Người bệnh mạn tính cần lưu ý khi chuyển mùa
Vì sao thời tiết chuyển mùa dễ gây bệnh?
Trong thời kỳ chuyển mùa có đặc điểm là các yếu tố cấu thành thời tiết thường có biến động lớn, đột ngột, làm cho nhiều người ngã bệnh. Y học hiện đại đã chứng minh sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể kích thích hàng loạt người, gây ra những ảnh hưởng đặc biệt đến sự tuần hoàn máu ở não biểu hiện bằng nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, nhức xương… Ở người bệnh mạn tính thì tình trạng bệnh tăng lên.
Nhiệt độ và độ ẩm không khí cũng có biến động đáng kể, hệ số nhiệt- ẩm tăng, giảm bất thường, nhiều khi còn lặng gió, thỉnh thoảng mới có một cơn gió nếu lại nóng ẩm, hoặc mang đến một thứ không khí như cô đặc lại ngột ngạt khó chịu gây ra hiệu ứng xấu đối với cơ thể.
Thời tiết chuyển mùa dễ khởi phát đột qụy não và xuất huyết não.
Video đang HOT
Bệnh gì tăng lên khi thời tiết chuyển mùa?
Những người bệnh ho ra máu, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu phổi và cơ tim hay xảy ra vào những khi áp suất không khí thay đổi đột ngột. Các trường hợp nghẽn mạch vành tim thường thấy vào thời kỳ lạnh nhất trong năm. Bệnh tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não thường hay xảy ra khi áp lực không khí thay đổi đột ngột.
Vào các thời kỳ chuyển tiếp đông- xuân sang hè, trong khi các tỉnh phía Nam nước ta thời tiết khô nóng, thì ở các tỉnh miền Bắc thời tiết lại đang ở thời kỳ chuyển tiếp rất khó chịu. Trong thời điểm giao mùa, sức đề kháng của con người giảm sút, các bệnh mạn tính thường vượng lên. Hơn nữa, đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cũng rất thuận lợi cho vi sinh vật nấm mốc gây bệnh, các loại côn trùng trung gian truyền bệnh cũng phát triển mạnh. Chính vì vậy, thời kỳ chuyển tiếp từ xuân sang hè ở miền Bắc nước ta là thời kỳ có tỷ lệ bệnh cao nhất trong năm với các bệnh thường gặp như: ghẻ, viêm màng não mô cầu, bệnh đường tiêu hóa, hô hấp…
Sự thay đổi khí hậu, thời tiết có thể làm con người mắc bệnh nhưng con người cũng có khả năng chủ động chống đỡ lại và dần dần thích nghi. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng này, mỗi người phải chủ động nâng cao sức đề kháng của cơ thể, củng cố sự vững vàng của thần kinh, bảo vệ sự sống bằng những biện pháp rèn luyện tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, bơi lội, tập thở sâu ở nơi không khí trong lành…
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Nỗi khổ mề đay khi chuyển mùa
Bênh mề đay (con gọi là bệnh dị ứng) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện
Nguyên nhân gây nên bệnh rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (yếu tố kích thích cũng rất đa dạng như nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán hoặc do tăng tiết chất cho - lin và ngay cả các loại thuốc (thuốc đông y, thuốc nam, tây y). Bệnh mề đay cũng có thể do di truyền... Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên).
Bệnh mề đay thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy cả máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài cả tuần không tự khỏi. Một số trường hợp bệnh nặng thì ngoài sự biểu hiện ở da, chúng còn có thể xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy.
Nôi mê đay la bênh thương găp nhât ơ moi lưa tuôi
Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước. Đặc biệt là dạng phù Quinke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ.
Cũng nên lưu ý rằng ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang dị ứng... với sự thay đổi của thời tiết, nhất là lạnh thì bệnh mề đay càng dễ tái phát. Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh mề đay còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại di truyền gây nên bệnh rất đa dạng, kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.
Khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên làm gì?
Mề đay cũng có thể gặp những loại gây ung thư nguy hiểm cho tính mạng (ở đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tổ chức thần kinh), vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin, nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Ăn, uống cũng được góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tràn về và khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể.
Đề phòng bệnh mề đay do giun sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh gây chảy máu làm da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ làm khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết).
Mề đay có thể gây ra phù não
Bệnh mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh - khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Còn loại mề đay mạn tính thì thường xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, có khi là cách quãng nhưng có khi là liên tiếp trong nhiều ngày. Biểu hiện của mề đay mạn tính có khí chỉ một số nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ như da hổ.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Nguyên nhân gây nấc Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc, nhưng gặp nhiều nhất là do bệnh tật gây ra. Ít khi người bị nấc phải cấp cứu, nhưng cũng có những trường hợp hạn hữu nấc liên tục và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày làm cho người bệnh rất khó chịu và lúc này lại rất cần đến sự can thiệp của bác...