Người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu máu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. 1 trong 3 người bị cơn thiếu máu não thoáng qua cuối cùng sẽ bị đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau cơn thiếu máu não thoáng qua. Vậy người bị thiếu máu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ
Với quan điểm về cơn thiếu máu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó là lành tính và sẽ phục hồi sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 80% những trường hợp bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong vòng khoảng 6 tháng.
Bệnh nhân đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch máu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ bệnh nhân sẽ rơi vào cơn thiếu máu não thực sự, sau đó họ sẽ bị đột quỵ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.
Cơn thiếu máu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.
Thiếu máu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).
Video đang HOT
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua giống với những triệu chứng được phát hiện sớm trong cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột:
Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.
Nói lắp hoặc thay đổi giọng nói hoặc lời nói khó hiểu.
Mù một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp.
Nếu có 3 – 4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của tiền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ.
Cần kiểm soát khi có biểu hiện thiếu máu não thoáng qua
Đối với những người có biểu hiện cơn đột quỵ nhẹ cần phải được tầm soát ít nhất một lần bằng những xét nghiệm cơ bản. Đây là những xét nghiệm không quá tốn kém đối với các bệnh nhân: Đường huyết, ion máu, siêu âm tim, đo điện tim, đo huyết áp và chụp X-quang phổi… là những xét nghiệm thường quy.
Nếu như bệnh nhân có điều kiện, có thể chụp phim cộng hưởng từ (MRI 1.5 Tesla, MRI 3 Tesla) để khảo sát mạch máu não. MRI 3 Tesla là xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và chính xác để đánh giá bệnh nhân có bị phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu hay không. Trước đây, việc tầm soát này là không thể. Ngày nay, chúng ta đã có thể xem rõ được những mạch máu não của mình.
Sau khi tầm soát, nếu mức độ mạch máu hẹp từ 90% trở lên, chúng ta sẽ điều trị bằng công nghệ ít xâm lấn như can thiệp đặt stent, nong mạch máu, hoặc những biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu mạch máu chỉ hẹp dưới 50%, chúng ta có thể kiểm soát bằng thuốc uống. Đặc biệt phải bỏ thuốc lá, rượu bia và tăng cường tập thể dục. Những phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nghị lực của bệnh nhân.
Những trường hợp sau khi tầm soát có kết quả khỏe mạnh bình thường, thì 5 – 10 năm mới cần phải chụp lại. Lúc này có thể an tâm hơn về sức khỏe của mình, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là về nhà sẽ uống rượu bia, thuốc lá thả ga.
Với những người có nguy cơ đột quỵ, bác sĩ sẽ cho liệu trình theo dõi một cách phù hợp. Có thể trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm họ cần phải kiểm tra lại, thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sẽ kiểm tra lại nếu cơ thể có những rối loạn bất thường.
Vì cơn thiếu máu não thoáng qua thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi đột quỵ, nên việc thăm khám y tế ngay sau khi xảy ra thiếu máu não thoáng qua là điều cần thiết. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị thiếu máu não thoáng qua. Đánh giá kịp thời và xác định các tình trạng có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đột quỵ.
Trời rét, bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ ngày càng tăng
Vài ngày trở lại đây, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng đột biến, trong đó có những trường hợp còn trẻ.
Theo Tiến sĩ Võ Hồng Khôi, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong đợt rét đậm (từ ngày 25/2 tới nay) số ca nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Trung tâm đang điều trị khoảng 400 bệnh nhân đột quỵ.
Bác sĩ Khôi cho biết cao điểm là ngày 27/2 có tới 76 ca vào cấp cứu. Số bệnh nhân nhập viện vào ngày 28/2 là 70 trường hợp. Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện viện Bạch Mai đã quá tải. Do đó, sau can thiệp bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Thần kinh.
Tại khoa Thần kinh, công suất giường chỉ 250 nhưng đang tiếp nhận điều trị cho gần 400 bệnh nhân. Qua giai đoạn cấp tính, các bệnh nhân sẽ được chuyển sang Trung tâm Phục hồi chức năng.
Bệnh nhân đột quỵ nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai tăng cao trong đợt rét đậm. Ảnh: BSCC.
Theo đánh giá của bác sĩ Khôi, bệnh đột quỵ ngày càng tăng và trẻ hóa. Ông từng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trẻ nhất là 11 tuổi.
Phó Giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết số bệnh nhân đột quỵ qua các năm đều tăng. Ví dụ năm 2022, bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 10.900 ca, đến năm 2023 tăng lên 13.338 ca. Từ sau Tết, số bệnh nhân vẫn tăng đều.
Vị bác sĩ này cũng khẳng định thời gian cấp cứu rất quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ. Do đó, người xuất hiện các dấu hiệu méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
"Chúng ta không được phép mất một giây phút nào để người bệnh nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng. Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu. Nếu bệnh nhân càng đến sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao", vị chuyên gia này nói.
9 điều nằm lòng dành cho bệnh nhân đột quỵ PGS.TS. Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra 9 khuyến cáo về 6 điều nên làm và 3 điều nên tránh dành cho bệnh nhân đột quỵ, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh. PGS.TS. Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho...