Người tăng huyết áp, cholesterol máu cao thì cần chế độ ăn nhạt tương đối. Với bệnh viêm dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa thì người bệnh cần chế độ ăn mềm, 4 bữa một ngày.
Đây là những suất ăn bệnh lý đang được Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cung cấp cho các bệnh nhân hằng ngày.
Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị, giúp giảm biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị, giảm tỷ lệ tử vong. Vì thế, ở nhiều nước trên thế giới, ăn uống được chỉ định như thuốc trong điều trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng trong điều trị bệnh chưa được quan tâm thỏa đáng.
Video đang HOT
Người bệnh cần xem chế độ ăn như một biện pháp điều trị hỗ trợ. Ảnh: P.N.
Hơn 30% bệnh nhân các khoa tiêu hóa, thần kinh, nội tiết… bị suy dinh dưỡng là kết quả một nghiên cứu tại một số bệnh viện trong năm 2010. Tỷ lệ này ở khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai, hai khoa ngoại thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM và Bệnh viện ở Cần Thơ lên đến 40-60%.
Chính vì thế, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng để chế biến suất ăn phục vụ người bệnh tại căng tin hoặc cung cấp tới tận giường cho những người cần chế độ ăn bệnh lý.
Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng của bệnh viện cho biết, mệt mỏi, chán ăn, không ăn được, rối loạn tiêu hóa… là điều thường gặp với người bệnh. Chính vì thế, suy dinh dưỡng rất dễ xuất hiện trong quá trình ốm đau kể cả lúc ở nhà cũng như nằm viện. Một trong những nguyên nhân là do nhu cầu chất dinh dưỡng tăng theo tình trạng bệnh tật, do biến chứng của điều trị, trong khi đó người bệnh không được đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân tự coi mình đã khỏi bệnh khi hết các triệu chứng của giai đoạn cấp tính nhưng đó chính là lúc bệnh chuyển sang mãn tính. Lúc này nếu kịp thời sử dụng thức ăn hợp lý có thể ngăn ngừa được sự phát triển của bệnh, không chuyển sang mãn tính.
“Dinh dưỡng cho người bệnh chính là ăn điều trị. Thức ăn cần phải coi như thuốc, ngoài việc xác định thành phần dinh dưỡng cho phù theo bệnh cảnh lâm sàng, cần phải tính đến số lượng bữa ăn, số lần ăn và giờ ăn của bệnh nhân”, bác sĩ Liên cho biết.
Chẳng hạn với bệnh viêm cầu thận cấp không suy thận hoặc suy thận có chạy thân nhân tạo thì nhu cầu năng lượng một ngày của người bệnh là 1600-1800 kcal, lượng protid là 50 gam, áp dụng chế độ cơm 3 bữa một ngày và ăn nhạt hoàn toàn.
Hay với trẻ 1-2 tuổi mẹ không có sữa thì cần 1147,8-1205,7kcal mỗi ngày, chế độ ăn gồm: 2 bữa cháo, 2 bữa bột 15% và 2 bữa sữa.
Hiện trung tâm đã xây dựng được gần 100 chế độ ăn cho bệnh nhân (32 cho trẻ và 68 cho người lớn) gồm chế độ ăn bình thường, bồi dưỡng, bệnh lý thận, tim mạch, tiêu hóa… theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Giá tiền suất ăn một ngày giao động từ 24.000 đến 150.000 đồng tùy từng loại bệnh.
Ngoài ra, trung tâm cũng tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng.
Theo VNE
Tin mới nhất
Vụ giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m: Áp suất đã giảm
09:43:15 24/12/2024
Liên quan đến giếng khoan thứ 2 phun ra cột khí, nước cao gần 10m ở Gia Lai, gia đình chủ nhân cho biết, sau gần nửa tháng, hiện tượng giếng khoan phun ra khí và nước đã giảm.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào
09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?
09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch
08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông
08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng
08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage:
Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc
07:37:33 24/12/2024
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự ...
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng
06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?
22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.