Người biểu tình phá hoại phòng làm việc bà Nancy Pelosi ở Quốc hội Mỹ
Những người biểu tình xông vào văn phòng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ở Điện Capitol, lật bàn và lục tung phòng làm việc của bà hôm 6/1.
Video: Người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ
New York Post đưa tin, những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1, thực hiện các hành động phá hoại khi xông vào lật bàn và lục tung phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Một người đàn ông được chụp ảnh đang ngả lưng, gác chân trên bàn làm việc trong văn phòng của bà Pelosi trong khi những người khác đội mũ với dòng chữ “Make America Great Again” đi xung quanh bàn, cầm điện thoại để tường thuật về sự việc.
Một người biểu tình ngang nhiên ngồi, bắc chân lên bàn tại văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ở Điện Capitol. (Ảnh: EPA)
Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy đã nhấn chìm tòa nhà Quốc hội Mỹ sau khi những kẻ bạo loạn áp đảo cảnh sát, đột kích tòa nhà, khến các nghị sĩ phải trú ẩn. Những người biểu tình diễu hành xung quanh văn phòng làm việc riêng của các nhà lập pháp và lục tung bàn làm việc của họ sau khi các thành viên Quốc hội Mỹ được sơ tán và đưa đến một địa điểm an toàn.
Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội Mỹ đã phải kêu gọi những người biểu tình không phá đồ đạc của các nghị sĩ trong khi họ chụp ảnh tự sướng. Nhà Trắng thông báo họ đang triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia tới thủ đô Washington để giúp giải tán đám đông.
Hàng chục nghìn người ủng hộ Trump đã đổ xô đến Washington vào đầu ngày 6/1 để nghe tổng thống có bài phát biểu tại một cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng. Tại đây, ông Trump tiếp tục tuyên bố không bỏ cuộc, cáo buộc bầu cử đã bị đánh cắp.
Sự việc diễn ra trong khi cả hai viện của Quốc hội Mỹ đang họp để bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Các nhà lập pháp đang tranh luận đã bị buộc phải tạm dừng khi những kẻ bạo loạn ủng hộ Trump không hài lòng với kết quả bầu cử đã xông vào tòa nhà.
Buổi kiểm phiếu đại cử tri ở Quốc hội Mỹ được tiến hành ra sao?
Ngày 6/1 (giờ địa phương), Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để xác nhận chiến thắng cho ông Joe Biden, trong bối cảnh nhiều nghị sĩ Cộng hòa có kế hoạch khiếu nại kết quả ở một số bang chiến trường.
Hòm đựng phiếu bầu đại cử tri được đưa vào phòng họp Quốc hội Mỹ tại phiên kiểm đếm ngày 6/1/2016. Ảnh: Reuters
Sự kiện này sẽ được truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình như CSPAN, Bloomberg Terminal, MSNBC, CNN, Foxnews... Dưới đây là trình tự, thủ tục tại buổi kiểm đếm phiếu bầu này.
Đúng 1 giờ chiều ngày 1/6 giờ miền Đông nước Mỹ (1 giờ sáng ngày 7/1 giờ Hà Nội), Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ gõ búa khai mạc. Một lát sau, một trung sĩ được chỉ định sẽ xướng tên mời Phó Tổng thống Mike Pence bước vào phòng họp Hạ viện để chủ trì buổi kiểm phiếu, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện.
Các lá phiếu của đại cử tri sẽ được đặt trong các hộp gỗ gụ, được niêm phong. Những hộp gụ này đã được sử dụng từ năm 1877. Sau lời phát biểu ngắn gọn của người chủ trì, trình tự kiểm phiếu sẽ được tiến hành theo các bang, theo vần alphabet, bắt đầu là bang Alabama và kết thúc là bang Wyoming.
Sẽ có 2 thượng nghị sĩ và 2 hạ nghị sĩ được chọn ra đại diện cho hai đảng, để đảm trách vai trò người đọc phiếu. Phó Tổng thống Pence sẽ mở từng phong bì, trao cho người đọc phiếu. Người đọc sẽ công bố phiếu bầu đáp ứng tiêu chuẩn về hình thức và là thật, với chiến thắng thuộc về bộ đôi tranh cử nào.
Sau khi đọc kết quả, các nghị sĩ có quyền nêu ý kiến phản đối. Ý kiến phản đối tại phiên họp sẽ đề cập hai khía cạnh: Phiếu bầu có gì bất thường không và chứng thực đại cử tri có hợp pháp không. Sau khi nêu khiếu nại, nghị sĩ phải trình được văn bản có ít nhất chữ ký của một thượng nghị sĩ và một hạ nghị sĩ thì mới được xem xét.
Đã có ít nhất 12 thượng nghị sĩ và khoảng 50 hạ nghị sĩ Cộng hòa đã tuyên bố sẽ khiếu nại kết quả phiếu đại cử tri ở một vài bang trong sau bang chiến trường mà ông Biden giành phần thắng, gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.
Khi nghị sĩ trình được khiếu nại bằng văn bản có chữ ký của hai nghị sĩ, phiên họp chung tại Quốc hội sẽ tạm nghỉ, nhường chỗ cho phiên họp riêng của Thượng viện và Hạ viện. Thời hạn thảo luận được quy định là dưới hai tiếng.
Lưỡng viện sẽ xem xét và tiến hành bỏ phiếu theo nguyên tắc số đông. Nếu đồng ý với đơn phản đối, số phiếu đại cử tri tại những bang bị khiếu nại sẽ không được tính. Ngược lại, nếu số đông không chấp nhận phản đối, khiếu nại sẽ vô hiệu.
Quy trình này có thể sẽ mất thời gian. Trong thư gửi tới nghị sĩ Dân chủ, bà Pelosi cho rằng việc kiểm phiếu, xem xét khiếu nại có thể "tới nửa đêm". Còn thủ lĩnh phe đa số đảng Dân chủ tại Hạ viện Steny Hoyer nhìn nhận có thể mất đến 12 tiếng hoặc hơn, tùy thuộc vào việc có bao nhiêu bang bị khởi kiện.
Người ủng hộ ông Trump náo loạn Washington trước ngày xác nhận kết quả bầu cử Hàng trăm người trong tổng số dự kiến 500.000 người từ nhiều bang ở Mỹ đã tới thủ đô Washington tuần hành nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với ông Trump. Theo Reuters, nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump đã bị thương sau cuộc đụng độ với cảnh sát và phe đối lập ở thủ đô Washington ngày 5/1, một ngày...