Người biểu tình Hong Kong ngừng bao vây tòa thị chính
Hôm 5/10, người biểu tình ở Hong Kong đã đồng ý ngừng bao vây tòa thị chính và bắt đầu rời khỏi khu vực Mong Kok để công chức trở lại đi làm sau hơn một tuần bất ổn.
Một lãnh đạo của phong trào “Chiếm Trung tâm” cho biết người biểu tình sẽ bắt đầu tháo vòng vây quanh tòa thị chính bởi mục đích của họ là phản đối ông Leung Chun-ying, đặc khu trưởng Hong Kong, chứ không muốn làm liên lụy tới các công chức khác. Những người biểu tình rời khỏi khu vực Mong Kok cho biết họ sẽ tập trung tại Admiralty, nơi đặt trụ sở của nhiều tòa nhà chính quyền và doanh nghiệp.
Cảnh sát đang dỡ một lều trại của đoàn biểu tình ở gần tòa thị chính Hong Kong
Một lý do khác nữa khiến nhiều người biểu tình nhanh chóng rút khỏi khu vực này từ chiều 5/10 là vì họ tin rằng cảnh sát khu vực đang chuẩn bị tiến hành một cuộc đàn áp mạnh tay mới nhằm lập lại trật tự. Họ cảm thấy sợ súng cao su, đạn hơi cay và tin rằng cũng đã tới thời điểm để chuyển sang đối thoại.
Trước đó, nhà lãnh đạo Leung Chun-ying cũng đã lên tiếng kêu gọi đoàn biểu tình rút lui, mở đường cho khoảng hơn 3.000 công chức trở lại làm việc từ hôm nay. Tuy đã có dấu hiệu nhượng bộ, song người đứng đầu phong trào “Chiếm Trung tâm” khẳng định họ vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng ở khu vực trung tâm thành phố.
Lực lượng biểu tình trên các trục đường chính dẫn tới tòa nhà chính quyền ở Mong Kok đã thưa thớt hơn
Video đang HOT
Đoàn biểu tình cho biết họ đang xem xét tới các cuộc đàm phán với chính quyền nếu lực lượng cảnh sát không tấn công họ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng một cuộc đối thoại chính thức khó có thể diễn ra khi cả chính quyền và lãnh đạo cuộc bãi khóa chưa có sự thống nhất ý kiến về những nguyên tắc cơ bản để tổ chức một cuộc đàm phán.
Mặc dù việc rời khỏi Mong Kok đã được lãnh đạo phong trào “Chiếm Trung tâm” tuyên bố, nhưng nhiều sinh viên lại không hưởng ứng quyết định này, dẫn tới việc nội bộ đoàn biểu tình đã bắt đầu có sự phân hóa.
Nhiều sinh viên vẫn cố thủ trên những trục đường chính dẫn tới tòa nhà chính phủ, thậm chí có nhiều sinh viên mới tham gia phong trào bắt đầu tới khu vực Mong Kok để thế chỗ những người biểu tình vừa mới rời đi.
Nhiều sinh viên không đồng ý với quyết định tháo vây tòa thị chính và vẫn cố thủ trên các con đường quanh khu vực này
Cuộc biểu tình đòi dân chủ với sự tham gia của hàng nghìn người Kong Kong, trong đó chủ yếu là sinh viên nổ ra từ hôm 22/9. Tới ngày 28/9, đoàn biểu tình bắt đầu phong tỏa các trục đường chính quanh tòa nhà chính quyền ở Mong Kok. Cuộc đàm phán giữa chính quyền Hong Kong và lãnh đạo của phong trào biểu “Chiếm Trung tâm” dự kiến diễn ra hôm 4/10 đã bị hủy bỏ do đoàn biểu tình đụng độ với những người chống biểu tình. Cho tới nay, một số người biểu tình đã có dấu hiệu nhượng bộ và người ta hy vọng một cuộc đàm phán mới sẽ sớm diễn ra.
Theo Khampha
Đụng độ bùng phát trong biểu tình ở Hong Kong
Đụng độ nổ ra khi cuộc biểu tình đã diễn ra suốt 5 ngày liên tiếp tại trung tâm Hong Kong.
Ngày 3/10, đã xảy ra đụng độ trong cuộc biểu tình ở Hong Kong khi một nhóm người chống biểu tình tìm cách phá khu lều trại và các điểm tiếp tế của người biểu tình đòi dân chủ trên đường phố Hong Kong.
Đụng độ nổ ra tại một khu lều trại do sinh viên dựng lên
Cảnh sát lập hàng rào ngăn cản đụng độ lan rộng
Đụng độ nổ ra tại hai khu mua sắm nhộn nhịp nhất của Hong Kong là Causeway Bay và Mong Kok, nơi một nhóm người chống biểu tình xuất hiện và tháo dỡ chướng ngại vật mà người biểu tình dựng lên trong cuộc đấu tranh đòi tổ chức cuộc bầu cử tự do cho Hong Kong.
Hiện vẫn chưa rõ nhóm người chống biểu tình này là các doanh nhân Hong Kong quá mệt mỏi với tình trạng gián đoạn việc làm ăn do biểu tình, hay là những người được chính quyền thuê để gây rối như cáo buộc của phong trào biểu tình.
Một trạm tiếp tế do người biểu tình dựng lên bị phá tan tành
Cảnh sát ra tay can thiệp một đối tượng quá khích
Chỉ còn vài trăm sinh viên bám trụ lại trên đường
Xung đột bùng phát trong bối cảnh người biểu tình vẫn đang đối đầu với cảnh sát ở gần trụ sở tòa thị chính Hong Kong sau khi Trưởng đặc khu Leung Chun-ying kiên quyết không từ chức theo tối hậu thư mà người biểu tình đưa ra.
Trong lúc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đang bày tỏ quan ngại về tình hình biểu tình diễn ra tại một trong những trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới, chính phủ Trung Quốc vẫn khẳng định rằng sẽ "không có chỗ cho nhượng bộ về các nguyên tắc quan trọng".
Theo Khampha
Người biểu tình Hong Kong đặt hạn chót với chính quyền Người biểu tình Hong Kong cảnh báo sẽ mở rộng chiến dịch kháng cự thụ động nếu trưởng đặc khu không đáp ứng các yêu cầu của họ, VOA đưa tin. Hong Kong, biểu tình, đặt hạn chót Trong một thông báo ngắn, nhóm Chiếm đóng Trung tâm tuyên bố, sẽ công bố các kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của kháng...