Người bệnh đau mắt đỏ không tự ý điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm
Theo thông tin từ Bệnh viện Mắt Hải Phòng, thời điểm hiện tại, bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tiếp tục tăng.
Bệnh viện Mắt Hải Phòng khám chữa cho bệnh nhân. Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN
Ghi nhận sơ bộ, tháng 7 và tháng 8, có khoảng 750 ca điều trị đau mắt đỏ; trong tháng 9 đã có hơn 1.000 ca. Để hạn chế tình trạng lây lan bệnh đau mắt đỏ, ngành Y tế và ngành Giáo dục Hải Phòng đã có những khuyến cáo cụ thể để người dân và các em học sinh chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Cùng con trai đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, chị Nguyễn Thị Nga, nhà ở xã An Đồng, huyện An Dương cho biết, chị là người đầu tiên trong nhà bị đau mắt đỏ và không rõ nguồn lây.
Sau khi ngủ dậy, chị thấy mắt cộm và rất khó chịu. Cả 3 con của chị Nga đều lây bệnh ngay sau đó. Bị đau mắt đỏ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống thường ngày của gia đình chị. Mẹ nghỉ làm, con nghỉ học, cả nhà luôn cảm thấy khó chịu ở vùng mắt.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hải Phòng cho biết, để phòng, chống đau mắt đỏ, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt, nhỏ mũi, không dùng chung đồ đạc nhất là thuốc nhỏ mắt với bệnh nhân. Khi bị bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để điều trị.
Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Hải Phòng đặc biệt lưu ý, dù bệnh đau mắt đỏ không nguy hiểm đến tính mạng song nếu không điều trị đúng, kịp thời có thể sẽ gây các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực như viêm giác mạc, viêm loét giác mạc. Khi bị bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng cách điều trị không khoa học như xông bằng lá trầu không, đắp thuốc, thậm chí có trường hợp còn nhỏ nước chanh vào mắt… để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Đối với công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Bệnh viện Mắt Hải Phòng đã tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức điều trị bệnh cho tuyến y tế cơ sở, phối hợp với các cơ quan truyền thông để người dân nắm bắt thông tin, chủ động phòng dịch bệnh.
Video đang HOT
Sở Y tế Hải Phòng cũng đã ban hành văn bản số 2834/SYT-NVY về tăng cường phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ. Theo đó, Sở giao các đơn vị trực thuộc tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ bệnh đau mắt đỏ; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp, cộng đồng. Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc tư vấn, điều trị, chuẩn bị đầy đủ không để thiếu thuốc, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cũng ban hành văn bản 2536/SGDĐT- VP về phòng, chống bệnh đau mắt đỏ. Theo đó, các trường, cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo ngay cho các đơn vị y tế dự phòng khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để. Các cơ sở giáo dục tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng dịch, tránh lây lan trong cộng đồng.
Nhiều người ở Hà Nội nằm viện do cúm A, chuyên gia cảnh báo biến chứng nguy hiểm
Thời gian gần đây, bệnh viện ở Hà Nội ghi nhận các trường hợp nhập viện và điều trị liên quan đến cúm A tăng nhanh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi 6 tháng tuổi đang được cấp cứu sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện địa phương. Do có bệnh nền viêm phổi nên khi bị thêm cúm, tình trạng suy hô hấp của trẻ nặng hơn.
"Khi vào viện, phổi bệnh nhi xấu, nhiễm trùng đường hô hấp, cộng với bệnh cúm nên càng tổn thương, tình trạng suy hô hấp cũng tiến triển nhanh hơn", bác sĩ điều trị cho bệnh nhi nói. Sau khi được điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện. Trẻ không cần can thiệp ống nội khí quản, thở máy.
Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng phải nhập viện vì mắc cúm A.
Số người khám và điều trị tăng
Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành Nhàn, anh N.V.M, 23 tuổi chia sẻ bản thân bị ốm từ cuối tuần trước. Lúc đầu anh thấy mệt, đau người, nghĩ là cảm, sốt thông thường nên tự uống thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên một ngày sau, anh sốt cao, mê man, khó tập trung nên đi khám, bác sĩ chẩn đoán mắc cúm A, chỉ định nhập viện truyền nước và kháng sinh.
Bệnh nhân mắc cúm A đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Cùng phòng điều trị với anh N.V.M còn có 7 bệnh nhân khác mắc cúm A, đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hường, Trưởng đơn Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, bệnh nhân cúm A tăng trong thời gian gần đây. Nhiều người đến viện khám với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có người nặng hơn bị viêm phổi, suy hô hấp.
TS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, khoảng 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân cúm đến khám và điều trị tăng rất nhanh. " Mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 100-200 người đến khám ngoại trú và 50 ca nhập viện điều trị nội trú", TS. Trần Thị Hải Ninh nói.
Các chuyên gia truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC dự báo những ngày tới số lượng ca mắc cúm dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, người dân cần chủ động phòng bệnh và cần đi đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Thống kê của Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC cho thấy, từ ngày 1 đến ngày 18/7. 4.887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2.377 ca, gồm 2.313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca mắc cúm B (chiếm 3%). So với tháng 1/2021, 2020 được xem là thời gian cao điểm của dịch cúm thì tỷ lệ mắc mắc vẫn thấp hơn những ngày đầu tháng 7 năm nay.
Theo số liệu của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ ngày 1/1 đến 18/7, Hà Nội ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm. Số ca mắc cúm có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây. Đặc biệt, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 5 số mắc tăng cao, đặc biệt trong tháng 6 ghi nhận 887 ca mắc, tăng 60% so với tháng 5 (556 ca).
Biến chứng phù não, tổn thương gan, thận
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa nội Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu 10 năm trước đây, bệnh nhi mắc bệnh cúm A có biểu hiện viêm long đường hô hấp kèm sốt thì từ 2019 đến nay, trẻ xuất hiện triệu chứng nặng hơn. Điển hình như trẻ có biểu hiện thần kinh, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% các bé sau nhiễm cúm A có dấu hiệu viêm não. Biểu hiện về thần kinh hết sức nặng nề.
Còn theo BS Nguyễn Thị Kim Nhung - Hệ thống Tiêm chủng VCHT, các ca nhiễm cúm mùa thông thường đa phần sẽ khỏi sau vài ngày đến khoảng 2 tuần với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tỷ lệ biến chứng của cúm không cao và thường gặp ở nhóm trẻ em, người già, những người có bệnh lý mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hoá hoặc người suy giảm miễn dịch.
"Một trong những biến chứng mà mọi người biết đến rất nhiều là biến chứng hệ thần kinh thai nhi khi phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mắc cúm. Các biến chứng cúm có thể kể đến như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, hen xuyễn... Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong", BS Nguyễn Thị Kim Nhung nói.
Biến chứng nghiêm trọng của cúm A là phù não, tổn thương gan thận. Ngoài ra còn nhiều biến chứng làm trầm trọng thêm các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, suy thận, bệnh lý miễn dịch...
Theo các chuyên gia, biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine cúm càng sớm càng tốt. Những trường hợp mắc cúm sau khi bình phục 1-2 tuần, sức khỏe bình thường có thể đi tiêm. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỷ lệ mắc cúm hoặc nếu mắc thì giảm tỉ lệ nhập viện và các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não.
Thuốc đau mắt đỏ cho bà bầu Đau mắt đỏ là tình trạng khá phổ biến trong thời điểm giao mùa, dễ lây lan và hầu hết các trường hợp đều vô hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì nếu không có chỉ định đúng, thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ...