Người biểu tình chiếm tòa nhà chính quyền ở Ukraina
Những người biểu tình ủng hộ Nga chiếm các tòa nhà chính quyền ở 3 thành phố phía đông Ukraina hôm 6/4.
Người biểu tình chiếm giữ một tòa nhà chính quyền ở Luhansk, Ukraina hôm 6/4. Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin, những người biểu tình xông vào nhiều tòa nhà chính quyền ở thành phố công nghiệp Donetsk và các văn phòng an ninh ở Luhansk. Sau đó họ vẫy cờ Nga và đề nghị chính quyền thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea để sáp nhập Nga.
Theo hãng tin Interfax, người biểu tình cũng chiếm giữ tòa nhà hành chính ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraina. Cả 3 thành phố Donetsk, Luhansk và Kharkov đều nằm sát biên giới giữa Ukraina với Nga.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Ukraina, ông Arsen Avakov, tuyên bố chính phủ sẽ lập lại trật tự ở khu vực phía đông đất nước nhưng không sử dụng vũ lực. Ngoài ra, ông Avakov cũng cáo buộc tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovich, người có các cơ sở chính trị ở Donetsk, cấu kết với ông Putin để làm tình trạng căng thẳng tăng lên.
“Ông Putin và Yanukovich đã tạo ra làn sóng các cuộc biểu tình đòi ly khai ở phía đông đất nước. Số lượng người biểu tình không lớn nhưng họ rất hung hăng”, ông Avakov nói trong một thông báo trên mạng xã hội. Bộ trưởng Nội vụ Ukraina nói thêm rằng tình hình sẽ trở lại bình thường mà không cần đổ máu.
Quyền Tổng thống Oleksander Turchinov vừa kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp với các lãnh đạo an ninh ở Kiev để kiểm soát tình hình phía đông đất nước.
Tinh hình khu vực phía đông Ukraina, nơi người dân chủ yếu nói tiếng Nga, trở nên căng thẳng kể từ khi cựu tổng thống Yanukovich chạy khỏi đất nước hồi tháng 2. Việc cộng hòa Crimea sáp nhập Nga cũng đẩy mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống mức thấp nhất từ sau Chiến tranh Lạnh.
Theo Xahoi
Căng thẳng Ukraine: Putin gọi điện cho Obama bàn bạc
TT Nga hôm qua chủ động điện đàm với TT Mỹ để thảo luận về một con đường ngoại giao cho vấn đề Ukraine, sau khi cả hai có những phát biểu cứng rắn về chính sách của nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Cuộc gọi điện xoay quanh đề xuất của Washington, liên quan tới "một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng". Hai tổng thống nhất trí các nhà ngoại giao hàng đầu của họ "sẽ gặp để thảo luận bước tiếp theo", CNN dẫn lời Nhà Trắng cho biết.
Chi tiết đề xuất của Mỹ không được hé lộ, nhưng Nhà Trắng cho hay ông Obama tái khẳng định quyết tâm tiến tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. "Tổng thống Obama nói rõ rằng điều này chỉ có thể diễn ra nếu Nga rút quân và không có thêm những bước nhằm tiếp tục vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine", tuyên bố viết.
Nhà Trắng cho hay ông Putin gọi điện cho ông Obama sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gửi đề xuất tới người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại The Hague, Hà Lan, hôm đầu tuần. "Tổng thống Obama đã đề nghị Nga phản hồi cụ thể bằng văn bản", Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho hay.
Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Obama phát biểu rằng Nga phải rút quân khỏi vùng biên giới với Ukraine, trong khi ông Putin ca ngợi rằng việc thu hồi Crimea không đổ máu chứng tỏ lòng quả cảm và sự chuyên nghiệp của quân nhân Nga.
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vừa vẽ lại bản đồ châu Âu và mở đường cho sự chia rẽ Đông - Tây như dưới thời Chiến tranh Lạnh. Bế tắc ngoại giao buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) củng cố các vị trí dọc biên giới với Nga, nhằm trấn an các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ sau hành động của Nga.
Theo Xahoi
Nga tuyên bố bắn hạ máy bay do thám Mỹ ở Crimea Rostec tuyên bố đã dùng công nghệ điện tử để bắn hạ chiếc máy bay do thám này. Ngày 14/3, một công ty công nghệ và vũ khí thuộc sở hữu của nhà nước Nga tuyên bố thiết bị của họ vừa bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Mỹ trên khu vực Crimea của Ukraine. Công ty Rostec...