Người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ đập phá sứ quán Thái Lan
Người biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/7 đập phá sứ quán Thái Lan tại thủ đô Istanbul nhằm phản đối quyết định của Bangkok về việc gửi trả hàng chục người tộc Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
Nhân viên sứ quán dọn dẹp hiện trường (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/7 đưa tin những kẻ tấn công đã phá cửa vào sứ quán, giật đổ những biển hiệu bên ngoài và phá hủy đồ đạc bên trong. Ngoài ra, cờ của Thái Lan cũng bị người biểu tình ném đá liên tục tới khi đổ xuống.
Ngay sau vụ việc, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cử các lực lượng an ninh tới hiện trường để duy trì trật tự. Thông báo của hãng tin Dogan cho biết 9 người đã bị bắt giữ sau vụ tấn công vào sứ quán Thái Lan nêu trên. Vụ tấn công này được tổ chức bởi nhóm Hiệp hội Giáo dục Đông Turkestan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã lên án vụ tấn công, đồng thời khẳng định chính phủ sẽ có biện pháp mạnh trước bất cứ hành động khiêu khích nào liên quan tới vấn đề người Duy Ngô Nhĩ trong thời gian tới.
“Chúng ta có những người yêu nước trên thế giới. Những gì xảy ra với họ sẽ khiến chúng ta quan ngại. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận những vụ việc như vừa qua tại thủ đô Istanbul. Điều đó chỉ làm hại Thổ Nhĩ Kỳ”, Tổng thống Erdogan tuyên bố.
Video đang HOT
Trước đó, dư luận Thổ Nhĩ Kỳ đã giận dữ sau quyết định gửi trả khoảng 100 người tộc Duy Ngô Nhĩ của Thái Lan về với Trung Quốc. Thông báo của Bangkok đưa ra lập luận bảo vệ quyết định này khi cho rằng “họ là công dân Trung Quốc”.
Nhiều ý kiến cho rằng Bangkok đã chịu nhiều sức ép từ Bắc Kinh và buộc phải đưa ra những người Duy Ngô Nhĩ đang xin tị nạn tại quốc gia Đông Nam Á này về nước.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ AFP
Thái Lan "vạ lây" vì quyết trục xuất người TQ về nước?
Đại sứ quán Thái Lan tại Thổ Nhĩ Kỳ bị đập phá sau khi cương quyết trục xuất người Ngô Duy Nhĩ về Trung Quốc.
Ngày 8/7, gần 100 người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị trục xuất khỏi Thái Lan và được đưa về Trung Quốc, nơi họ được cho là đã xuất phát trước khi nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Tướng Verachon Sukhonthapatipak cho biết nước này đã nhận được cam kết từ phía chính phủ TQ đảm bảo đầy đủ "nguyên tắc nhân quyền" cho nhóm người này.
"Nếu chúng tôi trục xuất họ (người Duy Ngô Nhĩ) về nước và nếu có vấn đề gì với họ, đó không phải lỗi của chúng tôi", Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố.
Phía Trung Quốc, Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, từ chối xác nhận những người Duy Ngô Nhĩ đã bị trục xuất về nước, thay vào đó nói rằng người Ngô Duy Nhĩ "trước tiên là người Trung Quốc".
Lãnh sứ quán Thái Lan tại Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ sau cuộc bạo động.
Tuy nhiên, hành động này của Thái Lan gây bất bình cho cộng đồng quốc tế và kéo theo hàng loạt cuộc biểu tình nổi loạn mà nguy hiểm hơn là Lãnh sự quán của nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ bị các đối tượng quá khích tấn công đến mức phải đóng cửa.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha kêu gọi: "Tôi yêu cầu đất nước ta hãy đặt sự an toàn của các nhân viên đại sứ quán lên hàng đầu. Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, chúng ta có thể phải tạm thời đóng cửa đại sứ quán ở Thỗ Nhĩ Kỳ".
Làn sóng phản đối hành động của Thái Lan và Trung Quốc đã xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi trước đó, Thái Lan cũng đã trục xuất 170 người Hồi giáo có cùng chủng tộc và văn hóa tín ngưỡng với người Duy Ngô Nhĩ về nước.
Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ đã đốt cờ Trung Quốc, tấn công các quán ăn, thậm chí còn tấn công cả du khách Hàn bởi vì thấy họ "giống người Trung Quốc" diễn ra ở thành phố Istanbul.
Trung Quốc luôn bị cáo buộc về việc hạn chế quyền tự do tín ngưỡng và bị chỉ trích bởi việc đàn áp đẫm máu hàng trăm người thuộc các nhóm ly khai tại khu tự trị Tân Cương, nơi có phần đông người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo sinh sống.
Bên cạnh đó, đáp lại những lời chỉ trích từ phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc bị cấm thực hành tháng chay Ramanda của tín ngưỡng Hồi giáo cũng như bị cấm các hoạt động tôn giáo khác, Trung Quốc khẳng định luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và cho rằng cáo buộc trên là không có cơ sở.
Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng báo động trước quyết định trục xuất người Duy Ngô Nhĩ của Thái Lan. "Chúng tôi khá sốc với quyết định trục xuất gần 100 người và coi đó là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", một đại diện của tổ chức thế giới này cho biết.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở tại Mỹ, đã lên tiếng phản đối việc Thái Lan gửi trả những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Theo họ, những người bị trả về thường bị tra tấn, biến mất không rõ lý do và bị các nhà chức trách thường xuyên "thăm viếng".
Vũ Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thái Lan cương quyết trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc Thủ tướng Thái Lan cương quyết trục xuất những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc bất chấp sức ép của các tổ chức nhân quyền và cả phong trào chống người Thái đang lan rộng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Thái Lan Prayth Chan-ocha - Ảnh: Reuters Ngày 8.7, 100 người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị trục...