Người bị oan đòi VKS Tây Ninh bồi thường 3,6 tỉ
Nguyên đơn đã rút bớt yêu cầu bồi thường oan từ 10,9 tỉ đồng xuống còn hơn 3,6 tỉ đồng nhưng phía VKSND tỉnh Tây Ninh không chấp nhận.
Ngày 16-3, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên xử vụ ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “nhỏ”, sinh năm 1961, ngụ huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) kiện VKSND tỉnh Tây Ninh yêu cầu bồi thường oan.
40 năm mang thân phận bị can
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ông Dũng là một trong bảy người của một gia đình bị oan suốt 40 năm trong vụ án cướp tài sản riêng của công dân xảy ra tại Tây Ninh.
Ông Nguyễn Văn Dũng rút yêu cầu bồi thường từ 10,9 tỉ đồng xuống còn
hơn 3,6 tỉ đồng. Ảnh: LÊ ÁNH
VKSND tỉnh Tây Ninh thừa nhận vụ án của ông Dũng oan, sai. Sau thời gian dài trải qua nhiều thủ tục, đến ngày 31-10-2019, VKSND tỉnh Tây Ninh mới tổ chức buổi xin lỗi công khai bảy người bị oan tại trụ sở UBND xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng là nơi vụ án xảy ra. Đồng thời, VKSND tỉnh đã bồi thường cho những người bị oan mỗi người hơn 1 tỉ đồng.
Riêng ông Dũng không đồng ý mức bồi thường trên. Do các bên không thương lượng được nên ông Dũng đã khởi kiện ra tòa. Theo đơn khởi kiện ban đầu, ông Dũng yêu cầu VKSND tỉnh Tây Ninh phải bồi thường cho mình tổng cộng 10,9 tỉ đồng gồm thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, chi phí kêu oan, mất thu nhập, mất tài sản.
Video đang HOT
Ông cho rằng lúc bị bắt đang là du kích xã. Cha mẹ ông đều là những người theo cách mạng. Thời gian cả nhà bị giam, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bị người khác chiếm giữ. Khi được cho về, gia đình bị xóm giềng hoài nghi nên mặc cảm, phiêu bạt nhiều nơi.
Theo ông Dũng, VKSND tỉnh Tây Ninh đã bỏ qua thời gian 40 năm ông phải mang thân phận bị can và không giải quyết các thiệt hại về tài sản rất lớn của gia đình mình. Vì vậy, ông khởi kiện ra tòa yêu cầu VKS thực hiện đúng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Rút yêu cầu bồi thường từ 10,9 tỉ còn 3,6 tỉ
Trước đó, phiên xử vụ án này nhiều lần phải hoãn. Trong đó, phiên xử ngày 13-5-2021 phải hoãn với lý do ông Dũng cần cung cấp thêm các chứng cứ về yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đồng thời, tòa cần thu thập thêm một số tài liệu liên quan đến vụ án oan và triệu tập đại diện cơ quan điều tra huyện Trảng Bàng và tỉnh Tây Ninh… để giải quyết vụ kiện một cách toàn diện.
Tại phiên xử lần này, ông Dũng cùng người đại diện đã rút lại một số danh mục yêu cầu bồi thường. Từ đó, số tiền đòi bồi thường oan ban đầu là 10,9 tỉ đã được rút lại còn hơn 3,6 tỉ đồng. Cụ thể, phía nguyên đơn rút lại yêu cầu bồi thường về tài sản và sức khỏe. Ngoài ra, các danh mục khác cũng giảm số tiền bồi thường.
Dù vậy, đại diện phía VKSND tỉnh Tây Ninh không đồng ý với yêu cầu bồi thường của nguyên đơn. Phía VKSND tỉnh Tây Ninh cho rằng toàn bộ chi phí bồi thường đã tính tất cả có thể, với số tiền theo quyết định bồi thường trước đây là hơn 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, phía bị đơn cũng cho biết nếu nguyên đơn chấp nhận sẽ tiến hành bồi thường như quyết định trước đây theo đúng quy định. Tuy nhiên, phía nguyên đơn không chấp nhận và đề nghị tòa tuyên buộc bị đơn phải bồi thường hơn 3,6 tỉ đồng.
HĐXX quyết định nghị án kéo dài, dự kiến sẽ tuyên án vào cuối tháng 3.
Bắt bảy người trong một gia đình sau khi xảy ra vụ cướp
Tối 26-7-1979, tại một nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận xảy ra một vụ cướp. Chỉ 30 phút sau đó, công an đã bắt được một người đàn ông tình nghi. Rồi từ lời khai nhận của người này, lần lượt bảy người trong gia đình cụ Võ Thị Thương (sinh năm 1925) bị bắt đưa về công an huyện điều tra.
Hơn bốn năm bị giam cầm nhưng cơ quan điều tra tỉnh Tây Ninh không chứng minh được hành vi phạm tội của cụ Thương và gia đình. Đến ngày 11-5-1983, VKSND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và trả tự do cho họ.
Tuy vậy, những quyết định về việc đình chỉ vụ án, dù đã có, vẫn không được trao cho cụ và các thành viên khác trong gia đình. Riêng ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) là người duy nhất nhận được quyết định đình chỉ. Sau đó, ông Dũng đã được VKSND tỉnh Tây Ninh công khai xin lỗi và bồi thường 615 triệu đồng.
Tới ngày 4-4-2019, VKS tỉnh Tây Ninh mới trao quyết định đình chỉ điều tra cho những người còn lại trong gia đình cụ Thương, sau đó tiến hành công khai xin lỗi và bồi thường. Tuy nhiên, ông Dũng “nhỏ” không chấp nhận mức bồi thường của VKS và khởi kiện.
Phá nhiều sòng bạc quy mô lớn ở Tây Ninh
Chiều 10/3, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh đã triệt phá hàng loạt tụ điểm đánh bạc quy mô lớn gây bất an cho người dân.
Điển hình, sau thời gian dài xác lập chuyên án đấu tranh, lúc 16h ngày 4/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh và Công an thị xã Trảng Bàng bất ngờ "bủa vây" khu vực vườn cây phía sau nhà Nguyễn Thị Cẩm Vân (tức "Nị", SN 1986, ngụ khu phố Lộc Du, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng), phát hiện hàng chục đối tượng đang tổ chức đánh bạc và đánh bạc với hình thức lắc tài xỉu ăn thua bằng tiền. Công an đã bắt giữ 21 đối tượng, tang vật thu giữ hơn 170 triệu đồng, 1 bộ dụng cụ lắc xí ngầu, 19 xe mô tô các loại, 23 điện thoại di động...
Sòng bạc do Vân cầm đầu bị triệt phá.
Qua điều tra, sòng bạc này hoạt động gần 3 tháng do Vân cầm đầu. Theo đó, Vân thu tiền xâu 50% số tiền ở mỗi ván nhà cái thắng. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Vân thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức và luôn bố trí nhiều giang hồ xăm trổ đầy mình cảnh giới các tuyến đường theo nhiều tầng, lớp nên rất khó khăn cho công tác truy bắt.
Vào thời điểm trên, Vân tổ chức đánh bạc ngay trong phần đất nhà của mình. Tuy nhiên, trong lúc tham gia đặt tài xỉu thì Vân xảy ra mâu thuẫn, cự cãi với một con bạc. Vân yêu cầu người chơi dời ra vườn cây phía sau nhà và để cho Phạm Anh Trường (SN 1972, ngụ khu phố Lộc Du, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng) làm cái cho đến khi bị bắt.
Trước đó, lúc 18h15 ngày 7/2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh đã chủ trì phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Cơ động và Công an huyện Dương Minh Châu đột kích căn nhà của Lê Thị T. (ngụ ấp Thuận Tân, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu). Tại đây, Công an bắt giữ được 72 đối tượng, tang vật thu giữ 292 triệu đồng, 49 xe máy, 3 bộ lắc xí ngầu, 55 điện thoại di động...
Qua điều tra, sòng bạc trên do Vương Văn Hây (SN 1988, huyện Gò Dầu) cầm đầu, cùng "đàn em" tên Diện tổ chức. Lợi dụng nhà của T. có địa hình hẻo lánh, nằm sâu trong các vườn cây rất khó quan sát, nên Hây nhắn tin cho các con bạc đến sát phạt. Cũng giống như Vân, Hây còn thuê nhiều giang hồ trên địa bàn cảnh giới ở các con đường độc đạo dẫn vào sòng bạc. Trước khi bị phát hiện, Hây đã tổ chức cho 3 chiếu bạc hoạt động cùng lúc.
Khoảng 11h ngày 1/3, Công an thị xã Hòa Thành bất ngờ "đánh úp" tụ điểm đá gà tại quán cà phê không tên, thuộc ấp Trường An, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành. Tại hiện trường, Công an bắt được 14 đối tượng đánh bạc để điều tra làm rõ...
Gặp bạn quen qua mạng lấy mất xe, đợi công an họp xong mới báo được tin Sau khi phát hiện bị lấy mất tài sản, chị H. đến Công an huyện Củ Chi để trình báo thì được hướng dẫn đến Công an thị trấn để trình báo. Tại đây, chị H. được công an kêu ngồi chờ vì bận họp. Trong lúc chị H. đang "làm đẹp" bên trong một spa thì người bạn quen qua mạng đã...