Người biểu tình ngày càng phẫn nộ, sân bay Hong Kong ‘thất thủ’
Toàn bộ các chuyến bay trong ngày hôm nay xuất phát từ sân bay Hong Kong bị hủy và phải chờ đến sớm nhất là 6 giờ sáng mai (13/8) mới hoạt động trở lại.
Tất cả các chuyến bay ra khỏi Hong Kong ngày 12/8 bị hủy bỏ. Sự gián đoạn chưa từng có xuất hiện sau khi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tràn vào sân bay.
Nhà chức trách sau đó cho biết các chuyến bay đi sẽ được khôi phục lại từ 6h sáng 13/8 (giờ địa phương).
Theo SCMP, sự tức giận của người biểu tình lên cao với cáo buộc các sĩ quan bắn trúng mắt một người phụ nữ bằng đạn đậu. Hàng nghìn người biểu tình tràn xuống các sảnh ga đến và đi của sân bay, ngăn hành khách làm thủ tục lên máy bay và thủ tục an ninh cho các chuyến bay.
Căng thẳng được châm ngòi bởi dự luật dẫn độ, hiện đang bị hoãn, dẫn đến 10 tuần bất ổn dân sự và bạo lực leo thang tại Hong Kong. Luật này sẽ cho phép dẫn độ nghi phạm đến các khu vực khác xét xử, bao gồm cả Trung Quốc đại lục.
Cơ quan chức năng sân bay cho biết trong một tuyên bố: “Hoạt động tại sân bay quốc tế Hong Kong đã bị gián đoạn nghiêm trọng do biểu tình. Xe cộ lưu thông đến sân bay bị tắc nghẽn và chỗ đỗ xe tại tất cả các bãi đã chật kín.” Hành khách được khuyên không nên đến sân bay, họ nói thêm, sau đó khuyên tất cả hành khách rời khỏi khu nhà ga càng sớm càng tốt.
Các cuộc biểu tình ngày càng dữ dội kể từ tháng 6 đã khiến trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ và là một trong những thách thức đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Video: Đám đông người biểu tình trong sân bay Hong Kong
Video: Người biểu tình bên ngoài sân bay Hong Kong
Người biểu tình dữ dội hơn sau cáo buộc cảnh sát bắn vào mắt một người phụ nữ.
Một khách du lịch bị mắc kẹt.
Nhân viên lãnh sự Australia xuất hiện tại sân bay để trợ giúp khách du lịch Australia.
Biểu ngữ phản đối được người biểu tình giơ trước khách du lịch.
Đám đông sau đó giảm dần nhưng vẫn còn nhiều người ở lại sân bay.
Hành khách và những người biểu tình ở lại trong quán ăn McDonald’s. Phần lớn các cửa hàng khác tại sân bay đã đóng cửa.
(Nguồn ảnh: Bloomberg, CNN, SCMP, Twitter)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Biểu tình Hong Kong căng thẳng, kêu gọi đình công
Các cuộc biểu tình chống chính quyền tiếp theo đã được lên kế hoạch vào hôm nay (4-8) với các nhà hoạt động kêu gọi một cuộc đình công hàng loạt vào ngày mai (5-8).
Các sĩ quan chống bạo động Hong Kong đã buộc phải liên tục bắn đạn hơi cay vào đoàn người biểu tình đang bao vây một đồn cảnh sát ở khu vực Cửu Long của TP vào ngày 3-8, hãng Channel News Asia đưa tin.
Các sĩ quan chống bạo động Hong Kong đã buộc phải liên tục bắn đạn hơi cay vào đoàn người biểu tình. Ảnh: AFP
Cảnh sát cho biết có hàng chục ngàn người biểu tình diễu hành qua khu vực mua sắm sầm uất của TP, họ phải triển khai hàng trăm sĩ quan mặc trang phục chống bạo loạn đẩy đám đông lùi lại.
Khi hơn 1.000 người biểu tình kéo đến đường Nathan, một con đường lớn ở trung tâm, cảnh sát đã kêu gọi mọi người lập tức rời ngay đi nếu không họ phải sử dụng vũ lực.
Được biết các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, vốn đề xuất cho phép Hong Kong đưa nghi phạm tới các khu vực pháp lý mà đặc khu này chưa có thỏa thuận dẫn độ bao gồm Trung Quốc đại lục đang ngày càng trở nên bạo lực kể từ tháng 6. Trong đó, cảnh sát bị buộc tội dùng vũ lực quá mức và không bảo vệ người biểu tình khỏi các vụ tấn công được cho là do vài băng đảng thực hiện.
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông sau khi những người biểu tình đốt lửa bên ngoài đồn cảnh sát Tiêm Sa Chủy. Ảnh: AFP
Cảnh sát cho biết họ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông sau khi những người biểu tình đốt lửa bên ngoài đồn cảnh sát Tiêm Sa Chủy và "làm hư hỏng nhiều phương tiện bên trong đồn". Đầu ngày 4-8, hơi cay cũng được bắn ở quận Chuk Un gần đó sau khi người biểu tình và người dân bao vây đồn cảnh sát địa phương.
Trước đó một ngày, những người biểu tình đã diễu hành qua quận Mong Kok đông đúc, sau đó họ phân tán đến các khu vực khác nhau của bán đảo Cửu Long, nơi họ dựng rào chắn trên các đường phố đông đúc để chặn giao thông.
Người biểu tình được trang bị khá đầy đủ với mặt nạ hoặc khăn quàng cổ và nón bảo hiểm, kính bảo hộ... Ảnh: AFP
Người biểu tình được trang bị khá đầy đủ với mặt nạ hoặc khăn quàng cổ và nón bảo hiểm, kính bảo hộ để phòng trường hợp bị cảnh sát bắn đạn hơi cay. Thậm chí nhiều người mang theo gậy đi bộ đường dài và một số khiên tự chế.
"Chúng tôi không ở cùng một chỗ. Chúng tôi đang sử dụng các chiến thuật tấn công và chạy. Nếu cảnh sát quá mạnh, chúng tôi sẽ rời đi. Chúng tôi là một tảng đá, vì vậy chúng tôi phải như nước" - một công nhân xây dựng nằm trong số những người biểu tình ở khu vực Vượng Giác, Tây Cửu Long cho biết.
Gary, 25 tuổi, một nhà tiếp thị kỹ thuật số, cho biết những người biểu tình đang phối hợp thông qua các mạng xã hội như Instagram, Facebook và Telegram. Đám đông biểu tình chủ yếu là giới trẻ nhưng cũng bao gồm các gia đình và nhiều người già.
Các cuộc biểu tình chống chính quyền tiếp theo đã được lên kế hoạch vào ngày Chủ nhật 4-8 với các nhà hoạt động kêu gọi một cuộc đình công hàng loạt vào ngày mai (5-8).
Trước đó, vào tối 2-8, tại trung tâm Hong Kong, lần đầu tiên hàng ngàn công chức đã bất chấp cảnh báo từ chính quyền giữ quan điểm trung lập về chính trị và tham gia các cuộc biểu tình. Những người tổ chức ước tính có 40.000 người xuống đường ngày 2-8 trong khi cảnh sát đưa ra con số 13.000 người.
Người biểu tình Hong Kong tập trung tại khu vực Tiêm Sa Chủy. Ảnh: AFP
Tại Washington hôm 2-8, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Mỹ đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngừng việc bán đạn dược và thiết bị kiểm soát đám đông trong tương lai cho lực lượng cảnh sát Hong Kong, nơi bị cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức chống lại người biểu tình.
Được biết nhiều tháng biểu tình đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của TP. Lượng khách du lịch đến Hong Kong, nơi được biết đến như khu mua sắm nổi tiếng nhất thế giới, ngày càng hạn chế.
Các cuộc biểu tình đợt này được cho là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hong Kong kể từ khi lãnh thổ này được trả về cho Trung Quốc 22 năm trước.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Hồng Kông : Hàng ngàn công chức bất chấp cảnh báo, tham gia biểu tình Hàng ngàn công chức đã tham gia biểu tình chống chính quyền ở Hồng Kông hôm 2-8 bất chấp cảnh báo giữ quan điểm trung lập về chính trị. Một công chức tên Kathy Yip, 26 tuổi, chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng chính quyền nên đáp ứng các yêu cầu thay vì đẩy cảnh sát ra tiền tuyến như một lá chắn". Hàng...