Người biểu tình cực đoan đập phá mọi thứ ở trung tâm Thủ đô Paris
Những đám khói lớn bốc lên phía trên đại lộ Champs-Elysees ở Thủ đô Paris của nước Pháp, khi những người biểu tình mặc áo vàng Pháp đốt lửa, đập phá các cửa hàng sang trọng và đụng độ với cảnh sát vào thứ Bảy (16/3), trong khuôn khổ một cuộc biểu tình cuối tuần thứ 18 nhằm phản đối Tổng thống Emmanuel Macron.
Champs Elysées và Khải Hoàn Môn trong khói lửa mịt mù. Một số người biểu tình tấn công vào xe của các nhà chức trách, một số khác đập phá các cửa hàng dọc trên đại lộ đẹp nhất Paris -Champs Elysées. Nhiều vụ đụng độ với cảnh sát đã xảy ra trong cuộc xuống đường lần này của phong trào Áo Vàng tại Pháp.
Sau 18 tuần lễ liên tiếp, cuộc xuống đường hôm nay được coi là “tối hậu thư” của phe Áo Vàng gửi tới Chính phủ.
Khải Hoàn Môn trong khói lửa mịt mù. (Nguồn: Getty Images)
Cảnh sát đã cố gắng ngăn chặn những người biểu tình bằng hơi cay và vòi rồng. Xe cứu hỏa vội vã dập tắt hai kiốt đang bốc cháy, khiến khói đen bốc lên cao. Những người biểu tình nhắm vào các biểu tượng của ngành công nghiệp xa xỉ, các cửa hàng sang trọng, bao gồm các thương hiệu như Hugo Boss và Lacoste đã bị đập phá và cướp bóc, ma-nơ-canh bị ném ra khỏi các cửa sổ bị vỡ.
Một số người đập phá các cửa hàng dọc đại lộ Champs Elysées. (Nguồn: Reuters)
Một quán ăn sang trọng có tên là Fouquet, thường là nơi các chính trị gia và người nổi tiếng hay lui tới đã bị đập phá và đốt cháy. Bên ngoài cửa hàng sang trọng Kenzo, một chiếc xe hơi bị đốt cháy, nhiều đám lửa lớn đã bùng lên quanh đại lộ Champs-Elysees.
Những người biểu tình nhắm vào các biểu tượng của ngành công nghiệp xa xỉ, các cửa hàng sang trọng. (Nguồn: AFP)”>
Những người biểu tình nhắm vào các biểu tượng của ngành công nghiệp xa xỉ, các cửa hàng sang trọng. (Nguồn: AFP)
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Oliverhe Castaner cho biết, đã có khoảng 7.000-8.000 người biểu tình ở Paris vào thứ Bảy này, trong đó khoảng 1.500 người là những người cực đoan có mặt ở đó để đập phá mọi thứ.
Quyết định xử lý vụ việc theo đường lối cứng rắn, Bộ trưởng Castaner đã ra lệnh cho cảnh sát cương quyết với những hành vi phạm pháp không thể chấp nhận được này, lên án những kẻ bạo lực và đang lợi dụng cuộc biểu tình để gây hỗn loạn ở Paris.
Cảnh sát Paris đã huy động 5.000 nhân viên, 6 xe bọc thép để đối phó với những người biểu tình quá khích. Tình hình ở Paris trong ngày càng thêm phức tạp do một số cuộc tuần hành khác cũng đã được dự trù sẽ tiếp tục diễn ra.
Người biểu tình đập phá kính trước cửa hàng quần áo cao cấp mang thương hiệu Boss. (Nguồn: AFP)”>
Người biểu tình đập phá kính trước cửa hàng quần áo cao cấp mang thương hiệu Boss. (Nguồn: AFP)
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát. (Nguồn: AFP)
Khoảng 1.500 người biểu tình là những người cực đoan có mặt để đập phá mọi thứ. (Nguồn: AFP)
Người biểu tình đeo mặt nạ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: AFP)
Những chiếc xe bị người biểu tình phá hủy. (Nguồn: AFP)
Cảnh sát Paris đã huy động 5.000 nhân viên, 6 xe bọc thép để đối phó với tình hình. (Nguồn: AFP)
Tình hình ở Paris trong ngày càng thêm phức tạp do một số cuộc tuần hành khác cũng đã được dự trù sẽ tiếp tục diễn ra. (Nguồn: AP)
Theo Thegioi&VietNam
Biểu tình bạo lực 'Áo vàng' tiếp diễn, Paris lại xảy ra tấn công, cướp bóc
Ngày 16/3, cuộc biểu tình "Áo vàng" lại tiếp diễn tại thủ đô Paris, Pháp và nhanh chóng chuyển thành bạo lực.
Đây là tuần thứ 18 liên tiếp, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra.
Cảnh sát đã xịt hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình, lập các chướng ngại vật gần đại lộ Champs Elysees. Những người biểu tình sau đó đã tấn công một xe cảnh sát và tìm cách chui vào chiếc xe. Tình trạng cướp bóc cũng xảy ra tại nhiều cửa hàng trên đại lộ này.
Đây là tuần thứ 18 liên tiếp, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra. (Ảnh: AP)
Hơn 5.000 cảnh sát đã được triển khai để đề phòng các tình huống bạo lực.
Cuối tuần trước, Bộ Nội vụ Pháp ước tính có khoảng 28.600 người tham gia biểu tình trên toàn nước Pháp, giảm so với con số 39.300 người biểu tình ghi nhận tuần trước đó và cũng là con số thấp nhất kể từ khi các cuộc biểu tình bùng phát hồi tháng 11/2018.
Hoạt động biểu tình của những người "Áo vàng" nổ ra tại Pháp từ trung tuần tháng 11/2018, xuất phát từ làn sóng phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu và nhanh chóng lan rộng thành một chiến dịch biểu tình hằng tuần nhằm phản đối các chính sách của chính phủ.
Chính phủ Pháp đã thực hiện một số biện pháp nhằm xoa dịu tình hình như hủy bỏ chính sách tăng thuế nhiên liệu, công bố gói tăng lương trị giá 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD) và giảm thuế cho những người thu nhập thấp hoặc hưu trí. Tuy nhiên, những nhượng bộ này được cho là chưa thỏa mãn yêu cầu của những người biểu tình "Áo vàng" muốn có một sự thay đổi chính sách cơ bản có lợi hơn cho nhóm người có thu nhập thấp. Cho đến nay, các cuộc biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Một số hình ảnh ở Paris ngày 16/3:
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: AP)
(Ảnh: Reuters)
Nguồn: Báo Tin Tức
Hàng nghìn người 'Áo vàng' lại biểu tình trên khắp nước Pháp Ngày 12/1, nước Pháp lại tiếp tục chứng kiến làn sóng biểu tình "Áo vàng" với việc hàng nghìn người tuần hành trên khắp nước này. An ninh đã được siết chặt tại nhiều nơi trong bối cảnh giới chức lo ngại nguy cơ bùng phát bạo lực. Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 5/1/2019. Ảnh:...