Người bật lò sưởi, bình nước nóng cao quá mức có thể bị phạt tù ở Thụy Sĩ
Chính phủ Thụy Sĩ đã đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng nghiêm ngặt để đảm bảo quốc gia này có đủ khí đốt để vượt qua mùa Đông tới.
Tờ báo địa phương Blick đưa tin chính phủ Thụy Sĩ đã thực hiện các bước quyết liệt nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu. Blick cho biết những người vi phạm quy định về nhiệt độ sưởi ấm trong mùa Đông này có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là ngồi tù.
Theo đó, sắc lệnh mới của chính phủ quy định các tòa nhà có hệ thống sưởi bằng khí đốt chỉ có thể làm ấm phòng lên đến 19 độ C. Nước chỉ được làm nóng đến 60 độ C, trong khi máy sưởi bức xạ bị cấm sử dụng. Các hồ bơi và phòng tắm hơi ở Thụy Sĩ cũng không được đun nóng nước trong những tháng mùa Đông tới.
Video đang HOT
Theo Blick, những người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 – 3.050 USD hoặc ngồi tù ba năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và hoàn cảnh kinh tế của người vi phạm.
Các công ty tiện ích và doanh nghiệp khác nếu cố tình vượt quá hạn ngạch khí đốt sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, chính phủ không có kế hoạch cử người giám sát đến từng gia đình để kiểm tra cách người dân tiêu thụ khí đốt.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự ở Ukraine đã khiến giá khí đốt tăng lên mức cao kỷ lục và làm tăng lạm phát nói chung.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng 30% vào hôm 5/9 sau khi đường ống Nord Stream 1 của Nga không thể hoạt động trở lại vì vấn đề bảo trì liên quan đến lệnh trừng phạt. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, công ty vận hành đường ống, cho biết Nord Stream 1 sẽ ngừng hoạt động vô thời hạn. Mokva tuyên bố hoạt động của đường ống trên vẫn sẽ bị cản trở chừng nào các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn còn hiệu lực.
Nga tuyên bố không coi Thụy Sĩ là trung lập
Moskva cho rằng Thụy Sĩ đã từ bỏ vị thế trung lập sau khi tham gia các lệnh trừng phạt của EU với Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Một loạt nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: AP
Theo trang tin châu Âu euronews.com, Nga ngày 11/8 cho biết nước này không còn coi Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, từ chối lời đề nghị của Thụy Sĩ để làm trung gian hòa giải giữa Kiev và Moskva.
Nga đã từ chối đề xuất của Thụy Sĩ đại diện cho lợi ích của Ukraine ở Nga và lợi ích của Nga ở Ukraine, nêu rõ Moskva biết nước này đang về phía nào.
Thụy Sĩ có lịch sử trung lập lâu đời và thường đóng vai trò trung gian giữa các quốc gia có mối quan hệ không tốt đẹp.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechayev cho rằng điều này là không thể trong tình hình hiện nay.
"Chúng tôi đã trả lời rất rõ ràng rằng Thụy Sĩ đã không may đánh mất vị thế của một quốc gia trung lập và không thể đóng vai trò trung gian hay đại diện. Thụy Sĩ đã tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga", người phát ngôn trên nói.
Trước đó, các phương tiện truyền thông Thụy Sĩ đưa tin rằng mục tiêu chính của đề xuất từ nước này là cho phép những người Ukraine sống ở Nga nhận các dịch vụ lãnh sự từ Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Moskva.
Tuần trước, Chính phủ Thụy Sĩ đã thông qua một số biện pháp mới nhất do EU áp đặt, trong đó có cấm mua, nhập khẩu hoặc vận chuyển vàng và các sản phẩm vàng từ Nga.
Thông báo về động thái của Chính phủ Thụy Sĩ vào cuối tháng 2/2022 nhằm phá vỡ quan điểm trung lập truyền thống của nước này và trừng phạt Nga, Tổng thống Ignazio Cassis cho biết "tình hình bất thường" ở Ukraine cần phải có "các biện pháp bất thường" để phản ứng.
Thụy Sĩ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga Ngày 3/8, Chính phủ Thụy Sĩ thông báo áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine, tiếp sau các biện pháp mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) đối với vàng và các sản phẩm vàng. Vàng được trưng bày tại nhà máy Shchyolkovo của Tập đoàn kim...