Người bị gan nhiễm mỡ có được uống sữa?
Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa là chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ tăng cân và nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ, Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết tại hội thảo về bệnh gan nhiễm mỡ tổ chức tại Hà Nội ngày 23/6 thì Gan nhiễm mỡ là rối loạn ở gan thường gặp nhất. Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng người bị béo phì, mỡ trong máu cao, đái tháo đường tuýp 2.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể vì đảm nhiệm nhiều chức năng (chuyển hóa lipid, protein và thuốc, thải độc, dự trữ vitamin…) nhưng lại dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ có thể do uống rượu, bia thái quá, do virus, nhiễm độc chất, thuốc gây viêm gan… và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên, kết luận mới đây của trường Đại học Harvard lại kết luận alf bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ ảnh hưởng đến người nghiện rượu. Các yếu tố nguy cơ thường gặp đối với bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm tiểu đường, béo phì và cholesterol cao.
Các sản phẩm sữa ít chất béo là một phần của một kế hoạch chế độ ăn uống được thiết kế để giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bị gan nhiễm mỡ có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
Bệnh gan nhiễm mỡ không có “chuẩn” cách thức điều trị. Thay vào đó, các bác sĩ giúp đỡ những người bị bệnh gan nhiễm mỡ để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của họ. Cách phổ biến để giảm nguy cơ ban nhiễm mỡ là kiểm soát bệnh tiểu đường, béo phì và cholesterol cao bao gồm việc cải thiện chế độ ăn uống của bạn, giảm cân và tăng mức độ hoạt động thể chất.
Các chế độ ăn uống tốt nhất cho gan nhiễm mỡ tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh – có trong các loại hạt, cá, hạt và dầu ô liu.
Sản phẩm từ sữa cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà các loại thực phẩm khác không có. Thật không may, hầu hết các chất béo tìm thấy trong các sản phẩm sữa có chất béo là chất béo bão hòa, hoặc không lành mạnh, làm tăng nguy cơ tăng cân và cholesterol cao liên quan với gan nhiễm mỡ.
Video đang HOT
Các thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc không chất béo (sữa tách kem) giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bạn với các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo.
Giảm cân là con đường ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, nhưng giảm cân quá nhanh lại có thể có nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bổ sung sữa như một phần của chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp làm giảm mức độ cholesterol và cho phép để giảm cân, nhưng đòi hỏi bạn phải thay đổi cách bạn sử dụng các sản phẩm sữa.
Nên chuyển đổi từ sữa nguyên chất sang sữa không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Nếu không chuyển đổi được ngay lập tức thì có thể chuyển đồi dần dần. Bạn cũng nên dùng sữa không béo trong cà phê, hoặc trong các công thức nấu ăn của mình để tránh được rủi ro bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo dân trí
Gan nhiễm mỡ cấp tính: Nguy hiểm!
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan> 5% trọng lượng của gan và trong các tế bào gan chứa các không bào mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mỡ ở gan, thông thường hơn 90% các trường hợp gan nhiễm mỡ diễn ra âm thầm, mạn tính và trong thời gian dài; tuy nhiên cũng cần chú ý đến các trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính, tiến triển nhanh và nguy cơ gây tử vong cao.
Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ
Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh nghiêm trọng, hiếm gặp và có khả năng gây tử vong, thường xảy ra ở 3 tháng cuối, giữa tuần 32 và 38 của thai kỳ. Tỉ lệ mắc phải vào khoảng 1/10.000 thai phụ. Thường gặp ở lần mang thai đầu tiên, với song thai con trai.
Cho đến ngày nay, người ta chưa nắm rõ được cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai kỳ. Theo một số các nghiên cứu cho thấy, bệnh là do sự rối loạn chức năng ty thể trong quá trình oxy hóa acid béo bởi thiếu men chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase (LCHAD), gây tích mỡ trong gan.
Hình ảnh Gan bình thường, Gan nhiễm mỡ
Bệnh thường biểu hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa cuối của thai kỳ hoặc giai đoạn hậu sản. Các triệu chứng thông thường ở người mẹ là: nôn mửa, buồn nôn, chán ăn và đau bụng. Vàng da và sốt có thể xảy ra ở 70% số bệnh nhân.
Ở những bệnh nhân nặng, có thể kèm theo tiền sản giật, trong đó bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan và viêm tụy.
Tóm lại, đây là một bệnh lý nặng, biến chứng trầm trọng và khả năng tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, các bà mẹ cần tránh không uống rượu khi mang thai, điều trị tốt các bệnh lý nội khoa trước khi có thai, khi có thai cần phải khám thai định kỳ và thực hiện tốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Hội chứng Reye
Hội chứng Reye đặc trưng bởi sự thâm nhiễm mỡ và bệnh não ở trẻ em; thường có bệnh cảnh nhiễm virut trước đó đi kèm với sốt và các triệu chứng hô hấp. Xét nghiệm thấy có nồng độ aminotransferase huyết thanh tăng, nồng độ bilirubin tăng nhẹ hay vừa, nồng độ ammonia máu tăng, thời gian prothrombin giảm và thỉnh thoảng đường huyết giảm. Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm mỡ dạng microvesicular lan tỏa. Hội chứng Reye có thể là một biểu hiện của sự thiếu hụt men dehydrogenase của acyl-CoA chuỗi trung bình , do một gen lặn sinh ra do sai sót về di truyền của chuyển hoá acid béo.
Bệnh nôn Jamaica
Bệnh nôn Jamaica xuất hiện sau khi ăn quả akee còn sống. Phổ biến nhiều nhất ở trẻ em, gây ra ói mửa nhiều, hạ đường huyết, co giật và hôn mê trong vòng vài giờ sau khi ăn. Gan bị cạn kiệt glycogen dự trữ và có sự thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ. Nguyên nhân là do nhiễm độc hypoglicin A. Cơ chế chính của sự ngộ độc này là sự ức chế quá trình ôxy hóa acid béo và ức chế sự hình thành glucose trong cơ thể.
Nhiễm hóa chất độc
Carbon tetrachloride
Ngộ độc carbon tetrachloride qua đường tiêu hoá hay hô hấp gây ra buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, amintransferase huyết thanh tăng cao và vàng da trong vòng 2 ngày sau khi ăn. Những thay đổi về mô học ở gan như hoại tử tiểu thuỳ trung tâm và thâm nhiễm mỡ lan toả. Trong những trường hợp nặng xuất hiện suy gan và hoại tử ống thận cấp. Cơ chế của sự thâm nhiễm mỡ là do giảm sự tổng hợp protein và giảm tiết VLDL của tế bào gan.
Trichloroethylene
Việc hít phải Trichloroethylene có thể gây hoại tử tế bào gan và thâm nhiễm mỡ. Những tổn thương này có thể xảy ra sau triệu chứng khụt khịt sổ mũi do hít keo hay chất hòa tan công nghiệp. Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ do trichloroethylene đều hồi phục.
Phosphorus
Sau khi ăn nhầm phosphorus khoảng 4 - 5 ngày sẽ xuất hiện buồn nôn, ói mửa, đau bụng và vàng da. Hoại tử và thâm nhiễm mỡ dễ thấy nhất ở vùng quanh khoảng cửa của thuỳ gan. Thường bệnh nhân bị suy gan bùng phát và dễ dẫn tới tử vong.
Do thuốc điều trị
Thuốc tetracycline gây gan nhiễm mỡ do thuốc làm giảm tổng hợp protein và giảm bài tiết VDVL ở gan. Thuốc amiodarone sử dụng lâu dài có thể gây thâm nhiễm mỡ dạng bóng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu. Sử dụng glucocorticoid liều cao có thể gây gan nhiễm mỡ do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ, bệnh có thể hồi phục khi ngừng thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc valproic acid, tamoxifen cũng cần cảnh giác tình trạng gan nhiễm mỡ.
Tóm lại, gan nhiễm mỡ cấp tính là một bệnh lý nội khoa nặng, tiến triển nhanh, khả năng tử vong cao do chức năng gan bị suy sụp, do đó cần điều trị tích cực tại tuyến chuyên khoa, tốt nhất điều trị tại một trung tâm chuyên về gan. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Theo PNO
4 cấm kị khi ăn cà chua Học cách chế biến và ăn cà chua thế nào cho phải để có thể phòng ngừa gan nhiễm mỡ và tránh bị ngộ độc mới là điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Cà chua là một loại thực phẩm phổ biến trong số các loại rau củ quả mà chúng ta ăn hàng ngày. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe...