Người biểu tình Mỹ kéo đổ tượng Columbus
Một nhóm người biểu tình ở bang Maryland đã kéo đổ tượng người tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus rồi lăn xuống nước vào ngày quốc khánh.
Video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy nhóm biểu tình hôm 4/7 dùng dây thừng kéo đổ bức tượng gần khu phố Little Italy ở thành phố Baltimore khi pháo hoa mừng quốc khánh nổ trên bầu trời ở đằng xa. Người biểu tình sau đó lăn bức tượng xuống nước trong tiếng hô hào, cổ vũ của những người khác.
Bức tượng được Tổ chức người Mỹ gốc Italy tặng riêng cho Baltimore vào tháng 10/1984 và thuộc sở hữu của thành phố.
Người biểu tình kéo đổ tượng Christopher Columbus rồi ném xuống nước ở thành phố Baltimore, bang Maryland hôm 4/7.
Đây là bức tượng mới nhất bị kéo đổ trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát diễn ra trên khắp nước Mỹ những tuần gần đây. Người biểu tình kêu gọi loại bỏ các tượng đài của Liên minh cũng như tượng các nhân vật lịch sử ủng hộ chính sách nô lệ hoặc phân biệt chủng tộc.
Video đang HOT
Vai trò của Columbus từ lâu đã gây ra tranh cãi trong lịch sử. Một số người nhìn nhận ông với vai trò là nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ, trong khi nhiều người coi ông là kẻ buôn nô lệ và phạm tội diệt chủng với người da đỏ bản địa. Những chuyến thám hiểm của Columbus được cho là mở đường cho quá trình thực dân hóa châu Mỹ của người châu Âu vào thế kỷ 15.
Tượng Columbus trở thành mục tiêu thường xuyên bị đập phá trong các cuộc biểu tình. Bức tượng ở thành phố Boston, bang Massachusetts, tháng trước bị những kẻ lạ mặt tháo rời phần đầu trong đêm và vứt trên mặt đất gần đó. Trước đó, tượng nhà thám hiểm người Italy nhiều lần bị phá hoại ở thành phố này.
Một bức tượng khác của Columbus trong công viên Byrd ở thành phố Richmond, bang Virginia, bị người biểu tình lật đổ, ném xuống hồ hôm 9/6 và để lại lời nhắn “Phân biệt chủng tộc: Người đời không quên ông đâu”. Một số người tại thành phố Columbus, bang Ohio, thậm chí đề xuất đổi tên địa phương này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên chỉ trích việc loại bỏ các bức tượng. Trump hôm 26/6 ký sắc lệnh hành pháp kêu gọi bỏ tù những người phá hoại các di tích lịch sử, tượng đài ở Mỹ. Sắc lệnh cho phép “Bộ Tư pháp ưu tiên điều tra và truy tố” những người làm hư hại các di tích thuộc sở hữu của chính phủ, căn cứ luật liên bang “cho phép phạt tù lên tới 10 năm đối với các tội cố ý làm hư hại tài sản liên bang”.
Ngoài ra, lệnh cũng đề nghị “giới hạn các khoản trợ cấp liên bang cho các khu vực pháp lý và các cơ quan thực thi pháp luật để xảy ra việc mạo phạm di tích, đài tưởng niệm hoặc tượng”.
Hai anh em nhận bồi thường 3,8 triệu USD vì 24 năm tù oan ở Mỹ
Hai anh em người da đen đã được tha bổng cùng khoản bồi thường 3,8 triệu USD sau khi bị tù oan trong 24 năm liên quan đến vụ giết người mà họ không phải là thủ phạm.
Eric Simmons và Kenneth "JR" McPherson đã phải thụ án tù 24 năm vì một vụ giết người mà họ không phải là thủ phạm. Hai người được tiểu bang Maryland trả tự do và khoản bồi thường gần 2 triệu USD mỗi người vào ngày 17/6, đưa họ trở thành người thứ 9 và 10 ở bên ngoài bang nhận tiền bồi thường từ chính quyền kể từ tháng 10/2019
Hội đồng các Vấn đề Công cộng bang Maryland đã bỏ phiếu nhất trí trả cho Simmons và McPherson 8 khoản bồi thường với tổng cộng 1,9 triệu USD cho mỗi người đến tháng 7/2025, Washington Post cho biết.
Hai người đàn ông ở độ tuổi 20 khi họ bị kết án vào năm 1995 với tội danh giết người và phải nhận án chung thân. Một quan chức tại Dự án Vô tội có trụ sở tại New York, người đã đấu tranh cho việc tha bổng họ, nói rằng cảnh sát đã ép một đứa trẻ 13 tuổi xác nhận Simmons và McPherson là thủ phạm trong vụ giết Anthony Wood ở Baltimore.
Ban đầu cậu bé nói với các cảnh sát rằng 2 anh em họ không liên quan, nhưng sau đó lại xác định họ là thủ phạm. Một nhân chứng khác được trả tiền để nói rằng nhìn thấy 2 anh em ở hiện trường, dù người này sống rất xa vụ nổ súng.
Hai anh em đã bị ngồi tù oan 24 năm vì sự tắc trách của cảnh sát. Ảnh: Washington Post.
Dự án Vô tội Trung Đại Tây Dương, Bệnh viện dự án Vô tội Đại học Baltimore và đoàn luật sư thành phố Baltimore đã mở cuộc điều tra chứng minh anh em người da đen vô tội.
Sau khi luật sư Marilyn Mosby của thành phố Baltimore ký văn bản về sự vô tội của họ, 2 anh em đã được trả tự do vào tháng 5/2019. Simmons, hiện đã 49 tuổi, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đánh giá cao hành động của Hội đồng các Vấn đề Công cộng, nhưng không có khoản tiền nào có thể bù đắp nỗi đau của ông trong quá khứ.
"Mẹ tôi đã chết vào năm 2009 và tôi không thể lấy lại được điều đó. Tiền không thể sửa chữa thời gian lính canh nhảy bổ vào đánh và nhét tôi vào hố. Tiền không thể bù đắp điều đó", ông Simmons nói, người đã gặp nhà trị liệu tâm lý và phải dùng 3 loại thuốc khác nhau để đối phó với chứng mất ngủ.
Trung úy Boyd K. Rutherford, thành viên hội đồng nói rằng mức bồi thường rất ít so với 24 năm mà họ bị tù oan. Nancy K. Kopp, thành viên hội đồng đã lên tiếng xin lỗi và kêu gọi cải cách hệ thống tư pháp để chấm dứt việc bỏ tù oan về những tội mà họ không gây ra.
"Chúng tôi nợ các quý ông này không chỉ là khoản bồi thường mà chúng tôi đang thực hiện mà còn xin lỗi một cách chân thành và giám sát các thay đổi trong hệ thống tư pháp để ngăn chặn điều này xảy ra trong tương lai", bà Kopp nói.
Vai trò gây tranh cãi của 'Người tìm ra châu Mỹ' Trẻ em Mỹ thời tiểu học được dạy câu thơ "Năm 1492, Columbus giương buồm ra đại dương", đề cập tới một người gây tranh cãi trong lịch sử. Các học sinh được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy...