Người bị suy thận bảo vệ sức khỏe như thế nào trong dịch Covid-19?
Hầu hết trong số 30 ca mắc Covid-19 tử vong (đến sáng 27.8) tại Việt Nam là các bệnh nhân có bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo đường, suy tim, suy thận, tăng huyết áp…; trong đó, các ca suy thận chiếm đa số.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho bệnh nhân thận nhân tạo tại Hà Nội – TRẦN CƯỜNG
Chú trọng sàng lọc tại các khoa bệnh mãn tính
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Y tế liên tục yêu cầu các bệnh viện (BV) tăng cường phân luồng, sàng lọc phát hiện sớm các ca mắc Covid-19, đặc biệt chú trọng chống nhiễm chéo trong BV, nhằm ngăn chặn ca bệnh xâm nhập lây lan.
Theo Bộ Y tế, qua khảo sát, nghiên cứu 402 bệnh nhân (BN) Covid-19 đang điều trị, có đến 68% không có biểu hiện lâm sàng, 15% biểu hiện lâm sàng nhẹ.
Các chuyên gia nhận định: Ngoài các biện pháp phòng chống dịch hiện nay tại các BV: phân luồng, cách ly, khám sàng lọc, các BV cần phải định kỳ xét sàng lọc người bệnh, đặc biệt chú trọng tại các khoa bệnh mãn tính, người bệnh nằm lâu như: đái tháo đường, tim mạch, hô hấp, thận nhân tạo để phòng ngừa nguy cơ cho BN và nhân viên y tế.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 28.8: Không có ca mắc mới, 12 bệnh nhân tiên lượng nặng
10 nguyên tắc cơ bản
PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai (Hà Nội), lưu ý các BN chạy thận nhân tạo cần thực hiện, duy trì một số nguyên tắc sau để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
1 BN chạy thận nhân tạo di chuyển đến BV để lọc máu nên dùng xe cá nhân như: xe máy, ô tô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng.
2 Khi đến BV, cần phân luồng, xếp hàng đi lối riêng.
3 Chủ động tự cách ly, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người khác khi ở nhà cũng như khi lọc máu tại BV.
4 Đeo khẩu trang nhiều nhất có thể, đặc biệt khi lọc máu, khi di chuyển và khi tiếp xúc với người khác.
5 Chủ động khai báo y tế, tiền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Báo ngay cho nhân viên y tế khi có những triệu chứng như: sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, giảm khứu giác…
6 Không ăn uống, nói chuyện trong phòng lọc máu. Khi ho, hắt hơi, cần che miệng, khạc đờm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi bọc bỏ vào thùng rác y tế, sau đó vệ sinh tay cẩn thận.
7 Lọc máu xong về nhà ngay, tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới.
8 Tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tránh uống nước quá nhiều, tránh ăn trái cây có nhiều kali.
9 Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, không nên dùng điều hòa. Rửa tay thường xuyên.
10 Duy trì liên lạc và báo cáo về tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế để được tư vấn sử dụng thuốc, chế độ ăn.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai, lưu ý thêm: BN suy thận, chạy thận nhân tạo nên tránh ăn trái cây có nhiều kali, như: chuối tiêu, dưa hấu, nho, hoa quả sấy khô…; không dùng các thuốc được sắc, nước đun sắc từ các lá cây khô, vì có hàm lượng kali cao.
Đà Nẵng có trường hợp tái dương tính Covid-19 đầu tiên
Với người có sức khỏe bình thường, nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong năm; trong đó, nên thực hiện các xét nghiệm chức năng thận.
Các xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng thận, với các chỉ số cơ bản: ure, creatine, xét nghiệm nước tiểu (10 thông số) và siêu âm thận. Đây là các xét nghiệm, siêu âm có thể giúp nhận biết suy thận giai đoạn sớm (nếu có).
Các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng này có chi phí rẻ, trung bình khoảng 500.000 đồng/lần thực hiện, nhưng giúp các bác sĩ đánh giá được sức khỏe thận, nhận biết dấu hiệu suy yếu của thận.
Cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết với Covid-19
Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi cơ. Do đó, người dân hết sức thận trọng.
Thời gian gần đây số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều trường hợp sốt xuất huyết nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính...
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn khẩn số 293/SYT-NVY gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết và điều trị tích cực cho những trường hợp mắc bệnh.
Số lượng ca sốt xuất huyết gia tăng giữa thời điểm dịch Covid-19 có những diễn biến khó lường là mối nguy cơ dịch chồng dịch, Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu 2 bệnh này nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp.
1. Dấu hiệu nhận biết và phân biệt sốt xuất huyết với Covid-19
PGS.TS. Đỗ Duy Cường cho biết, sốt xuất huyết và COVID-19 có các triệu chứng ban đầu giống nhau như: sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
- COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn.
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue hoặc các virus khác như Ebola, Lassa, Marburg,... gây ra. Bệnh lây qua đường máu do muỗi truyền.
Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh Covid-19
- Có yếu tố dịch tễ, tiếp xúc với nguồn lây nhiễm Covid-19 như: đi từ vùng dịch về, tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19,...
- Có các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,... nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi (Ảnh: Internet)
Dấu hiệu đặc trưng nhận biết sốt xuất huyết
PGS-TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da sung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ.
Cụ thể, sau từ 3-4 ngày kể từ khi có sốt, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu xuất hiện ở ngoài da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói.
Dấu hiệu đặc trưng nhận biết sốt xuất huyết là các nốt ban đỏ xuất hiện ngoài da (Ảnh Internet)
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong 7 ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Y tế khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời se bệnh nhân co nguy cơ thiệt mạng.
2. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Dịch như sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như Covid-19 mà lây qua vector (vật trung gian là muỗi). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ muỗi xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn.
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt và có dấu hiệu bệnh thông báo ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
3. Cách phòng chống dịch bệnh COVID-19
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện đầy đủ 9 biện pháp sau để phòng chống COVID-19.
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Gặp 10 dấu hiệu này, nên đi khám thận ngay! Suy thận hiện đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đa số người bệnh thận nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh, cho đến khi bệnh đã tiến triển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại cá giàu Omega-3 hơn cả cá hồi, có nhiều ở Việt Nam

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe

Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi
Có thể bạn quan tâm

CEO Mark Zuckerberg ra điều trần trong phiên tòa chống độc quyền lịch sử tại Mỹ
Thế giới
15:04:37 15/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân đẹp nhất thế giới khiến cả MXH tranh cãi
Hậu trường phim
15:03:06 15/04/2025
Một thời khiến cả châu Á mê đắm, hai biểu tượng nhan sắc Hong Kong giờ ra sao?
Sao châu á
14:53:50 15/04/2025
Vô tình nghe được người giúp việc nói chuyện với con gái, mẹ bỉm rụng rời chân tay, bàng hoàng không nói nên lời
Netizen
14:53:11 15/04/2025
Bạn gái gia thế "trâm anh thế phiệt" của Vũ Văn Thanh: Từng tự ti vì nặng 70kg, giờ lột xác "thắt đáy lưng ong"
Sao thể thao
14:39:41 15/04/2025
Cô gái sống trong căn phòng nhỏ như cái tủ ở Hàn Quốc
Lạ vui
14:25:30 15/04/2025
Sao nam Vbiz bị "Dispatch" Trường Giang khui chuyện huỷ hôn đã có bạn gái mới?
Sao việt
13:59:23 15/04/2025
Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?
Tin nổi bật
13:42:14 15/04/2025
Lời khai nhóm 'Lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội
Pháp luật
13:39:19 15/04/2025
Tại sao người Nhật thường đặt chai nước quanh nhà thay vì cất tủ lạnh?
Sáng tạo
13:16:24 15/04/2025