Người biểu tình chiếm Bộ Ngoại giao Thái Lan
Những người biểu tình ùa vào các tòa nhà của Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Thái Lan ở Bangkok ngày 25/11, khi chiến dịch chống chính phủ đang lên cao nhằm lật đổ nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Hàng trăm nghìn người biểu tình phá đổ cổng vào Bộ Ngoại giao Thái Lan và chiếm một khu vực trong khuôn viên tòa nhà, AFP đưa tin. Họ yêu cầu các công chức rời đi và không quay lại làm việc vào ngày mai, theo một phát ngôn viên của bộ.
Những người biểu tình cũng đưa một chiếc xe hơi và một xe tải 6 bánh vào trong khuôn viên Bộ Ngoại giao để làm sân khấu tạm thời. Họ tuyên bố sẽ chiếm nơi này và qua đêm ở đây.
“Đây là một cuộc chiếm giữ hòa bình của người dân”, cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban nói tại một cuộc họp báo từ Bộ Tài chính, đồng thời kêu gọi chiếm giữ toàn bộ các cơ quan chính phủ. “Hệ thống Thaksin không còn có thể làm việc nữa”, ông nói và thề chống lại những cảnh báo của lực lượng an ninh nhằm yêu cầu người biểu tình rời khỏi bộ.
Người dân ôm chân dung Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej khi đang ngồi trong tòa nhà Bộ Tài chính ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP
Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết, trước đó hơn 1.000 người chống chính phủ cũng ập vào tòa nhà Bộ Tài chính và Cục Ngân sách, trong một động thái táo bạo nhất của chuỗi các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng trước.
“Tôi mời những người biểu tình ở đây qua đêm tại Bộ Tài chính”, lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ, ông Suthep, nói với đám đông trước tòa nhà bộ. “Tôi cũng hối thúc những người biểu tình khác làm tương tự, chiếm các tòa nhà và văn phòng chính phủ trên khắp đất nước”, RT dẫn lời ông này.
Sau khi người biểu tình tràn vào Bộ Tài chính, điện trong tòa nhà bị cắt. Sự hiện diện của cảnh sát tại khu này khá hạn chế, trong khi an ninh ở các nơi khác vẫn được đảm bảo. Ông Suthep kêu gọi người biểu tình lên từng tầng, vào từng phòng, tặng hoa cho các công chức và ngồi yên. Ông đề nghị họ không phá hoại tài sản quốc gia vì nó là tiền thuế dân chi.
“Tôi đề nghị các công bộc ủng hộ dân thường. Cục Ngân sách và Bộ Tài chính là trái tim của chế độ Thaksin vì vậy chúng ta sẽ chiếm chúng từ hôm nay. Tôi đề nghị mọi người vào (tòa nhà) một cách hòa bình và chúng ta sẽ cho thấy sức mạnh thực sự của người dân là gì”, Bangkok Post dẫn lời ông nói. Chưa có báo cáo về bất cứ xung đột nào tại đây.
Video đang HOT
Video: Hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ Thái
Trên khắp thủ đô Bangkok, khoảng 30.000 người biểu tình hô vang “Hãy ra đi” và tỏa ra 13 địa điểm, bao vây các văn phòng chính phủ, căn cứ quân sự và hải quân, đài truyền hình quốc gia.
Người biểu tình chống chính phủ tặng hoa cho cảnh sát tại Bangkok hôm nay. Ảnh: AP
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng Thaksin từ chối từ chức. “Tôi không có ý định từ chức hay giải tán Quốc hội”, bà nói. “Nội các vẫn có thể hoạt động, dù chúng tôi đang đối mặt với một số khó khăn. Tất cả các bên đều cho thấy mục đích chính trị của họ, giờ họ phải đối mặt lẫn nhau và thảo luận để tìm một giải pháp hòa bình cho đất nước”.
Bà Yingluck hôm nay cũng đưa ra luật an ninh đặc biệt tại thủ đô Bangkok và các vùng lân cận. “Chính phủ sẽ thực thi các điều luật, nhưng sẽ không dùng vũ lực với người dân”, thủ tướng Thái Lan nói khi tuyên bố quyết định ban hành Luật An ninh Nội địa trên toàn thủ đô.
“Chính phủ yêu cầu người dân không tham gia vào các cuộc biểu tình trái phép và tôn trọng luật pháp”, bà Yingluck nói thêm.
Các cuộc biểu tình bắt đầu tháng trước, nhằm phản đối dự luật ân xá được cho là nhắm tới ông Thaksin, người sống lưu vong nhiều năm nay và cả những người chịu trách nhiệm trong cuộc đàn áp quân sự đẫm máu năm 2010 với phe chống chính phủ, làm hơn 90 người chết. Dự luật bị quốc hội bác bỏ nhưng người biểu tình vẫn đổ ra phố, cố gắng lật đổ chính phủ mà họ cho là con rối của ông Thaksin.
Trọng Giáp – Anh Ngọc
Theo VNE
Nữ Thủ tướng Thái thoát hiểm trong gang tấc
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay (20/11) đã phải hứng chịu một cú giáng mạnh khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết cản trở việc sửa đổi hiến pháp của đảng cầm quyền. Tuy vậy, bà Yingluck cũng đã thoát hiểm trong gang tấc bởi phán quyết của tòa án không khiến đảng của bà phải giải tán.
Chính phủ Thái Lan muốn sửa đổi hiến pháp theo hướng tất cả các thượng nghị sĩ trong tương lai đều do nhân dân bình chọn. Đây được xem là một động thái của nữ Thủ tướng Yingluck nhằm củng cố năng lực kiểm soát ngành lập pháp Thái Lan.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đưa ra phán quyết khẳng định, hành động sửa đổi hiến pháp đó là không hợp hiến nhưng không đảng nào phải giải tán vì vấn đề này. Cũng theo phán quyết của tòa, không ai trong tổng số 312 chính trị gia ủng hộ sửa đổi hiến pháp phải chịu bất kỳ hình phạt nào. Trước đó, người ta lo ngại, nếu Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bất lợi đối với vấn đề sửa đổi hiến pháp thì đảng cầm quyền Puea Thai sẽ phải giải tán và nhiều thành viên của đảng sẽ phải chịu "án" phạt cấm 5 năm không được tham gia chính trường. Điều này nếu xảy ra sẽ là một kết quả bi thảm cho chính quyền của bà Yingluck.
Dự luật sửa đổi hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và đang được trình lên Quốc vương Thái Lan. Tuy nhiên, sau phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp, nữ Thủ tướng Yingluck có thể sẽ phải rút lại dự luật nói trên. Đây rõ ràng là một cú giáng mạnh vào nỗ lực củng cố năng lực kiểm soát về mặt lập pháp của đảng cầm quyền Puea Thai.
Quyết định của Tòa án Hiến pháp là bước thụt lùi mới nhất của chính phủ Thái Lan sau khi Thượng viện hồi tuần trước cũng vừa bác bỏ dự luật ân xá gây tranh cãi mà giới chỉ trích coi là nỗ lực của nữ Thủ tướng Yingluck nhằm "rửa sạch tội" cho người anh trai đầy ảnh hưởng của bà - cựu Thủ tướng Thaksin và đưa ông này trở về nước.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận, "nữ tướng" xinh đẹp Yingluck đã "thoát hiểm trong gang tấc" bởi theo thông thường, nếu Tòa án Hiến pháp ra một phán quyết như vậy thường kèm theo việc đảng cầm quyền phải giải tán và nhiều chính khách bị cấm tham gia chính trường. Nếu kết quả như vậy thì khả năng sống sót của chính phủ của nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck sẽ rất khó khăn.
Những phán quyền của tòa án hiến pháp thường đóng vai trò rất quan trọng trong nền chính trị ở đất nước bất ổn Thái Lan. Đã từng có hai Thủ tướng thân Thaksin buộc phải ra đi năm 2008 bởi những phán quyết như vậy. Và điều đó đã dọn đường cho Đảng Dân chủ đối lập được hậu thuẫn bởi quân đội và những thành phần trung lưu ở Bangkok lên cầm quyền trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của phán quyết được đưa ra từ tòa án hiến pháp mà cả lực lượng ủng hộ và chống chính phủ đều huy động người của mình đến hai đầu của thủ đô Bangkok để chờ đợi phán quyết và sẵn sàng hành động. Bản thân các nhà đầu tư cũng dõi theo tình hình với ánh mắt đầy lo ngại bởi họ sợ rằng, một phán quyết dẫn đến việc giải tán đảng cầm quyền sẽ châm ngòi cho một cơn thịnh nộ đáng sợ của những người ủng hộ chính phủ. Được biết, có đến 10.000 áo đỏ ủng hộ chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck ngày hôm qua (19/11) đã đổ về thủ đô Bangkok, ngủ qua đêm tại đây để chờ đợi phán quyết. Những người áo đỏ thề sẽ phản đối bất kỳ quyết định nào khiến chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck bị sụp đổ.
Trong khi đó, ở phía đối lập, cũng có khoảng 2.500 người chống chính phủ tụ tập về Bangkok.
Rất may là đúng như dự đoán của phần lớn giới phân tích, Tòa án Hiến pháp đã đưa ra một phán quyết "trung dung ở giữa". Theo đó, phán quyết này sẽ ngăn chặn không để dự luật sửa đổi của chính phủ thành luật nhưng cũng không khiến chính phủ của bà Yingluck phải sụp đổ. Phán quyết này giúp giải tỏa tình hình căng thẳng đang leo thang từng giờ trên chính trường Thái Lan.
Chính trường Thái Lan sẽ bùng nổ?
Mặc dù chính trường Thái Lan được cho là đã dịu lại nhưng một số nhà phân tích tin rằng, dự luật ân xá và dự luật thay đổi hiến pháp - cả hai đều là động thái được dàn dựng bởi ông Thaksin nhằm củng cố quyền lực của ông trong những năm sắp tới, có thể sẽ được cả đồng minh và kẻ thù của ông này tận dụng để đạt được lợi ích của mình.
"Mọi tình cảm đang lên cao trào ở thủ đô Bangkok và rõ ràng cả hai phe đều đang sẵn sàng đi đến cùng. Hiện vẫn chưa rõ mọi việc sẽ diễn tiến thế nào nhưng một số người có thể ngồi trên đường phố cho đến khi hết năng lượng", ông Boonyakiat Karavekphan - một nhà phân tích chính trị ở trường Đại học Ramkhamhaeng, Bangkok, cho biết.
Mặc dù Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật ân xá nhưng điều đó chẳng xoa dịu được nhiều đối với những thành phần chống đối chính phủ. Thủ lĩnh lực lượng này - ông Suthep Thaugsuban - người từng là vị chính khách nặng ký của đảng đối lập, hồi tuần trước đã yêu cầu đám đông 50.000 người tiếp tục giữ vững động lực để "lật đổ chính quyền của ông Thaksin Shinawatra".
Những diễn biến trên chính trường Thái Lan trong mấy ngày qua cho thấy, mọi việc liên quan đến cựu Thủ tướng Thaksin vẫn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm mà nếu không xử lý khéo léo thì nữ Thủ tướng Yingluck có nguy cơ khiến chính phủ của mình bị lật đổ.
Ông Thaksin là nguyên nhân chính tạo ra sự phân cực xã hội sâu sắc ở Thái Lan và là nguồn cơn của mọi sự xáo trộn chính trị ở đất nước này trong nhiều năm qua. Cựu Thủ tướng Thaksin được hàng triệu triệu dân nghèo Thái Lan yêu mến vì chính sách "dân túy" của ông nhưng ông lại bị giới hoàng gia, quân đội và tầng lớp trung lưu căm ghét. Những năm qua, người ta chứng khiến không biết bao nhiêu cuộc đối đầu giữa lực lượng ủng hộ ông Thaksin (còn gọi là áo đỏ) và các thành phần chống ông Thaksin (còn gọi là áo vàng). Những cuộc đối đầu đó đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị, dẫn đến sự thay đổi chính quyền liên tiếp và ảnh hưởng tới nền kinh tế Thái Lan cũng như cuộc sống của người dân.
Từ năm 2008 đến nay, chỉ có chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck là có thể dẫn dắt đất nước Thái Lan đi qua một thời gian hòa bình lâu dài như vậy. Đó là một thành công của nữ chính khách trẻ tuổi và xinh đẹp.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nữ Thủ tướng ngọt ngào Yingluck "bên bờ vực" Đảng Dân chủ đối lập Thái Lan hôm qua (15/11) đã trình kiến nghị luận tội nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra về "tội lạm dụng quyền lực và vi phạm luật pháp", báo chí địa phương đồng loạt đưa tin. Bản kiến nghị luận tội Thủ tướng Yingluck có chữ ký của 146 nghị sĩ Thái Lan đã được Phó Chủ...