Người biểu tình Thái Lan bắt đầu quy tập lực lượng tại Bangkok
Những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã bắt đầu huy động lực lượng ở thủ đô Bangkok nhằm chuẩn bị cho chiến dịch “phong tỏa” dự kiến từ ngày mai.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh lực lượng biểu tình đang tăng cường các nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và ngăn cản cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới.
Tại khu vực tụ tập chính ở Bangkok, người biểu tình bắt đầu đóng đồ và các vật dụng để đưa đến 7 địa điểm khác nhau trong ngày 13/1 với ý đồ sẽ làm tê liệt giao thông ở thủ đô.
Những người biểu tình cho biết họ sẽ phong tỏa các tuyến đường chính, ngăn cản công chức đến trụ sở và cắt điện một số cơ quan quan trọng của nhà nước.
“Chúng tôi hy vọng mọi thức sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực vào ngày mai. Những gì chúng tôi muốn nhìn thấy là chính phủ phải quét sạch tham nhũng hoặc từ chức”, một người biểu tình tên Komol nói.
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban cảnh báo sẽ có rất nhiều người tham gia vào cuộc đại biểu tình ngày mai.
Video đang HOT
“Sẽ có một số lượng lớn người biểu tình đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước tham gia vào chiến dịch phong tỏa Bangkok từ ngày 13/1″, ông Suthep tuyên bố.
Trong khi đó, những người ủng hộ chính phủ cũng tổ chức tuần hành nhưng tránh xa khu vực thủ đô để tránh gây kích động.
Phe đối lập Thái Lan kiên quyết yêu cầu chính phủ của bà Yingluk phải từ chức và thành lập Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm kiểm soát tiến trình cải cách đất nước. Theo họ, bà Yingluk chỉ là “con rối” trong tay người anh trai lưu vong, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Do vậy, chỉ khi nào lật đổ chính phủ của bà thì mới loại bỏ được ảnh hưởng của dòng họ Shinawatra trong đời sống chính trị đất nước.
Đây là diễn biến mới nhất trong “thiên tiểu thuyết bất ổn chính trị ở Thái Lan” vốn đã bóp nghẹt chính trường nước này kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Tuy nhiên, trong phát biểu mới nhất, ông Suthep Thaugsuban tuyên bố có thể xem xét thay đổi hình thức phản kháng nếu có nguy cơ bùng nổ nội chiến.
“Tôi có thể xem xét chấm dứt các hành động chống đối chính phủ nếu có nguy cơ bùng phát thành nội chiến. Tuy nhiên, tôi sẽ không thỏa hiệp với chính phủ trước chiến dịch phong tỏa Bangkok vào ngày 13/1″, ông khẳng định trong bài trả lời phỏng vấn tờ Sunday Nation xuất bản bằng tiếng Anh.
Lo ngại bất ổn có thể dâng cao trong ngày mai, chính phủ Thái Lan để ngỏ khả năng sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp. Trước đó, bà Yingluk đã huy động khoảng 20.000 cảnh sát và binh sĩ giữ gìn an ninh trật tự trong ngày “phong tỏa thủ đô” của lực lượng biểu tình.
Tính đến nay đã có 8 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương kể từ khi bùng phát các cuộc biểu tình kể từ cuối tháng 10/2013. Trong đợt “phong tỏa” Bangkok từ ngày 13/1, cảnh sát dự tính sẽ có khoảng 12 bệnh viện, 28 khách sạn, 24 trường học và 5 trạm cứu hỏa bị ảnh hưởng. Vì lý do an toàn, nhiều trường học đã quyết định đóng cửa.
Theo Dantri
Chính phủ Thái Lan buộc phải cầu cứu quân đội
Chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck đã quyết định đề nghị quân đội Thái Lan tham gia bảo vệ an ninh cho buổi đăng ký danh sách bầu cử vòng 2 và cả cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 2-2014.
Sáng ngày 27-12, Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố, quân đội Thái Lan đưa ra lời cảnh cáo đối với cả 2 bên, hy vọng tình hình sẽ được cải thiện trong thời gian sớm nhất. Ông còn kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng bạo lực đường phố đang ngày càng tồi tệ.
Khi được hỏi về vấn đề liệu quân đội Thái có can thiệp nhằm vãn hồi tình hình chính trị đang ngày càng xấu đi ở Thái Lan hay không, vị tư lệnh quân đội đầy quyền lực này trả lời: "Dĩ nhiên là quân đội Thái Lan sẽ đứng ngoài cuộc".
Ngày hôm qua, 26-12, dưới sự lãnh đạo của phe đối lập, đoàn người biểu tình đã bất chấp những cảnh báo của cảnh sát, cố tình tràn vào sân vận động trung tâm ở Bangkok làm gián đoạn công tác chuẩn bị bầu cử khiến cảnh sát phải ra tay ngăn cản dẫn đến xung đột đã bùng phát.
Vận mệnh chính phủ của bà Yingluck đang nằm trong tay quân đội?
Cảnh sát đã sử dụng đạn cao su và hơi ngạt để giải tán đám đông, trong khi đó những người biểu tình đã ném gạch đá, chai lọ và gậy gộc về phía cảnh sát. Trong lúc xô xát xảy ra, một cảnh sát tử vong vì bị trúng một viên đạn trong đám đông hỗn loạn và 3 cảnh sát khác bị thương. Ngoài ra, ước tính khoảng 150 người biểu tình bị thương.
Ngày hôm nay, 27-12, Phó thủ tướng Phongthep Thepkanjana cho biết, chính phủ Thái Lan đề nghị các quan chức cao cấp của quân đội hỗ trợ an ninh trong buổi đăng ký danh sách bầu cử vòng 2, diễn ra vào ngày mai (28-12). Ngoài ra, trong cuộc bầu cử vào ngày 02-02-2014 tới đây, chính phủ cũng sẽ thỉnh cầu quân đội tham gia "bảo vệ an ninh cho quần chúng".
Đã có 1 cảnh sát Thái Lan chết và 3 người bị thương trong các cuộc đụng độ
Được biết, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị chính phủ nên lùi thời gian bầu cử lại vì sợ bạo lực sẽ bùng phát trên diện rộng. Tuy nhiên, ngày 26-12, Thủ tướng tạm quyền Yingluck đã bác bỏ đề nghị này vì cho rằng, nếu hoãn cuộc bầu cử, tình hình có thể còn tồi tệ hơn.
Trong 2 tháng qua, Thái Lan đã chao đảo vì căng thẳng chính trị và làn sóng biểu tình đường phố, bắt đầu bước vào tình trạng bạo lực giữa một bên là chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và một bên là những người biểu tình tìm cách hạ bệ nhà lãnh đạo này.
Hiện chính phủ Thái Lan đang đợi câu trả lời chính thức của phía quân đội. Đây cũng là những thời khắc quyết định đối với chính trường Thái Lan vì nếu phe nào được sự ủng hộ của quân đội thì chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về bên đó.
Theo An Ninh Thủ Đô
Bạo lực bùng phát dữ dội tại Thái Lan Một cảnh sát thiệt mạng và gần 100 người bị thương trong cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ở Thái Lan vào hôm qua. Một người biểu tình ném hơi cay về phía cảnh sát - Ảnh: Minh Quang Từ sáng sớm hôm qua, người biểu tình đã kéo đến khu vực đăng ký tranh...