Người bị tạm giữ, tạm giam được nghe đài, đọc báo
Theo quy định tại Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam về chế độ giải trí cho người bị giam, giữ, tại các cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh, trung bình 20 người bị giam, giữ được cấp 1 số báo Nhân dân hoặc báo địa phương.
Thủ trưởng cơ sở giam, giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh hoặc truyền thanh địa phương, đọc báo Nhân dân hoặc báo địa phương; nếu có điều kiện thì tổ chức cho người bị giam, giữ xem một số chương trình truyền hình Trung ương và địa phương.
Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam, giữ được nhận sách, báo bằng tiếng nước họ mang quốc tịch khi được cơ quan thụ lý vụ án cho phép.
Người đồng tính được giam, giữ riêng
Cũng theo quy định tại Dự thảo do Bộ Công an soạn thảo này, việc tổ chức giam, giữ đối với người đồng tính được thực hiện như sau: Đối với người bị tạm giữ, người tạm giam chưa xác định được giới tính, gồm các đối tượng bị dị tật bẩm sinh; đối tượng đã chuyển đổi một phần hoặc hoàn toàn giới tính, thì Thủ trưởng cơ sở giam, giữ đề nghị Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phối hợp với Cơ quan y tế có thẩm quyền tiến hành xác định lại giới tính để phân loại giam giữ.
Trong thời gian chờ thủ tục xác định lại giới tính, Thủ trưởng cơ sở giam, giữ bố trí giam, giữ riêng số đối tượng trên. Khi có giấy chứng nhận của Cơ quan y tế có thẩm quyền xác định giới tính cụ thể thì bố trí giam, giữ theo giới tính. Cụ thể, đối với những người bị tạm giữ, tạm giam nếu qua tài liệu, thông tin thu thập được xác định là đối tượng đồng tính, có hành vi đồng tính luyến ái là vi phạm nội quy, quy chế thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật, đồng thời tách những đối tượng có hành vi đồng tính luyến ái để giam, giữ ở những buồng khác nhau.
Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam cũng quy định những người bị tạm giữ, người bị tạm giam thuộc các trường hợp sau đây được bố trí giam, giữ riêng: Nữ giới; Người chưa thành niên; Người nước ngoài; Người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn, tái phạm nguy hiểm hoặc phạm các tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản;
Video đang HOT
Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia; Người bị Toà án tuyên phạt tử hình; Người có án phạt tù chờ chuyển đi trại giam để chấp hành án; Người bị tạm giữ, người bị tạm giam thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế cơ sở giam, giữ; Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần nhưng chưa được giám định hoặc đang chờ kết quả giám định của cơ quan có thẩm quyền.
Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam cũng quy định, trong trường hợp đặc biệt, để phục vụ việc bảo đảm an toàn trong quản lý giam, giữ và để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, những người quy định tại điểm b, c, g, i khoản 2 Điều này có thể được giam, giữ chung với nhau, người thi hành án phạt tù tại các cơ sở giam, giữ có thể giam chung với người bị tạm giữ, tạm giam. Việc giam, giữ chung do Thủ trưởng cơ sở giam, giữ quyết định.
Ngoài ra, trong Dự thảo Luật này cũng nêu rõ, không được giam, giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang điều tra, truy tố, xét xử. Việc giam, giữ riêng từng người do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định.
Nhiều hành vi sẽ bị cấm
Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam cũng quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm đối với người có thẩm quyền trong quản lý giam, giữ gồm: Không thi hành quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam; Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật; Nhận hối lộ, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong công tác quản lý giam, giữ;
Trả tự do trái pháp luật người đang bị giam, giữ, người bị áp giải trong quản lý giam, giữ; Thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải để người bị tạm giữ, người bị tạm giam trốn; vi phạm nội quy, quy chế trong quản lý giam, giữ; Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; Làm sai lệch hồ sơ về công tác quản lý giam, giữ.
Người bị tạm giữ, tạm giam và người khác có liên quan bị cấm: Phá huỷ cơ sở giam, giữ; Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam, giữ; Tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam, giữ; Tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; Đánh tháo người bị áp giải;
Không chấp hành quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam; Cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về giam, giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý giam, giữ; Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về quản lý giam, giữ; Trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm trong công tác quản lý giam, giữ…
Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào năm 2015.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Chậm hủy chuyến bay: Hành khách được bồi thường cao nhất 150 USD
Mức bồi thường đối với hành khách bị ảnh hưởng vì chậm/hủy chuyến bay được căn cứ theo đường bay nội địa hoặc quốc tế và cự ly chặng bay. Theo đó, khi chậm hủy chuyến, hãng hàng không phải bồi thường ít nhất là 200.000 đồng/hành khách và cao nhất là 150 USD/hành khách.
Đó là một trong những nội dung quan trọng nhất tại Dự thảo Thông tư quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với hành khách khi các chuyến bay bị chậm hủy của Cục Hàng không Việt Nam sắp trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo Cục Hàng không Việt Nam, chuyến bay cất cánh muộn 15 phút so với giờ khởi hành bị coi là chậm. Chuyến bay bị chậm dài là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn) muộn hơn 4 tiếng so với giờ dự kiến cất cánh theo lịch bay. Trong khi đó, việc hủy chuyến bay là việc không thực hiện một chuyến bay mà lịch bay để đặt chỗ, bán vé của chuyển bay này vẫn còn trên hệ thống bán vé đặt chỗ của hãng hàng không trong vòng 24h trước giờ dự kiến cất cánh.
Hành khách bị ảnh hưởng vì chậm hủy chuyến sẽ được tăng mức bồi thường
Quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với hành khách ra đời khi tỷ lệ chậm hủy chuyến bay tăng cao trong thời gian qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ vận chuyển và gây bức xúc trong dư luận. Trước đó, Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT được áp dụng từ cách đây 8 năm quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng ở mức thấp so với mặt bằng giá hiện nay nên không đáp ứng được yêu cầu của hành khách chịu ảnh hưởng vì chậm hủy chuyến bay, vì vậy cần thiết có một quy định mới thay thế Quyết định 10 này nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đi lại bằng đường hàng không, nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không.
Trong dự thảo Thông tư quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với hành khách khi các chuyến bay bị chậm hủy của Cục Hàng không Việt Nam mới,mức bồi thường đối với hành khách bị ảnh hưởng vì chậm/hủy chuyến bay được căn cứ theo đường bay nội địa hay quốc tế và cự ly chặng bay.
Với chuyến bay nội địa bị hủy, chậm chuyến trên 4 giờ có mức bồi thường tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành: Chuyếnbay có độ dài dưới 500 km mức đền bù 200.000 đồng/hành khách; từ 500 km đến dưới 1.000 km bồi thường 300.000 đồng/hành khách; từ 1.000 km trở lên bồi thường 400.000 đồng/hành khách.
Trong dự thảo Thông tư này giữ nguyên mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế với lí do chi phí được tính bằng USD nên yếu tố trượt giá không lớn. Cụ thể: Bồi thường 25 USD/hành khách trên chuyến bay dưới 1.000 km, 50 USD/hành khách trên chuyến bay từ 1.000 đến 2.500 km, 80 USD/hành khách cho chuyến bay có cự ly từ 2.500 đến dưới 5.000 km và mức bồi thường cao nhất là 150 USD/hành khách tham gia chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên.
Với trường hợp hành khách không nhận được tiền bồi thường hoặc cho rằng mức bồi thường chưa phù hợp với quy định của thông tư, hành khách gửi văn bản (chấp nhận văn bản điện tử) theo mẫu đến hãng hàng không trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh để yêu cầu hãng hàng không trả tiền bồi thường. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, hãng hàng không có nghĩa vụ trả lời hoặc trả tiền cho hành khách. Hành khách có thể khởi kiện hãng hàng không theo pháp luật dân sự về việc bồi thường trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh.
Ngoài việc phải bồi thường khi hủy chuyến như hiện nay, dự thảo Thông tư của Cục Hàng không cũng nhấn mạnh việc hãng hàng không phải bồi thường khi chuyến bay chậm hơn 4 tiếng so với giờ khởi hành. Mức tiền bồi thường sẽ được tăng lên và hành khách có quyền kiện dân sự với hãng hàng không về việc bồi thường.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ Hàng không sẽ chủ trì và làm việc cùng các hãng hàng không xây dựng quy chế giám sát thực hiện các quy định bồi thường chậm, hủy chuyến; hãng hàng không có trách nhiệm thông báo cho cảng hàng không, cảng vụ để cập nhật thông tin, giám sát việc bồi thường cho hành khách; hàng ngày hãng hàng không có trách nhiệm báo cáo cảng vụ số lượng hành khách được bồi thường, tổng số tiền bồi thường cho các chuyến bay tại mỗi cảng hàng không.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội sẽ giải thể đơn vị hoạt động kém hiệu quả? Qua quá trình giám sát, HĐND thành phố Hà Nội nhận thấy bộ máy hành chính của Thủ đô còn cồng kềnh, có nhiều lao động hợp đồng làm thay công chức. Vì vậy, HĐND thành phố đề nghị giải thể đơn vị hoạt động kém hiệu quả. HĐND thành phố Hà Nội vừa báo cáo kết quả giám sát tổ chức bộ...