Người biểu tình chiếm khu phố Mỹ
Hàng trăm người biểu tình đã dựng rào chắn, tạm thời chiếm khu vực ở quận Capitol Hill, thành phố Seattle và gọi đó là “khu tự trị”.
Khoảng 500 người đã chiếm một khu vực ở quận Capitol Hill kể từ tối 8/6, khi lực lượng cảnh sát di chuyển rào chắn ngăn đường phố và rời đồn cảnh sát Phân khu phía Đông, nhằm giảm bớt căng thẳng theo đề nghị của giới chức thành phố. Người biểu tình dùng chính hàng rào của cảnh sát để ngăn khu vực và gọi đó là “ khu tự trị Capitol Hill”.
Cảnh sát trưởng Seattle Carmen Best cho biết Capitol Hill không thể tiếp tục bị chiếm đóng, song cả Best và Thị trưởng Jenny Durkan đều không nói thành phố sẽ lên kế hoạch ra sao để giải tán nhóm biểu tình.
Người biểu tình tập trung tại “khu tự trị Capitol Hill” ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ, hôm 11/6. Ảnh: CNN.
Tổng thống Mỹ Donald đã đe dọa sẽ cử quân đội tới Seattle để giải quyết vấn đề này. “Chúng ta sẽ không để điều này xảy ra ở Seattle. Nếu chúng ta phải tới đó, chúng ta sẽ làm như vậy”, Trump nói với Fox News hôm 11/6.
Video đang HOT
“Hãy để thống đốc làm điều đó. Ông ấy có các Vệ binh Quốc gia tuyệt vời. Bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ được thực hiện. Đám người này sẽ không thể chiếm một phần lớn của thành phố tuyệt vời”, ông chủ Nhà Trắng nói thêm.
Tuy nhiên, thị trưởng Durkan đã phản đối đề nghị của Trump và cho đó là hành động bất hợp pháp.
“Hành động đưa quân đội vào Seattle là vi hiến và bất hợp pháp”, thị trưởng Durkan nói trong cuộc họp báo ở thành phố chiều 11/6. “Không có mối đe dọa nào sắp xảy ra với cuộc xâm chiếm tại Seattle”. Durkan nói thêm phần lớn các cuộc biểu tình trong khu vực này đều diễn ra hòa bình.
Dòng chữ sở cảnh sát Seattle Phân khu phía Đông bị người biểu tình sửa thành Cơ quan nhân dân Seattle Phân khu phía Đông hôm 11/6. Ảnh: CNN.
Tối 7/6, một người đàn ông ở Seattle đã lao xe ôtô vào đám đông biểu tình ở quận Capitol Hill, trước khi ra khỏi xe và nổ súng, khiến một số người bị thương. Nghi phạm ngoài 30 tuổi đang bị giam để điều tra.
Những cuộc tuần hành, biểu tình và thậm chí là bạo lực nổ ra trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ trong hơn hai tuần qua, sau khi George Floyd, một người da màu, bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5.
Người biểu tình chỉnh đốn Vệ binh Quốc gia Mỹ George Floyd phơi bày thất bại cải cách cảnh sát Mỹ Tướng Mỹ hối tiếc vì tháp tùng Trump đến nhà thờ Cảnh sát Mỹ ấm ức giữa làn sóng biểu tình 23 Trump đề xuất tăng cường huấn luyện cảnh sát Mỹ.
Mỹ: Bắt giữ đối tượng lao xe, nã súng vào người biểu tình ở Seattle
Sáng 8/6 giờ Việt Nam, một đối tượng đã lao xe vào đám đông người biểu tình tại khu vực Đồi Capitol ở thành phố Seattle của Mỹ, sau đó nổ súng làm một người bị thương.
Đối tượng lái xe đâm vào đám đông người biểu tình. (Nguồn: The Seattle Times)
Đêm 7/6 theo giờ Mỹ, tức sáng 8/6 giờ Việt Nam, một chiếc ôtô đã lao vào đám đông người biểu tình tại khu vực Đồi Capitol ở thành phố Seattle của Mỹ.
Tin cho biết đối tượng đã nổ súng làm một người bị thương trước khi định trốn khỏi hiện trường song đã bị cảnh sát bắt giữ. Nạn nhân bị thương hiện đã ổn định.
Tại Mỹ đang diễn ra làn sóng biểu tình phản đối vụ công dân Mỹ gốc Phi George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại thành phố Minneapolis, thuộc bang Minnesota tuần trước.
Một đoạn video cho thấy một cảnh sát da trắng, được xác định là Derek Chauvin, đã đè cổ Floyd xuống đất bằng đầu gối trong gần 8 phút, trong khi người này nằm sấp, bị còng tay và nói "tôi không thở được."
Đối tượng nã súng làm bị thương một người biểu tình. (Nguồn: The Seattle Times)
Floyd tử vong không lâu sau đó tại một bệnh viện địa phương, nguyên nhân tử vong được xác định là do nghẹt thở.
Cái chết của George Floyd đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Ngày 7/6, Chủ tịch Hội đồng thành phố Minneapolis, bà Lisa Bender thông báo sở cảnh sát thành phố này sẽ bị giải thể và sẽ được xây dựng lại để thực sự mang lại an toàn cho cộng đồng.
Lý do khiến Mỹ chìm trong vòng xoáy biểu tình bạo lực lớn nhất lịch sử Biểu tình đã lan rộng khắp các thành phố và nông thôn của Mỹ. Phản ứng của người dân cũng dữ dội và quyết liệt hơn. Hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường biểu tình để phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi chống các hành vi bạo lực của cảnh sát sau cái chết của công dân da màu George...