Người biểu tình vũ trang chiếm trụ sở công cộng ở Mỹ
Cuộc biểu tình tại bang Oregon của Mỹ để phản đối việc tăng án phạt tù đối với hai cha con nông dân địa phương đã chuyển biến khá phức tạp, theo tờ DirectMatin.
Khu nhà của Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Malheur đã bị chiếm – Ảnh: AFP
Hai nông dân Dwight (73 tuổi) và Steven Hammond (46 tuổi) tính đến nay đã thụ án lần lượt là 3 tháng và 1 năm vì tội gây hỏa hoạn. Tuy nhiên, một thẩm phán của bang Oregon cho rằng phải kéo dài án phạt tù. Hai nông dân nói trên thừa nhận đã đốt cây dại và cỏ khô nhưng chỉ để phòng ngừa cháy rừng lan sang nông trại của họ.
Sau khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa, ngày 3.1, khoảng 100 người đã chiếm khu nhà của Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Malheur ở gần thành phố Burns của bang Oregon.
Nhiều người mang theo vũ khí, trong đó có một số thành viên gia đình của nông dân Cliven Bundy ở bang Nevada, người từng kêu gọi nông dân Mỹ “nổi dậy” chống lại giới chức liên bang vì tranh chấp đất đai.
Lan Chi
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Vụ không tặc bí ẩn nhất lịch sử
45 năm đã trôi qua nhưng truyền kỳ về vụ không tặc táo bạo năm 1971 vẫn tiếp tục làm đau đầu giới điều tra và những người ưa thích chuyện giật gân.
Chiếc Boeing 737 chờ tiếp liệu tại sân bay Seattle-Tacoma - Ảnh: Daily Mail
Đến nay, không ai biết tên thật của hắn là gì nhưng vào ngày 24.11.1971, cả nước Mỹ phải nhắc đến người đàn ông được gọi là D.B.Cooper.
Khi đó, người này đã gây ra vụ không tặc táo bạo nhất lịch sử và biến mất không một dấu vết cùng 200.000 USD (khoảng hơn 1,17 triệu USD theo thời giá hiện nay). Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thậm chí nhất quyết không chịu đóng hồ sơ dù vụ án đã hết thời hiệu hàng chục năm nhưng mọi nỗ lực điều tra đều không mang lại kết quả nào. D.B.Cooper luôn nằm trong danh sách những tên tội phạm lừng danh nhất cũng như danh sách những vụ mất tích bí ẩn nhất.
Vụ cướp "huyền thoại"
Đầu giờ chiều 24.11.1971, một người đàn ông trong bộ vest lịch lãm, tay xách va li đen đến phi trường Portland, bang Oregon mua vé của Hãng hàng không Northwest Orient Airlines cho chuyến 305 đến TP.Seattle, bang Washington. Ông ta đăng ký với tên Dan Cooper (sau này giới truyền thông đưa nhầm là D.B.Cooper và thủ phạm "chết tên" luôn đến nay). Tờ Daily Mail dẫn lại mô tả của các nhân chứng cho biết Cooper khoảng hơn 40 tuổi, cao tầm 1,80 m và gương mặt không có điểm gì đặc biệt.
Đối với tiếp viên Florence Schaffner, đó là một ngày làm việc vô cùng nhẹ nhàng khi chuyến bay chỉ chở 37 khách và mất tầm 30 phút là đến nơi. Tất cả đã thay đổi khi vị khách mặc vest đen đang nhấm nháp rượu cạnh bên chuyển cho cô một tờ giấy nhỏ. Ban đầu, Schaffner cho rằng đây là thư tán tỉnh nên không mở ra mà bỏ vào túi. Vị khách lập tức nghiêng người nói nhỏ bằng giọng lạnh băng: "Cô nên đọc đi, tôi có bom".
Mảnh giấy của Cooper viết: "Trong va li của tôi có bom. Tôi muốn cô im lặng" và hắn mở hé va li để Schaffner thấy 8 vật hình trụ màu đỏ và nhiều dây điện. Sau đó, tên không tặc yêu cầu Schaffner báo với tổ lái đòi hỏi của hắn: 200.000 USD bằng giấy bạc mệnh giá 20 USD không được đánh dấu, 4 chiếc dù và máy bay sau khi đáp xuống phi trường Seattle phải lập tức tiếp nhiên liệu để bay tiếp.
Mọi yêu sách của Cooper nhanh chóng được đáp ứng, nhưng máy bay phải lòng vòng trên trời khoảng 2 tiếng để nhà chức trách phong tỏa phi trường. Trong suốt quá trình này, các hành khách khác chỉ được thông báo là phải hạ cánh trễ hơn lịch trình "vì lý do kỹ thuật", còn Cooper vô cùng bình tĩnh. "Ông ta rất lịch sự, nói chuyện nhã nhặn và không hề tỏ vẻ đe dọa", tiếp viên Tina Mucklow kể lại. Tên không tặc gọi thêm một ly rượu, trả tiền đàng hoàng và thậm chí nói Schaffner giữ tiền thừa.
Khi máy bay đáp xuống phi trường Seattle-Tacoma, Cooper ra lệnh cho phi công lái vào một đường băng bật đèn sáng choang nhưng phải tắt hết đèn trong máy bay để đề phòng bị bắn tỉa. Sau khi nhận được tiền, dù và máy bay tiếp liệu xong, Cooper thả toàn bộ hành khách, tiếp viên Schaffner cùng một người khác rồi lập tức đòi cất cánh với cửa sau mở chốt sẵn. Hắn ta đưa ra chỉ dẫn rất cụ thể cho phi công là bay xuống phía nam về hướng Mexico ở độ cao tối đa 3.000 m và vận tốc tối đa 190 km/giờ. Khi đó, trên máy bay có 2 phi công, tiếp viên Mucklow và kỹ thuật viên H.E.Anderson. Không quân Mỹ cũng nhanh chóng triển khai 2 chiến đấu cơ F-16 kèm sát chiếc Boeing.
Trên máy bay, Cooper bắt đầu buộc tiền quanh người, đeo dù và tiến ra cửa sau. Tuy nhiên, không một ai trong số những người còn lại tận mắt thấy ông ta nhảy ra vì tất cả bị nhốt trong buồng lái. Họ chỉ xác nhận đèn báo hiệu cho thấy có người mở cửa và thả cầu thang xuống khi máy bay đang ở gần Reno, bang Nevada. Phi công 2 chiến đấu cơ cũng không hề nhìn thấy ai nhảy dù vì trời quá tối mà lại có mưa gió lớn. Sau khi chiếc Boeing hạ cánh an toàn xuống phi trường Reno, cảnh sát lập tức tiến hành lục soát nhưng Cooper đã biến mất.
Vụ việc lập tức gây chấn động toàn nước Mỹ. Trong cái thời phong trào hippie phản chiến, chống chính phủ đang dâng cao còn Chiến tranh lạnh vẫn chưa hạ nhiệt, việc một tên tội phạm lịch lãm táo bạo gây ra một vụ không tặc đầy kịch tính nhưng không làm ai bị thương đã khiến dư luận "phát cuồng".
Cuộc tìm kiếm lớn nhất lịch sử
Nhiều tháng sau vụ không tặc, giới chức Mỹ tiến hành một chiến dịch điều tra quy mô lớn với ưu tiên trước hết là tìm kiếm khu vực có thể là điểm đáp của Cooper. Qua quá trình gây án và lời kể của nhân chứng, thủ phạm tỏ ra đã lập kế hoạch cực kỳ tinh vi và tính toán hết mọi khả năng. Việc Cooper đòi tới 4 chiếc dù là nhằm khiến giới chức tin rằng hắn sẽ ép một con tin nhảy chung và không dám phá hoại dù.
Thủ phạm cũng tỏ ra rất am tường địa hình khu vực khi từng nói với tiếp viên Schaffner: "À Tacoma ở phía dưới" khi máy bay đi ngang thành phố này và còn chỉ cho cô biết rằng căn cứ không quân McChord chỉ cách phi trường Seattle-Tacoma khoảng 20 phút chạy xe.
Mặt khác, khu vực Cooper có thể đáp xuống vô cùng rộng lớn, địa hình khá phức tạp với nhiều cây cối, hồ nước và có sông Lewis chảy qua. Những yếu tố khác khiến việc xác định điểm rơi càng thêm khó khăn là thời tiết mưa gió trong đêm 24.11 cũng như không biết được thời gian Cooper rơi tự do trước khi bung dù. FBI đã phối hợp cùng quân đội và cảnh sát địa phương lùng sục trên trời, dưới sông, gõ cửa từng trang trại, từng ngôi nhà từ Seattle đến Reno nhưng không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào.
Đến đầu năm 1972, khi tuyết bắt đầu tan, một đội đặc vụ FBI phối hợp cùng 200 binh sĩ lục quân, với sự hỗ trợ của không quân, vệ binh quốc gia và tình nguyện viên tiếp tục tìm kiếm trong nhiều tháng trời. Thậm chí tàu ngầm cũng được huy động để lặn xuống đáy hồ Merwin.
Theo sách Norjack: The Investigation of D.B.Cooper (tạm dịch: Vụ không tặc Norwest: Cuộc điều tra về D.B.Cooper) của ông Ralp Himmelsbach - trưởng nhóm điều tra của FBI, đây là chiến dịch tìm kiếm quy mô nhất lịch sử Mỹ đến thời điểm đó và mọi nỗ lực không mang lại một manh mối nhỏ nào.
Trọng Kha
Theo Thanhnien
Thủ phạm xả súng trường cao đẳng Mỹ cố ý tự sát Chris Harper Mercer, kẻ xả súng ở trường Umpqua, bang Oregon, khiến 10 người thiệt mạng, được xác định đã tự sát tại hiện trường sau khi đấu súng với cảnh sát. Mercer bị cho là cô lập với mọi người xung quanh. Ảnh: Myspace Kết luận này do giám định viên y tế của bang Oregon đưa ra, CNN dẫn lời ông...