Người bình thường khó lòng tưởng tượng được nỗi đau mà phụ nữ mang thai phải trải qua
Nỗi đau mà phụ nữ mang thai phải chịu đựng không phải người bình thường nào cũng biết. Vì thế hãy trân trọng và chăm sóc cho họ thật tốt.
Đau lưng
Khi em bé ngày càng lớn lên, áp lực lên xương sống của người phụ nữ càng lớn do phần bụng ngày càng nhô ra. Phụ nữ sẽ phải trải qua cơn đau lưng cho đến lúc sinh con.
Đau chân
Hầu hết bàn chân của người phụ nữ mang thai đều bị sưng, nhất là trong thời điểm cuối của thai kỳ. Người ta gọi là hiện tượng “xuống máu”. Lúc này bà bầu khó di chuyển hơn do bàn chân sưng đau. Một người chồng tâm lý lúc này sẽ giúp vợ mình xoa bóp chân, giúp vợ ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ và thường xuyên có mặt bên cạnh vợ lúc cần.
Video đang HOT
Đau đẻ
Vào thời điểm đứa trẻ được sinh ra, đó sẽ là khoảng thời gian đau đớn nhất đối với phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu khoa học, nỗi đau mà bà bầu sẽ trải qua giống như gãy hơn 20 chiếc xương. Những ông chồng được cùng vợ vào phòng sinh sẽ thấu hiểu được nỗi vất vả mà vợ mình phải trải qua để sinh được một đứa con khỏe mạnh. Thế mới biết người làm mẹ vĩ đại đến nhường nào.
Moon
Theo Sohu/emdep
Khi mang thai, mẹ bầu đừng sợ 4 hiện tượng lạ lùng này mà hãy tập làm quen với nó
Có những hiện tượng lạ lùng chỉ xuất hiện khi mẹ mang thai.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều và bất cứ hiện tượng lạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoảng loạn. Trên thực tế, các cơn đau ở nhiều nơi trên cơ thể phụ nữ mang thai là một phản ứng vật lý rất bình thường và mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
Đau ngực
Khi mang thai, ngực của người mẹ sẽ lớn hơn, nhạy cảm và đau đớn nhưng các mẹ bầu đừng quá lo lắng. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường. Mẹ có thể chọn một chiếc áo ngực với kích cỡ bộ ngực của mình trong thời điểm hiện tại để làm giảm cảm giác đau đớn. Tốt nhất, mẹ nên chọn một chiếc áo ngực mềm, thoáng khí và thoải mái khi mặc.
Đau vùng bụng
Khi thai nhi lớn lên từng ngày, tử cung cũng dần to ra. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng. Điều này thực sự là rất phổ biến. Mẹ nên hỗ trợ nâng đỡ bé bằng đai đỡ bụng để làm giảm áp lực. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng làm bạn không thể chịu được được, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Đau lưng
Trọng lượng cơ thể của bà mẹ tăng lên sau khi mang thai dẫn đến việc đứng và đi bộ trở nên khó khăn. Mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng vì vậy, nếu bạn dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, cơn đau này sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, khi ngồi hay nằm, bạn có thể sử dụng thêm gối hỗ trợ thắt lưng để làm giảm cơn đau lưng hiệu quả.
Phù chân
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ, hầu hết các bà mẹ sẽ bị phù chân. Bàn chân sẽ sưng đau lên và gây khó khăn trong việc đi lại. Nếu phải đi bộ, mẹ cần mang một đôi giày mềm, rộng rãi và thoải mái để làm giảm bớt cơn đau khi di chuyển. Nếu đi giày, bạn nên chọn đôi giày có chất liệu cotton, có khả năng hút ẩm, thấm mồ hôi tốt.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
ể giảm bớt đau lưng khi mang thai Vợ em có thai đến tháng thứ 6 bắt đầu đau lưng. Nhiều khi đau không trở mình được. Có cách nào để giảm bớt đau lưng mà an toàn không? Ngô Thành Hưng (Hà Nam) Đau lưng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Để cải thiện các cơn đau lưng, vợ bạn có thể áp dụng các cách...