Người bệnh ung thư không chết nhanh hơn nếu ‘động dao kéo’
Bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc khẳng định quan niệm phẫu thuật khiến bệnh nhân ung thư nặng, di căn nhanh hay tử vong sớm hơn là hoàn toàn sai lầm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc, làm việc tại Phòng khám Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết khi tiếp nhận người nghi ngờ ung thư, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang, CT, MRI… để phát hiện khối u.
Trước tiên, người bệnh buộc phải phẫu thuật lấy một phần khối u đi làm sinh thiết để xác định u lành hay ác tính. Thông thường ở các trường hợp nghi ngờ, hơn 70% kết quả là ung thư giai đoạn muộn. Tế bào ung thư không còn nằm nguyên một chỗ mà đã lưu thông trong dòng máu, xâm lấn và di căn tới các cơ quan khác. Lúc này, dù có phẫu thuật tiếp hay bất kỳ phác đồ hóa trị, xạ trị, miễn dịch… nào khác thì tiên lượng đều xấu.
Bác sĩ Phúc khám cho một bệnh nhân ung thư. Ảnh: Minh Trí.
Bác sĩ lý giải, trước đây, khi y học chưa phát triển thì ung thư được xem là bệnh tử. Nay, y học hiện đại hơn giúp chữa khỏi hoàn toàn, hoặc kéo dài thời gian sống tối đa cho người bệnh. Dù vậy, do hiểu biết về ung thư chưa đúng đắn, đa số bệnh nhân được phát hiện giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị chậm trễ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân và người nhà hiểu lầm, mang định kiến mổ xẻ rút ngắn quãng thời gian sống còn lại của người bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn, song kiên quyết từ chối phẫu thuật, từ chối nghe tư vấn của bác sĩ.
Tâm lý chung của người bệnh là không chấp nhận sự thật. Họ đi tìm một chẩn đoán khác ung thư để xoa dịu, ổn định tâm lý, không biết được mình đang nằm ở giai đoạn bệnh nào. Nắm được yếu điểm này, một số người lan truyền quan niệm “động dao kéo làm vỡ u, khiến u di căn, chết nhanh hơn”. Không ít người uống thuốc lá cây, thuốc gia truyền, niềm tin tâm linh… mà không cần thuốc tây, nhất là phẫu thuật. Đến khi bệnh trầm trọng, bệnh nhân quay lại bệnh viện thì đã qua mất thời gian vàng, vượt quá chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
Video đang HOT
“Lúc này mới thực sự là cái chết đến nhanh hơn”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Tùy từng loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ lựa chọn mô thức – phác đồ điều trị đặc hiệu. Ví dụ, ung thư vòm hầu rất nhạy với tia xạ, do đó xạ trị là biện pháp hàng đầu. Hóa trị thường áp dụng đối với các loại ung thư máu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết, đa u tủy xương. Riêng phẫu thuật là mô thức chủ lực cho ung thư bướu đặc như ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi.
Tất cả mô thức đều có thể điều trị đơn hoặc kết hợp, nhất là ở giai đoạn bệnh nặng. Hiện có thêm phương án thuốc miễn dịch, thuốc sinh học, ghép tủy… nhằm tăng khả năng chữa khỏi cho bệnh nhân.
Vai trò của phẫu thuật, theo bác sĩ Phúc, là không thể thay thế . Đa số ung thư giai đoạn sớm, phẫu thuật cho phép loại bỏ các khối u nhanh chóng, triệt để mà không bị “nhờn” như các phương pháp khác. Có 5 loại phẫu thuật cơ bản, tùy theo mục đích của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân có thể tiến hành nhiều loại phẫu thuật.
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa mổ cắt lá gan ung thư giai đoạn sớm, vừa ghép lá gan mới khỏe mạnh cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Trí.
Thông thường nhất là phẫu thuật chẩn đoán. Các bác sĩ trong cuộc mổ có thể lấy đi một mẫu bệnh phẩm hoặc lấy trọn khu vực nghi ngờ đi giải phẫu.
Thứ hai, là phẫu thuật xếp giai đoạn. Bác sĩ sẽ mổ ra tìm hiểu kích thước, vị trí, độ xâm lấn của khối u. Từ đó, đưa ra hướng điều trị, tiên lượng.
Thứ ba, quan trọng nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u tại chỗ, u di căn và các vùng mô bao quanh có nguy cơ đã biến chất. Đôi khi, khối u cấu tạo phức tạp, hoặc quá lớn nên các bác sĩ chỉ có thể loại bỏ khối u nhiều nhất có thể.
Thứ tư là phẫu thuật phòng ngừa. Cách này thường áp dụng với phụ nữ mang gene đột biến, nguy cơ tương lai mắc ung thư vú, cần cắt bỏ toàn bộ tuyến vú để phòng bệnh.
Thứ năm là phẫu thuật tái tạo. Sau khi cắt tuyến vú, phụ nữ có thể tạo lại hình dáng ngực như nguyên bản. Loại phẫu thuật này giúp người bệnh hòa nhập lại cuộc sống bình thường, tái tạo, phục hồi chức năng, thẩm mỹ phần cơ thể đã bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng, thực hiện với bệnh nhân có tế bào ung thư đã di căn, giúp những ngày cuối đời ít đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ví dụ, phẫu thuật hủy hạch giao cảm ngực D4, D5 để cắt cơn đau do ung thư tụy; mở thông dạ dày, thực quản ở bệnh nhân ung thư đầu cổ, thực quản.
Hàng năm Phòng khám Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tiếp nhận khoảng 20.000 lượt bệnh nhân, 10% trong số này có chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ Phúc nói hiệu quả phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhìn chung, ở giai đoạn bệnh sớm, khả năng chữa lành lên đến 70-80%. Trường hợp ung thư vú, ung thư phổi, nếu phẫu thuật ở giai đoạn một, 90-95% khỏi bệnh.
“Lời thề và trách nhiệm của bác sĩ là cứu người. Chắc chắn không bác sĩ nào chỉ định mổ để làm ngắn đi thời gian sống của bệnh nhân”, bác sĩ Phúc khẳng định.
Ung thư không phải là chết: Bệnh nhân mắc K vú giai đoạn 4 vẫn chạy bộ
Luôn giữ tinh thần sống lạc quan, bệnh nhân này luôn hy vọng rằng tất cả mọi người nên duy trì năng lượng tích cực và tinh thần hăng hái tập luyện để bảo vệ sức khỏe.
Từ một người chỉ thỉnh thoảng tham gia chạy bộ khi còn học cấp 2 lên tới khi vào trường Đh, Sarah Smith bắt đầu tập luyện marathon nghiêm túc vào năm 2011. Sau đó, cô tham gia hàng loạt giải marathon cự ly 42km và dài hơn 42km.
Tuy nhiên, đầu năm 2018, cô phát hiện mình có khối u ở vú. Bác sĩ nói cô có 7 khối u ở ngực phải, u đã di căn vào các hạch bạch huyết, phổi và xương. Cô được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4. Sarah lo lắng hỏi bác sĩ liệu cô có thể tiếp tục đam mê chạy bộ không vì cô sợ có thể bị gãy xương khi ung thư đã di căn. Ngược với những lo lắng của cô, bá sĩ đã khuyên cô hãy tiếp tục vì chạy bộ giúp xương chắc khỏe và tinh thần sẽ vui vẻ hơn, miễn là phải luôn lắng nghe cơ thể.
Được động viên như vậy, Sarah lại tiếp tục chạy đường dài nhưng đôi khi, cô cảm thấy mệt. Vì thế, thời gian chạy không thể kéo dài, tốc độ chậm lại. Nhưng cô vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày. Tháng 9/2018, cô thậm chí đã đăng kí cuộc thi chạy Columbus Marathon.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, có nhiều khi cô cảm thấy mình không thể gượng dậy được. Khoảng thời gian này, cô cũng đang vừa điều trị ung thư lại vừa tiêm phòng cúm nên sức khỏe không được tốt. Buổi sáng diễn ra cuộc thi, cô bỗng chốc thấy cuộc sống mình tối sầm lại. Nhưng bài hát "Thunderstruck" của ACDC vang lên khi ấy đã vực cô dậy. Cô cùng chồng mặc chiếc áo có in dòng chữ "Sống chung với ung thư di căn" ở mặt trước và "Ràng buộc và quyết tâm" ở mặt sau để cùng bước vào đường đua.
Với thể trạng bệnh của mình, Sarah luôn cố gắng thử mọi cách để tạo ra cơ hội sống tốt nhất cho bản thân. Không chỉ duy trì tập thể dục, tiếp tục chạy và ăn uống có khoa học, cô cũng đặt mục tiêu nâng cao nhận thức về ung thư vú di căn để hiểu về bệnh của mình và cơ thể mình. Theo dữ liệu từ Chương trình Giám sát, dịch tễ học và Viện Ung thư quốc gia, những người mắc ung thư vú ở giai đoạn 4 có thể kéo dài sự sống được thêm 2-3 năm.
"Bạn sẽ chẳng bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc đời mình. Hãy tiếp tục làm điều mình yêu thích và nở nụ cười trên môi, tận hưởng mọi khoảnh khắc khi còn sống", Sarah luôn giữ tinh thần sống lạc quan như vậy.
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng sống được bao lâu? Giai đoạn ung thư càng muộn thì tiên lượng sống càng giảm. Ung thư giai đoạn đầu thường phát triển chậm hơn và có tiên lượng tốt hơn. Ung thư đại tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, bệnh phát triển với 4 giai đoạn chính, được phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây...