Người biểu tình chiếu đèn trong Valentine ủng hộ Navalny
Một số người dân Moskva và Saint Petersburg chiếu đèn từ điện thoại trong khu dân cư và quảng trường, bày tỏ ủng hộ Navalny.
Những người ủng hộ Alexei Navalny, lãnh đạo đảng đối lập Nga đang bị giam, đã xuống đường trong thời tiết lạnh giá, sau khi nhóm của Navalny kêu gọi người dân thực hiện các cuộc mít tinh dài 15 phút và đăng ảnh lên mạng xã hội tối 14/2.
Nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm hàng chục người, đã chiếu đèn tại nhiều địa điểm ở hai thành phố lớn nhất nước Nga, bày tỏ ủng hộ Nalvany.
Người dân Nga chiếu đèn điện thoại di động tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moksva, hôm 14/2. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Trong một sân chơi nhỏ ở tây nam Moskva, khoảng 30 người tụ tập. Một số dẫn theo chó cưng, vài người khác dẫn theo con nhỏ, cùng giơ điện thoại di động và tạo thành hình trái tim trên nền tuyết trắng.
Mikhail Orlov, một trong số những người biểu tình, cho hay anh tham gia nhằm biểu lộ sự không hài lòng với các chính sách của Tổng thống Nga Putin. “Đất nước đang suy yếu, khoa học thì suy tàn”, kỹ sư 29 tuổi nói, cho hay anh nhìn thấy một số người khác dù không xuống đường nhưng vẫn chiếu đèn từ cửa sổ.
Maria, vợ của Orlov, cho hay đang cân nhắc rời khỏi Nga bởi “không cảm thấy mình được bảo vệ tại đây”.
Tại Saint Petersburg, những người ủng hộ Navalny cũng tụ tập thành các nhóm nhỏ chiếu đèn di động và nhảy múa. Nhiều video về các cuộc tụ họp tương tự được nhóm của Nalvany đăng lên mạng xã hội.
Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi giới chức tuần trước kết án Navalny gần ba năm tù giam và bắt giữ gần 10.000 người ủng hộ lãnh đạo đảng đối lập. Nhóm của Nalvany sau đó hoãn các cuộc biểu tình lớn tới mùa xuân hoặc mùa hè, nhưng kêu gọi người ủng hộ sử dụng ngày Valentine để thử những cách biểu tình mới an toàn hơn.
Hàng trăm phụ nữ hôm qua cũng tạo thành chuỗi người ở Moskva và Saint Petersburgh, sử dụng ngày Valentine để bày tỏ ủng hộ với Yulia, vợ của Nalvany. Khoảng 300 phụ nữ tụ tập ở phố Arbat, trung tâm lịch sử của thành phố Moksva. “Bằng cách này, chúng tôi muốn thể hiện chúng ta sinh ra để yêu thương nhau và phản đối bạo lực”, Darya Obraztsova, 22 tuổi, sinh viên, nói.
Navalny, lãnh đạo đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, hồi tháng 8/2020 bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva, sau đó được đưa tới Berlin, Đức, để điều trị. Các nước phương Tây cáo buộc Nga “đầu độc” Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok thời Liên Xô, tương tự tuyên bố của nhà hoạt động này, nhưng Moskva nhiều lần bác bỏ.
Ngay sau khi từ Đức trở về Nga hôm 17/1, Navalny bị bắt với cáo buộc vi phạm quy định về án treo năm 2014. Tòa án ở Moskva sau đó ra lệnh chuyển bản án treo 3,5 năm mà Navalny lĩnh vào năm 2014 thành án tù giam. Ông phải ngồi tù hai năm 8 tháng vì thời gian bị quản thúc tại gia trước đây được tính là thời gian thụ án. Nhà hoạt động 44 tuổi còn có nguy cơ đối mặt với rắc rối liên quan đến ba vụ án hình sự khác.
Nga kết án Navalny 3,5 năm tù
Tòa án ở Moskva phạt Alexei Navalny 3,5 năm tù vì vi phạm các điều khoản của án treo về tội tham ô năm 2014, bất chấp sự phản đối quốc tế.
Thẩm phán Natalya Repnikova ngày 2/2 ra lệnh chuyển bản án treo 3,5 năm mà Navalny lĩnh vào năm 2014 thành án tù giam. Luật sư của Navalny cho biết thời gian ông bị quản thúc tại gia trước đây sẽ được tính là thời gian thụ án, tức là thực tế, nhà hoạt động sẽ ngồi tù hai năm 8 tháng.
Alexei Navalny tại phiên tòa ở Nga ngày 2/2. Ảnh: Reuters .
Tổ chức Chống tham nhũng của Navalny (FBK) ngay lập tức kêu gọi những người ủng hộ biểu tình ở trung tâm Moskva để phản đối bản án. Hàng trăm người xuống đường phố thủ đô Nga vào tối 2/2, kêu gọi giới chức thả Navalny. Cảnh sát chống bạo động dùng dùi cui để giải tán đám đông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của tòa án Nga. EU thúc giục Nga thả Navalny ngay lập tức. Đức không loại trừ khả năng áp thêm lệnh trừng phạt với Nga.
Nhóm quan sát OVD-Info ngày 3/2 cho biết Nga đã bắt hơn 10.000 người tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Navalny trên khắp nước trong hai tuần qua. Các nước châu Âu kêu gọi giới chức Nga không dùng bạo lực với người biểu tình. Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng "việc tổ chức các cuộc biểu tình trái phép làm gia tăng lo ngại và khiến cho cảnh sát phải hành động cứng rắn".
Navalny, lãnh đạo đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bị bắt sau khi trở về Nga hôm 17/1 vì cáo buộc vi phạm quy định về án treo. Năm 2014, Navalny và anh trai Oleg bị kết tội biển thủ khoảng 500.000 USD từ hai công ty Nga trong năm 2008-2012. Nhà hoạt động 44 tuổi còn có nguy cơ đối mặt với rắc rối liên quan đến ba vụ án hình sự khác.
Các nước phương Tây cáo buộc Nga "đầu độc" Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok thời Liên Xô vào năm ngoái, tương tự tuyên bố của nhà hoạt động này, nhưng Moskva đã nhiều lần bác bỏ.
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Nga, dọa cấm vận Triều Tiên Ngoại trưởng Blinken chỉ trích vụ Nga bắt lãnh đạo đối lập Navalny, đồng thời cảnh báo có thể áp thêm cấm vận để phi hạt nhân hóa Triều Tiên. "Tôi thấy lo lắng sâu sắc với hành động trấn áp bạo lực nhằm vào người biểu tình Nga", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên truyền hình hôm 1/2, đề cập vụ...