Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn những thứ này
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày ngày càng trầm trọng là do chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu đang mắc bệnh, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm dưới đây.
Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
Thịt đỏ
Khi ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Vì vậy, khi chúng ta muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên đương nhiên sẽ là không tốt đối với những người đang có bệnh dạ dày.
Video đang HOT
Theo thống kê, có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng sẽ kèm theo như đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
Thức ăn có tính axit
Người bị loét dạ dày không nên ăn các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, me …), cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), hay là thịt nhiều gân sụn…
Không những thế, những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.
Nước có gas, chất kích thích
Người bệnh không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc. Ngoài ra, người bị Viêm loét dạ dày cũng không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá.
Thực phẩm chế biến sẵn
Người mắc bệnh nên hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
Có 4 thói quen tốt này khi ăn, khỏi lo nhiều bạn sẽ trường thọ và sức khỏe rất tốt
Ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, nếu như bạn có thói quen ăn uống tốt sẽ có lợi cho cơ thể.
Nhai chậm
Nhai chậm là thói quen tốt. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã khiến con người sống vội vàng và bỏ thói quen này. Nhiều người nhai quá nhanh là điều không tốt. Miệng là quá trình bắt đầu của chuỗi tiêu hóa. Khi cho đồ ăn vào miệng, răng sẽ giúp nghiền nát và nhai đồ ăn, hòa trộn với nước bọt để chuyển xuống dạ dày.
Nếu ăn quá nhanh, sẽ nhai không kỹ, lúc đó đồ ăn không được nghiền nát. Đồ ăn vào dạ dày không được nghiền nát có thể khiến dạ dày phải làm việc nhiều gây xây xát niêm mạc đường tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày từ đó gây viêm loét dạ dày.
Ăn quá nhanh thì hệ thần kinh sẽ không kịp nhận thông báo đã no sẽ khiến cho bạn ăn quá nhiều. Khi ăn quá nhiều dễ gây béo phì, tăng cân.
Ăn nhạt
Ăn mặn với nhiều người là thói quen, như vậy mới cảm thấy ngon miệng. Tuy nhiên, ăn nhạt là thói quen tốt hơn. Nếu ăn mặn có nghĩa bạn phải nêm nhiều muối vào thực phẩm. Thành phần của muối là Nacl. Khi ăn mặn lâu dài, muối thâm nhập vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày, từ đó gây viêm loét dạ dày cũng như nhiều vấn đề khác.
Ngoài ra, trong muối ăn có lượng natri nhất định, khi ăn quá nhiều muối có nghĩa nạp lượng natri lớn vào người có thể dẫn đến hiện tượng giữ nước lâu ngày gây huyết áp cao và tổn thương thận.
Dinh dưỡng cân bằng
Người có sức khỏe tốt sẽ có thói quen ăn uống tốt. Ăn uống tốt không có nghĩa là ăn đủ bữa, ăn đa dạng mà phải biết kết hợp các loại đồ ăn nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Bạn cần kết hợp thực phẩm chứa đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ thật sự cân bằng trong các bữa ăn. Không nên chỉ tập trung quá nhiều vào thịt, trứng... Ngoài ăn các đồ ăn này, bạn cần bổ sung trái cây, rau, sữa, ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn trong ngày rất quan trọng. Nhiều người dậy muộn và bỏ bữa sáng nhưng đó là điều không hề tốt. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, bổ sung glucose cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động, làm việc. Sau một đêm ngủ dài, nếu bạn nhịn bữa sáng thì cơ thể thiếu năng lượng, không trùng hòa dịch vị axit trong dạ dày.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn coi thường bữa trưa và bữa tối. Dù bận đến mấy cũng cần bớt thời gian, sắp xếp việc ăn cẩn thận nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Mẹ bầu uống nước dừa vào thời điểm nào tốt nhất? Nước dừa từ lâu đã được xem là thức uống vàng của các mẹ bầu nhưng cần uống đúng thời điểm để tốt nhất. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm...