Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày nên tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu…
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid
Một số loại trái cây chua (chanh, quất, xoài, khế…); thực phẩm chua (mẻ, dấm); nước ngọt, đồ uống có ga… sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây đau bụng, buồn nôn. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn không biết đau dạ dày kiêng gì thì nên tránh những thực phẩm trên.
Không nên ăn thực phẩm tổn thương niêm mạc dạ dày
Món ăn chiên nhiều dầu mỡ; đồ uống (rượu, bia, chè đặc, cà phê…); các gia vị cay nóng (ớt, gừng, tiêu…); rau củ già, rễ cây; các loại nấm… có thể gây kích thích làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Không nên ăn thực phẩm phẩm gây chướng bụng
Giá đỗ, hành, dưa muối… có khả năng lên men dẫn đến hình thành hơi trong dạ dày. Đặc biệt, không nên ăn trứng gà khi chưa chín vì lòng trắng sống chứa chất antitrypsin ngăn cản quá trình tiêu hóa protein gây đầy bụng khó tiêu.
Ngoài việc tìm hiểu đau dạ dày kiêng gì, người bệnh cũng cần phải chú ý những một số vấn đề khác như:
Nên sử dụng đồ ăn đã được nấu chín kĩ, mềm giúp giảm áp lực hoạt động co bóp của dạ dày.
Ăn chậm nhai kỹ để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa acid trong dạ dày.
Người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no khiến dạ dày phải tiết nhiều acid.
Video đang HOT
Dùng đồ ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa ăn no.
Một số thực đơn mẫu nên tham khảo
Thực đơn 1
Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).
Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.
Thực đơn 2
Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.
Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).
Trúc Chi
Theo phununews
Những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ tự nhiên
Đau dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Trong đó, chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, tiêu thụ rượu bia, nicotine và căng thẳng thần kinh là những yếu tố khiến bệnh tiến triển nhanh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày bằng các phương pháp tự nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí.
Uống nước ép bắp cải, cà rốt
Đây được xem là phương thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất từ trước tới nay. Các dưỡng chất trong bắp cải và cà rốt sẽ kích thích cơ thể sản xuất axít amin có khả năng tăng lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết loét.
Bên cạnh cà rốt, bạn cũng có thể kết hợp rau bó xôi và bắp cải để làm nước ép uống mỗi ngày, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
Dùng mật ong
Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày. Do đó, mật ong là bài thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm loét dạ dày an toàn và hữu hiệu. Bạn có thể tiêu thụ mật ong bằng cách uống trực tiếp hay kết hợp với các loại bánh mì và bột ngũ cốc cho bữa ăn sáng.
Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày. Ảnh minh họa.
Ăn chuối
Đây là cách tuyệt vời để trung hòa lượng dịch axít hyperacidity tiết nhiều trong dạ dày, giúp giảm viêm và tăng cường các niêm mạc dạ dày. Những người không thích ăn chuối, có thể tiêu thụ chúng dưới dạng nước ép, sinh tố hoặc kem sữa chuối.
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C
Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin C giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các vết loét rất hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm các loại đậu, rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Nguồn cung cấp dồi dào vitamin C gồm cam, chanh, quýt, xoài, kiwi, dâu tây...
Uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày. Ảnh minh họa.
Uống trà bồ công anh, trà hoa cúc La Mã
Đây cũng là biện pháp tốt giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và làm sạch dạ dày.
Uống sữa không đường
Để việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn, bạn nên uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày.
Theo laodong
Nhịn ăn sáng: Thói quen khiến hàng chục triệu người Việt mắc đủ bệnh Nếu nhịn ăn sáng hoặc lười ăn sáng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khoẻ như tiểu đường, tim mạch, sỏi mật, dạ dày... thậm chí ảnh hưởng cả đến sự phát triển trí tuệ. Ảnh minh hoạ: Internet Nhịn ăn sáng không chỉ mang lại sự khởi đầu uể oải trong ngày, mà nếu tiếp tục nhiều...