Người biểu tình tiếp tục làm rung chuyển nước Mỹ
Ngày 13/12, ít nhất 25.000 người đã tập trung tại các khu vực gần trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, các thành phố New York, Boston, California để phản đối các vụ cảnh sát bắn chết người da màu, đồng thời kêu gọi cải cách hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của nước này.
Sự kiện được tổ chức “Hành động Ferguson” tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà hoạt động nhân quyền Al Sharpton.
Người dân Mỹ biểu tình ở nhiều nơi trên cả nước
Thân nhân của Michael Brown, Eric Garner, Tamir Rice và Trayvon Martin mà người biểu tình gọi là những nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc đã tham dự vào cuộc biểu tình mang tên cuộc tuần hành “Công lý cho tất cả”.
Cảnh sát ước tính có khoảng 25.000 người đã đổ ra các tuyến phố ở New York, trong khi các nhà tổ chức cho biết có tới 50.000 tham gia tuần hành.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Mỹ nổ ra từ tháng trước, khi một bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố một viên cảnh sát da trắng đã bắn chết thanh niên da màu Michael Brown 18 tuổi tại Ferguson, ngoại ô St. Louis, bang Missouri, hồi tháng 8 năm nay.
Theo Vietnam
Cảnh sát Mỹ bắt giữ 45 người biểu tình ở khu vực vịnh San Francisco
Người biểu tình nằm rạp xuống đường giả chết, treo hình nộm thể hiện các nạn nhân da đen bị người da trắng Mỹ treo cổ...
Hôm 13/12 (giờ Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ 45 người chỉ vài giờ sau khi hàng ngàn người xuống đường ở San Francisco và Oakland (Mỹ) để tham gia các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình. Các cuộc biểu tình này nằm trong một cuộc biểu tình chung toàn quốc chống lại việc cảnh sát đã sát hại những người da màu.
Biểu tình ở San Francisco phản đối "khủng bố của cảnh sát" (ảnh: ABC news)
Những người biểu tình đã nằm rạp xuống (ngụ ý việc bị giết chết) ở phố Market thuộc trung tâm mua sắm của thành phố San Francisco để phản đối.
Cảnh sát đã rào kín quanh quảng trường Union, chặn các lối vào do lo ngại có âm mưu hạ đổ cây thông Nô-en to lớn ở đây.
Cảnh sát Oakland cho hay, 2.500-3.000 người đã tổ chức một cuộc tuần hành chủ yếu là hòa bình ở khu vực trung tâm thành phố nhằm phản đối hành động giết hại các nam giới da đen không có vũ khí.
Phát ngôn viên cảnh sát Johnna Watson cho biết, vài tiếng sau đó còn lại một đám đông khoảng 500 người và các cảnh sát bắt đầu tiến hành bắt giữ những người này.
Nữ phát ngôn viên cho hay ít nhất 45 người đã bị bắt vì các tội danh như là phá hoại công trình văn hóa, không chịu giải tán và chống người thi hành công vụ.
Trong một cuộc biểu tình nhỏ hơn ở Hollywood vào đầu ngày 13/12, bốn người án ngữ tại một giao lộ đã bị bắt vì tội không chịu giải tán.
Những người biểu tình ở cả hai bên vịnh San Francisco đã mang theo các tấm biển với nội dung "mạng sống người da đen là có giá", đồng thời hô các khẩu hiệu và hát các bài hát phản đối sự bạo tàn của cảnh sát.
Một số thành phố khác ở Mỹ cũng chứng kiến các cuộc biểu tình tương tự vào hôm qua.
Cảnh sát đã phải hạ các hình nộm 3 người da đen bị hành hình theo kiểu lynch - các hình nộm này được treo trong khuôn viên trường Đại học California.
Đại diện của trường đại học này nói rằng "những hình nộm đó thực sự gây sốc"./.
Theo_VOV
Nước Mỹ lại sôi sục vì vụ cảnh sát kẹp chết người Quyết định miễn tố cho cảnh sát kẹp chết người đã khiến người dân Mỹ rất tức giận. Ngày 4/12, nước Mỹ lại một phen sôi sục khi bồi thẩm đoàn của thành phố New York tuyên bố miễn tố cho một cảnh sát liên quan đến vụ kẹp cổ một người Mỹ gốc Phi khiến người này thiệt mạng, chỉ một thời...