Người bảo vệ “Đường bay vàng” có phải là Tiến sĩ?
Từ tháng 8/2009, ông Trần Đình Bá đã làm xôn xao dư luận khi tuyên bố thách thức Bộ GTVT 5 triệu USD cho tính khả thi trong dự án có tên gọi là “đường bay vàng”
Có lẽ câu chuyện liên quan những lùm xùm về ông Trần Đình Bá đã lên đến đỉnh điểm khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ngày 26/5 có công văn đề nghị các cơ quan, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác thực về học vị Tiến sĩ của ông này…
Vàng mắt vì… đường bay vàng
Vì sao nói như vậy? Vì từ tháng 8/2009, ông Trần Đình Bá đã làm xôn xao dư luận khi tuyên bố thách thức Bộ GTVT 5 triệu USD cho tính khả thi trong “dự án” có tên gọi là “đường bay vàng”, hay còn được chính ông này gọi bằng cái tên “phương pháp Trần Đình Bá”.
Thế là, dư luận lên tiếng, ủng hộ có, phản biện có. Rồi đương nhiên các cơ quan chức năng phải vào cuộc, vì ông Bá đã kiến nghị lên tới Thủ tướng. Hàng chục cuộc họp, hội thảo, rồi công văn đi công văn lại giữa các cơ quan, hàng loạt chuyên gia vào cuộc “giải mã” câu chuyện này.
Đến đêm 3/9 và sáng 4/9/2014, Tổ công tác của cục Hàng không đã bay cùng 1 tổ bay của Vietnam Airlines và các Thanh tra bay của Cục, thực hiện các nội dung bay kiểm chứng bằng buồng lái giả định (SIM) về “đường bay vàng”.
Kết quả bay kiểm chứng SIM theo phương án đường hàng không thẳng từ sân bay Nội Bài đến Tân Sơn Nhất qua không phận Lào, Campuchia theo đường bay này giảm về cự ly là 85km, giảm về thời gian là 5 phút và giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ là 190kg.
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc tiết kiệm chỉ 5 phút bay và 190kg nhiên liệu không đáng kể, nếu so về chi phí quá cảnh qua không phận Lào, Campuchia. Hiện chi phí quản lý bay của hai nýớc này với dòng máy bay A321 là trên 13 triệu đồng (nếu bay trong không phận Việt Nam như đường bay hiện tại, tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thu 3,5 đến 4 triệu đồng/chuyến).
Trước đó, theo phương pháp tính của mình, ông Trần ình Bá cho rằng, bay thẳng từ Bắc tới Nam sẽ tiết kiệm được 400km; còn theo ông Mai Trọng Tuấn, đường bay thẳng sẽ tiết kiệm được khoảng 140km và 8 – 10 phút về thời gian.
Còn nhớ, sau đó, ông Trần Đình Bá trả lời báo chí nói rằng “không thể tin được kết quả bay thử nghiệm đường bay vàng”; đồng thời, ông Bá đề xuất lập sa bàn “Điện Biên” để thực nghiệm đường bay này.
Trước đó nữa, Bộ GTVT đã cho ông Bá được thuyết trình trước đại diện các cơ quan chức năng như Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không – Không quân (Bộ Quốc phòng), Bộ GTVT, Hội Toán học Việt Nam, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, Viện Toán học cao cấp Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Thế nhưng, thực tế cho đến nay, “đường bay vàng” vẫn chưa thể triển khai, vì tính khả thi của nó rất thấp.
Video đang HOT
Hội nghị thường niên năm 2015 của hội Khoa học kinh tế Việt nam không có ông Trần Đình Bá.
Ông Trần Đình Bá là ai?
Còn nhớ một lần trả lời PV báo Người Đưa Tin, ông Bùi Văn Võ (Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay (Cục Hàng không Việt Nam) có đặt vấn đề về học vị Tiến sĩ của ông Trần Đình Bá. Bởi, ông Võ là kỹ sư hàng không thế hệ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô (cũ) nên ông nắm khá rõ.
Đến nay, các thế hệ học viên tại Riga (Lavia) trong lĩnh vực hàng không vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhau. “Tôi chưa nghe ai nói tới cái tên Trần Đình Bá là tiến sĩ hàng không cả”, ông Võ nói với PV.
Về câu hỏi ai là tác giả “đường bay vàng”, ông Bùi Văn Võ khẳng định: “Thực ra, vấn đề về đường bay thẳng Hà Nội – TP.HCM qua ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia theo kinh tuyến 106 đã được bàn chính thức từ năm 1987 tại một hội nghị ở TP.HCM, không phải của ông Bá. Tham gia hội nghị này, mỗi nước có 6-7 đại biểu, họp trong ba ngày liền, tại hội trường sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM)”.
Ông Trần Đình Bá.
Khi dự hội thảo, phát ngôn trước báo chí, ông Trần Đình Bá thường xưng danh là hội viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Do trang web chính thức của Hội tại địa chỉ http://vietecon.org không thể truy cập nên PV Người Đưa Tin đã đến tận nơi tìm hiểu thông tin về ông Bá tại Văn phòng Hội (địa chỉ số B1-5, khu đô thị 54, ngõ 85, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trao đổi với PV trong căn phòng nằm ở góc tầng 1, khá bừa bộn chỉ khoảng hơn 10m2 được dùng làm văn phòng của Hội, một người phụ nữ đứng tuổi tên Việt tự xưng là người phụ trách văn phòng dè dặt và không muốn cung cấp các thông tin liên quan đến ông Bá, mặc dù ông là hội viên của Hội.
Theo bà Việt, ông Bá có nguyện vọng gia nhập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ khoảng năm 2007 với mục đích có chức danh để tham gia các công tác tranh luận và phản biện xã hội. Đó là thời điểm ý tưởng về “đường bay thẳng Hà Nội – TP.HCM” hay còn gọi “đường bay vàng” giảm giờ bay, tiết kiệm nhiên liệu của cựu phi công quân đội Mai Trọng Tuấn được khởi xướng. Sau đó, ông Trần Đính Bá chính là người đứng ra bảo vệ “đường bay vàng” và đã thách đấu số tiền 5 triệu USD Mỹ cho tính khả thi của đường bay nói trên với cục Hàng không Việt Nam, vụ việc từng gây xôn xao dư luận cả nước.
“Bản thân Hội cũng không biết ông Bá có học hàm Tiến sĩ hay không, bởi tiêu chí để gia nhập Hội không quá chặt chẽ. Miễn là có nghiên cứu về lĩnh vực khoa học hoặc kinh tế, phù hợp với các lĩnh vực của Hội đều có thể tham gia. Hội khẳng định là không có nhiều thông tin về ông Bá. Hội viên của Hội trên toàn quốc, ai muốn đăng ký làm hội viên cũng được”, bà Việt nói.
Cũng theo bà Việt, nếu có vấn đề liên quan đến công tác họp bàn, nghiên cứu thì Hội mới mời những người liên quan đến tham dự; còn công việc của mỗi hội viên thì họ vẫn làm bình thường. Hội không quản lý và cũng không nắm được các thông tin chi tiết trong công việc. Ngay cả số điện thoại của ông Trần Đình Bá, người quản lý văn phòng Hội cũng phải mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm trong hòm thư điện tử mới có thể cung cấp và hoàn toàn không có các văn bản liên quan.
“Hội đang chuẩn bị di chuyển đồ đạc sang một địa điểm mới ở Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) nên văn phòng có bừa bộn, không có cả thông tin giới thiệu về các hoạt động của Hội”, bà Việt chia sẻ.
GS.TSKH.Nguyễn Quang Thái, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho biết: “Hội cũng đã có nhiều lần nhắc nhở ông Bá về việc xưng chức danh của Hội trong các phát ngôn của mình hoặc khi tham dự các buổi hội thảo hay tranh luận, bởi việc phát ngôn không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Hội. Ông Bá cũng đã có một số lần nhận khuyết điểm trước các thành viên trong Hội”.
Tự nhận học vị Tiến sĩ?
GS.TSKH.Nguyễn Quang Thái (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) cho biết: “Do ông Bá ở trong Vũng Tàu, mà văn phòng Hội ở ngoài Hà Nội, xa xôi về mặt địa lý nên công tác kiểm tra học vấn Hội để thành viên tự khai và tự chịu trách nhiệm”. Còn “học vị Tiến sĩ của ông Trần Đình Bá là do tự xưng, việc ông có thực sự nghiên cứu chuyên ngành hàng không tại Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ) hay không thì Hội không kiểm tra”, ông Thái nhấn mạnh.
Liên quan tới đề nghị của Bộ GTVT về việc xem xét chức vị tiến sĩ ngành hàng không của mình, trong thư phản hồi gửi tới báo điện tử Người Đưa Tin, ông Trần Đình Bá cho biết: “Bằng kiến thức thực tế và nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Riga và Đại học Hàng không Riga – Liên xô cũ, tôi đã nghiên cứu thành công “Luận án Tiến sĩ giải pháp mở rộng để hiện đại Đường sắt quốc gia tốc độ cao 150-200 km/h” nhằm khai thông trục giao thông quốc gia, giảm thiểu TNGT.
Luận án Tiến sĩ đặc biệt của tôi đã được gửi đến Thủ tướng xem xét, tôi đã nhận trách nhiệm Tiến sĩ trước Thủ tướng để cứu lấy sự nghiệp đường sắt quốc gia đang ngày càng đứng trước nguy cơ phá sản, sau khi nghiên cứu xong Thủ tướng đã giao cho Văn phòng Chính phủ số 1575 / VPCP ngày 16/3/2011 chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện song vẫn không chịu nghiệm thu Luận án Tiến sĩ và trao bằng Tiến sĩ cho tôi…(!?)”.
Ngay 26/5, Bộ GTVT đa gưi văn ban cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD&ĐT vê viêc môt sô tơ bao dẫn lời ông Trần Đình Bá để đăng bài viết sai sự thật liên quan tới Cảng hàng không quốc tế Long Thành với phối cảnh là thiết kế của Chek Kap Lok (Hồng Kông). Bộ GTVT đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét thẩm tra, cung cấp thông tin công khai về độ chính xác của học vị tiến sĩ hàng không của ông Trần Đình Bá.
Đức Kế – Nguyễn Chung – Kim Thược
Theo_Người Đưa Tin
Cục trưởng Hàng không xin lỗi ông Trần Đình Bá vụ "truy" học vị Tiến sỹ
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam vừa lên tiếng xin lỗi ông Trần Đình Bá vì đã đề cập đến vấn đề học vị Tiến sỹ trong công văn phản hồi của Bộ GTVT vụ "tố" sân bay Long Thành "đạo" thiết kế của sân bay Chek Kap Lok - Hồng Kông.
Trong thư xin lỗi gửi tới ông Trần Đình Bá hôm nay (31/5), ông Lại Xuân Thanh cho rằng, đó là hành động không nên có giữa các nhà khoa học khi mọi người đều cùng chung mối quan tâm, cùng đề cao giá trị của lòng chân thành và sự tương kính lẫn nhau về học vấn.
"Tôi thành thật rất lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra giữa cá nhân tôi và ông... Vì áp lực công việc, vì phản ứng thiếu kiềm chế khi nhất thời cảm thấy cơ quan mình, bản thân mình bị tổn thương trước những thông tin không chính xác của dư luận, tôi đã hành động một cách vội vã.
Khi tham mưu cho lãnh đạo yêu cầu xác minh bằng tiến sỹ của ông, tôi chỉ muốn mọi người không bị tác động mạnh của thông tin (vốn là nhầm lẫn như chính ông xác nhận), mà thông tin đó dẫn đến mọi người hiểu sai bản thân mình, hiểu sai cơ quan do mình phụ trách" - Cụctrưởng Lại Xuân Thanh bày tỏ.
Phối cảnh Cảng HKQT Long Thành
Với việc đề cập đến học vị Tiến sỹ của ông Bá trong Công văn số 6572/BGTVT-VP ngày 26/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh nhìn nhận đã không lường tới hậu quả lớn hơn rất nhiều là hành động đó đã vi phạm nguyên tắc do Bộ trưởng Đinh La Thăng đề ra cho cấp dưới là phải lắng nghe mọi phản biện một cách vô điều kiện, dù người phản biện là ai, làm gì, với động cơ gì. "Chính nguyên tắc đó đã giúp ngành giao thông chúng tôi có thể nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh chính sách, kế hoạch, thời gian, nguồn lực, nhân sự...nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội cũng như nguyện vọng chính đáng của người dân, tiết kiệm tối đa nhiều chi phí" - lá thư gửi đến ông Trần Đình Bá của Cục trưởng Lại Xuân Thanh viết.
Người đứng đầu ngành hàng không Việt Nam thể hiện sự trăn trở sau việc nhắc đến học vị Tiến sỹ của ông Trần Đình Bá. Ông Thanh nhấn mạnh, chính tình cảm yêu mến, tin cậy, thẳng thắn mà xã hội (trong đó có ông Bá) dành cho ngành giao thông vận tải nói chung, cho Cục Hàng không Việt Nam nói riêng trong mấy năm qua, một phần quan trọng chính là nhờ ở tinh thần biết lắng nghe phản biện một cách chân thành.
"Vậy mà chỉ bằng một hành động bột phát thiếu cân nhắc, tôi đã làm tổn thương không chỉ cá nhân ông, mà còn làm tổn thương cả với ngành của mình, đặc biệt là với cá nhân đồng chí Bộ trưởng. Chắc chắn sắp tới đây tôi sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm khắc nhất của lãnh đạo Bộ, thì điều đó cũng không đủ khiến tôi dễ dàng tìm lại được cảm giác thanh thản khi chưa xảy ra sự cố đáng tiếc này.
Vì thế, tôi quyết định, với tất cả sự bình tĩnh và cầu thị, viết thư gửi tới ông kèm theo lời xin lỗi chân thành. Tôi hy vọng sự việc khép lại ở đây, để chúng ta lại có thể cùng nhau hợp tác, nỗ lực tìm ra những cách thức giải quyết tốt nhất cho những vấn đề không chỉ của riêng ngành giao thông vận tải, mà còn gắn với tương lai phát triển của đất nước, chẳng hạn như Dự án Cảng HKQT Long Thành" - Cục trưởng Lại Xuân Thanh chia sẻ .
Trước đó, ông Trần Đình Bá phản ánh tới một số cơ quan báo chí rằng phối cảnh của Cảng HKQT Long Thành là "đạo" thiết kế của sân bay Chek Kap Lok - Hồng Kông. Liên quan đến vấn đề này, Bộ GTVT đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan thông tấn báo chí khẳng định thông tin ông Trần Đình Bá đưa ra là sai sự thật.
Văn bản nêu lên các cơ sở pháp lý, thông tin quy hoạch Dự án Cảng HKQT Long Thành, các bước tham vấn ý kiến về dự án đặc biệt này nhằm khẳng định Cảng HKQT Long Thành không "đạo" thiết kế của sân bay Chek Kap Lok - Hồng Kông.
Trong văn bản cũng đề cập tới vấn đề học vị của ông Trần Đình Bá với phản biện cho rằng ông Bá không phải là Tiến sỹ về hàng không như ông này thường xưng danh và nêu kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chính xác học vị Tiến sỹ của ông Trần Đình Bá.
Về phía ông Bá, sau khi công văn của Bộ GTVT được phát hành, ông này cũng thừa nhận chưa từng có chứng nhận nào về học vị Tiến sỹ.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đến ngày "phán quyết" số tiền 5 triệu yên Sau khi bác đơn của nhân vật xuất hiện "phút 89" và đưa ra phương án thành lập hội đồng tư vấn để giải quyết việc trao lại tiền cho chị Hồng, thời hạn đã đến, liệu công an quận Tân Bình có đưa ra "phán quyết" cuối cùng về 5 triệu yên? Chị Hồng đang mòn mỏi chờ đến thời khắc "phán...