Người biểu tình Thái Lan bất ngờ chiếm được toà nhà chính phủ
Những người biểu tình chống chính phủ Thái Lan hôm nay (3/12) đã chấm dứt tình trạng bạo loạn kéo dài trong 2 ngày qua ở trung tâm thủ đô Bangkok sau khi cảnh sát buông tay, cho phép lực lượng này tràn vào chiếm đóng Tòa nhà Chính phủ và Trụ sở Cảnh sát Thành phố.
Người biểu tình tràn vào Tòa nhà Chính phủ
Hàng nghìn người biểu tình đã được phép tràn vào bên trong khuôn viên của Tòa nhà Chính phủ cũng như Trụ sở Cảnh sát Thành phố sau khi họ phải vật lộn tìm cách chiếm đóng hai khu vực trên trong hai ngày trước đó. Cả người biểu tình và cảnh sát đều vui vẻ, mỉm cười, ôm nhau đùa cợt, chụp ảnh chung và tặng hoa cho nhau như thể những cuộc đối đầu căng thẳng giữa họ được châm ngòi từ hôm Chủ nhật (1/12) chưa từng xảy ra.
Trước đó, những người biểu tình chống chính phủ đã kéo đến bao vây Tòa nhà Chính phủ trong nhiều ngày để tìm cách xâm nhập và chiếm đóng nơi này nhưng không thành công bởi an ninh đã được thắt chặt ở đây từ hồi tháng trước, ngay từ khi hàng ngàn người biểu tình bắt đầu đổ ra đường. Tuy nhiên, đầu giờ sáng ngày hôm nay (3/12), cảnh sát bất ngờ tháo dỡ các hàng rào, vật cản để mở đường cho người biểu tình đi vào bên trong Tòa nhà Chính phủ.
Sau khi cảnh sát buông tay cho phép người biểu tình tràn vào Tòa nhà Chính phủ thì bất ngờ đã xảy ra. Lực lượng cảnh sát và người biểu tình từng đối đầu với nhau đã vui vẻ, thân tình trở lại. Những người biểu tình chỉ ở lại khuôn viên của Tòa nhà Chính phủ trong khoảng nửa tiếng trước khi một số họ bắt đầu rút đi.
Một phóng viên của tờ Tân Hoa xã cho biết, khoảng 3.000 người biểu tình đã ở bên trong khuôn viên của Tòa nhà Chính phủ. Một số họ ngồi trên bãi cỏ phía trước tòa nhà, hò reo, huýt sáo. Một vài người đứng trên một chiếc xe tải đỗ ngay gần đó, đưa ra những bài phát biểu nhằm chống lại chính phủ của bà Yingluck.
Tuy nhiên, lực lượng biểu tình từng khá hung hăng lại không tìm cách xâm nhập vào bên trong tòa nhà chính. Cảnh sát vẫn đứng canh gác bên ngoài cửa chính của Tòa nhà Chính phủ.
Vào thời điểm người biểu tình tràn vào Tòa nhà Chính phủ, nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck không có mặt ở đó. Bà đã rời nơi này từ hôm thứ Sáu (30/11). Các sĩ quan nhận được lệnh lùi bước trước người biểu tình để tránh không gây ra thêm bạo lực sau 3 ngày xảy ra các cuộc giao tranh giữa cảnh sát và người ủng hộ chính phủ với thành phần chống lại chính phủ. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và hơn 230 người bị thương khi bạo loạn bùng lên từ tối hôm thứ Bảy (29/11).
Phát ngôn viên Trung tâm Quản lý Hòa bình và Trật tự Thái Lan – Thiếu tướng Piya Uthayo xác nhận, người biểu tình không gây bất kỳ sự hỗn loạn hay tổn thất nào cho tài sản của chính phủ khi họ tràn vào nơi đây.
Trước đó, cảnh sát cũng đã cho người biểu tình tràn vào Trụ sở Cảnh sát Thành phố ở thủ đô Bangkok . Cảnh sát trưởng thành phố Bangkok – ông Khamronvit Thupkrajang cho biết, những người biểu tình được hoan nghênh ở lại trụ sở của họ vô thời hạn.
Video đang HOT
Ông Khamronvit đã ra lệnh cho cảnh sát cấp dưới của mình không được bắn súng hơi cay hay súng nước vào người biểu tình, nói rằng ông không muốn nhìn thấy người biểu tình bị giết hại hoặc bị thương.
Sự thay đổi chiến lược bất ngờ trên của chính quyền và cảnh sát Thái Lan cho thấy, chính phủ không muốn đối đầu với người biểu tình và sẵn sàng nhượng bộ để làm dịu căng thẳng trước thềm lễ mừng sinh nhật lần thứ 86 của Quốc vương Thái Lan vào ngày thứ Năm tới (5/12).
Trong hai ngày vừa qua, lực lượng biểu tình chống chính phủ từng cắt hàng rào thép và phá dỡ những tấm chắn bê tông chia cắt họ với cảnh sát để xông vào chiếm đóng Tòa nhà Chính phủ và Trụ sở Cảnh sát Thành phố. Những chiếc xe ủi đất và chở rác đều được họ dùng đến để phá hàng rào chắn bên ngoài nhằm tiến vào chiếm đóng trụ sở của chính phủ cũng như của lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên, cảnh sát đã ngăn họ lại bằng việc bắn súng hơi cay.
Trong khi cảnh sát bắn súng hơi cay thì người biểu tình ném bom plastic, pháo và đá vào những địa điểm trên.
Thủ lĩnh biểu tình trốn lệnh bắt
Trong khi đó, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan cũng là thủ lĩnh của phong trào biểu tình chống chính phủ hiện nay – ông Suthep Thaugsuban đang cố thủ bên trong tổ hợp Jang Wattana. Khu vực này đang được bảo vệ bằng “hàng rào” xe nhằm ngăn không cho cảnh sát xông vào bắt giữ ông này.
Chính quyền Thái Lan đã phát lệnh bắt giữ ông Suthep vì tội gây bạo loạn và những tội danh hình sự liên quan đến việc chiếm đóng hàng loạt trụ sở bộ ngành cơ quan chính phủ.
Trực thăng của cảnh sát mang theo những tấm áp phích chụp lệnh bắt giữ của tòa án đối với thủ lĩnh Suthep đã bay lượn xung quanh tổ hợp Jang Wattana nhưng ông này không thể hiện bất kỳ dấu hiệu đầu hàng nào.
Trước đó, ông Suthep đã thề sẽ “tiêu diệt hoàn toàn” “chính quyền của ông Thaksin. Phe đối lập Thái Lan luôn cáo buộc chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck là “con rối” trong tay ông Thaksin.
Ông Thaksin đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu năm 2006 và hiện đang phải sống lưu vong ở bên ngoài để trốn tránh án tù 2 năm vì tội tham nhũng. Mặc dù đã vắng bóng trên chính trường Thái Lan suốt 7 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là một nhân vật gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội Thái Lan. Ông được rất nhiều người dân, đặc biệt là những người dân nghèo, những người dân ở các vùng nông thôn yêu mến, tôn thờ. Tuy nhiên, ngược lại, ông cũng bị rất nhiều người ghét cay ghét đắng. Đó là các thành phần thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu….
Nữ Thủ tướng Yingluck cũng là em gái của ông Thaksin đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện nay sau khi bà đưa trở lại dự luật ân xá đầy nhạy cảm mà phe đối lập luôn cho rằng đó là nỗ lực của bà nhằm “rửa sạch tội” cho anh trai và đưa ông này trở về nước.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Các tay súng thánh chiến châu Âu ở Syria
Càng ngày, cuộc nội chiến ở Syria càng chuyển hóa thành cuộc chiến giữa quân đội chính phủ Syria với thành phần thánh chiến Hồi giáo cực đoan - lực lượng đang đóng vai trò chính trong thành phần phiến quân chống Chính phủ Syria. Trong lực lượng này đang ngày càng có nhiều tay súng thánh chiến từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi, và đặc biệt là các thánh chiến quân phương Tây.
Một nhóm 11 tay súng đứng bu quanh một quầy bán gà rán ở thành phố Al-Bab, phía bắc Aleppo, miền Bắc Syria. Họ trông có vẻ lạ lẫm so với người dân địa phương mặc dù họ cũng ăn vận trang phục giống như các chiến binh tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISIS) trong thành phần nổi dậy chống Chính phủ Syria. Khỏi phải nói, ISIS chính là một nhánh có liên quan mật thiết với Al-Qaeda đã bị Mỹ và phương Tây liệt vào danh sách khủng bố.
Các tay súng này vừa từ mặt trận trở về, súng ống đeo lủng lẳng bên vai ra vẻ thảnh thơi. Họ muốn tận hưởng món gà rán độc đáo của địa phương, nhưng có điều, họ không thể nói được tiếng Arập để giao tiếp với người bán gà rán, và họ cũng chẳng nói được mấy từ tiếng Anh.
Không giao tiếp được với người địa phương, họ quay sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Albania. Thì ra, họ thắc mắc liệu món gà rán đó đã được "halal" (làm lễ thánh trước khi giết thịt, theo đạo Hồi) chưa, vì vậy liệu có thể ăn được hay không? Thật may, có một nhân viên làm việc cho một tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế nói được tiếng Albania nên đã phiên dịch giúp họ, trấn an họ rằng Al-Bab là khu vực Hồi giáo sùng đạo nhất của Syria, cho nên chắc chắn là thịt gà đã được "halal". Thế là họ yên tâm đánh chén.
Kể lại mẩu chuyện trên, nhân viên cứu trợ quốc tế nọ phì cười nhận xét: "Thật là lạ khi một người Albania ở Kosovo lại hỏi về việc thịt gà đã được "halal" chưa". Nhưng vấn đề thực tế thì không hề đáng cười chút nào.
Cũng nhân viên cứu trợ quốc tế nọ cho biết, trong quá trình công tác tại các vùng chiến sự ở Syria, anh ta đã có dịp bắt gặp những thánh chiến quân Hồi giáo không chỉ là người Kosovo gốc Albania mà còn cả người Chechnya, Na Uy, người Anh nói giọng Birmingham đặc sệt. Nói chung là họ đến từ khắp các quốc gia Tây lẫn Đông Âu, cả Bắc Mỹ nữa.
Các thánh chiến quân phương Tây đang tham chiến tại Syria.
Câu chuyện của nhân viên cứu trợ quốc tế được các chuyên gia chống khủng bố chứng thực: người phương Tây chiếm đến 10% quân số thánh chiến nước ngoài chiến đấu tại Syria. Các quan chức Mỹ và châu Âu cũng đã từng lên tiếng báo động về sự gia tăng số lượng công dân mình tham chiến trong thành phần phiến quân cực đoan chống Chính phủ Syria.
Hầu hết các tay súng người nước ngoài này gia nhập tổ chức ISIS ở Iraq trước khi đến Syria, mà ISIS thì bao gồm đủ thành phần thánh chiến theo mùa, đến từ nhiều quốc gia Hồi giáo khác nhau, từ Arập Xêút, Nam Á, vùng Vịnh Persic cho đến Bắc Phi.
Hans-Georg Maassen, Giám đốc Cơ quan Tình báo nội địa Đức cung cấp cho Hãng tin Reuters con số thống kê ít nhất 220 công dân Đức đã lên đường đến Syria tham gia phiến quân Al-Qaeda; còn chính quyền Bỉ thì ước tính 150 công dân của mình đã tham chiến tương tự... Ít nhất đã có vài chục thánh chiến quân châu Âu đã bỏ mạng tại chiến trường.
Điều mà các quan chức chống khủng bố phương Tây lo ngại nhất chính là sau khi tham chiến tại Syria trở về nước, các tay súng thánh chiến phương Tây này mang theo cả những thứ nguy hiểm: các kỹ năng chiến đấu, tư tưởng cực đoan, và nhất là tinh thần bạo lực mà họ được Al-Qaeda huấn luyện kỹ lưỡng.
Hiện tại, Al-Qaeda có thể đang tập trung vào mục tiêu chính là Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhưng giới chức tình báo phương Tây cho biết đã đánh hơi được việc Al-Qaeda đang có kế hoạch chiến đấu mở rộng ra bên ngoài biên giới Syria.
Nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ nói: "Bọn chúng đang nói về việc mở rộng các hoạt động giống hệt như ở Afghanistan thời kỳ trước khi xảy ra vụ 11-9". Như thể minh chứng cho nhận xét của nghị sĩ Rogers, Giám đốc Cơ quan Tình báo đối nội MI-5 Andrew Parker lo ngại rằng, với vài trăm tay súng người Anh tham chiến trong tổ chức Al-Qaeda tại Syria, mối nguy cơ lớn nhất là khi thành phần này về nước, tiếp xúc với thành phần "sẵn sàng đi theo thánh chiến" ở Anh và truyền đạt mệnh lệnh của Al-Qaeda yêu cầu thực hiện vài hành động khủng bố trên đất Anh, thế là tai họa khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ngày 5/11 vừa qua, Cảnh sát Kosovo đã bắt giữ 6 người gốc Albania ở Kosovo bị tình nghi "chuẩn bị hành động khủng bố gây rối an ninh trật tự" ở Kosovo. Ở Mỹ, 1 người Pakistan di cư đã bị FBI theo dõi và bắt giữ khi anh ta đang cố tìm cách đi đến Syria để gia nhập tổ chức Mặt trận Nusra - một tổ chức người Syria có liên hệ với Al-Qaeda.
Shiraz Maher (Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu bạo lực cấp tiến và chính trị hóa) cung cấp thêm chi tiết đáng lo ngại rằng các nhóm Al-Qaeda ở Somalia và Yemen cũng là những chiến trường cần nhiều chiến binh từ phương Tây nhưng không nhiều bằng Syria.
Lý giải về hiện tượng thánh chiến quân phương Tây đổ về chiến đấu tại Syria, giới chuyên môn chống khủng bố toàn cầu cho rằng, Syria khác với Iraq hay Afghanistan ở chỗ, thánh chiến quân quốc tế đổ về đây chiến đấu và giết chóc người Syria chứ không phải đồng hương của chúng; và con đường để đến Syria cũng tương đối dễ dàng hơn. Syria lại ở ngay sát cửa ngõ ra vào châu Âu, càng thuận tiện hơn cho việc tham chiến, vì chỉ cần đáp chuyến bay đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự thuận tiện đến mức chẳng hạn như các công dân Đức thậm chí không cần hộ chiếu, chỉ cần trình chứng minh thư là có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ. Và một khi đến được Thổ Nhĩ Kỳ, các thánh chiến quân sẽ được gia nhập ngay vào các tiểu đoàn thánh chiến rồi vượt biên giới trên bộ sang Syria
Theo ANTG
Biểu tình ngày thứ 10 ở Thái Lan: Hơi cay và bạo lực Các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát tiếp diễn ở Bangkok, lan rộng tới 4 địa điểm và làm bị thương hàng chục người. Trong diễn biến mới nhất vào sáng nay (3/12), cảnh sát đã dở bỏ các hàng rào quanh trụ sở của họ sau khi người biểu tình tuyên bố họ nhắm...