mê tín
Thông tin thêm về Hội thánh đức chúa trời mẹ (HTĐCTM) báo chí phản ánh, đại tá Đinh Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa (A02) Bộ Công an, cho biết Bộ Công an đã nhiều lần cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động cũng như hệ lụy của hội này. Đây là giáo phái chưa được công nhận tại VN, đồng thời hoạt động mang tính tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan; lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân.
"Do bị đấu tranh mạnh nên hoạt động của HTĐCTM cũng đã được khống chế, nhiều người đã tự nguyện bỏ sinh hoạt. Tuy nhiên, thời gian gần đây tại một số địa phương, hoạt động của hội này có dấu hiệu lén lút phục hồi trở lại", đại tá Dũng nói và cho hay Bộ Công an đã đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ có văn bản thông báo HTĐCTM không được phép hoạt động tại VN; đồng thời chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho cấp ủy địa phương đấu tranh ngăn chặn hoạt động tuyên truyền và sinh hoạt của hội này.
"Bộ Công an khuyến cáo người dân cần hết sức tỉnh táo khi tiếp xúc thông tin từ thành viên hội thánh này, tránh việc bị lợi dụng gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội", đại tá Dũng nhấn mạnh.
Bộ Công an nói về tiền ảo Pi: 'Dấu hiệu của hoạt động lôi kéo, đa cấp'
Liên quan đến phản ánh về nhóm "Năng lượng gốc Trống Đồng VN", theo đại tá Dũng, nhóm này do một người tên Lê Văn Phúc lập ra tại Mỹ năm 2016. Phúc tự nhận là người được lựa chọn để kết nối với nguồn "năng lượng gốc" ngoài không gian vũ trụ và đưa nguồn năng lượng này vào cơ thể để nâng cấp tần suất hoạt động của não bộ, kích hoạt các tế bào gốc, giúp thể chất và tinh thần được hoàn thiện. Phúc còn tuyên truyền bệnh tật và các vấn đề khác trong cuộc sống hiện tại là do họa và nghiệp từ kiếp trước.
Tại VN, Phúc mở rộng hoạt động của nhóm để tuyên truyền việc tiếp nhận "năng lượng gốc" có thể chữa bách bệnh. Ngoài ra, Phúc lợi dụng một số giáo lý của các tôn giáo để tuyên truyền những luận điệu mang màu sắc mê tín dị đoan và đã lôi kéo được số lượng lớn người VN tham gia. Bộ Công an đã chỉ đạo xác minh và xử lý các hành vi vi phạm liên quan và xác minh thông tin nhóm "Năng lượng gốc Trống Đồng VN" có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nếu có căn cứ và xác định có hành vi vi phạm sẽ xử lý theo quy định.
Bộ Công an cảnh báo hội 'năng lượng gốc', hấp thụ để chữa bách bệnh
Điều tra vụ "thổi giá" tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Theo thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, đơn vị đang điều tra vụ "thổi giá" thiết bị y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đây là một phần trong loạt vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế, buôn lậu mà Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đang điều tra.
Liên quan đến sai phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục VN, trung tướng Nguyễn Văn Thành, Phó cục trưởng C03, cho biết tháng 2 vừa qua đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục VN. "Chúng tôi đã khởi tố sai phạm liên quan khâu phát hành cũng như giá thành, đồng thời đang mở rộng điều tra để làm rõ sai phạm. Trong đó, tập trung làm rõ phản ánh của dư luận về giá sách giáo khoa hiện cao so với khả năng chi trả của người dân", thiếu tướng Thành nói.
Người đàn ông sẵn sàng chi 2 tỷ đồng đấu giá biển ngũ quý 5 tặng vợ Một người đàn ông ở Thái Nguyên sẵn sàng chi 2 tỷ đồng cho biển số 30K-555.55 và dưới 1,8 tỷ đồng cho biển số 30K- 567.89 tại phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên. Phòng quản lý, giám sát đấu giá biển số ô tô được đặt tại trụ sở Cục CSGT. Sáng 22/8, phiên đấu giá trực tuyến biển...