Người bán vé số ở TPHCM mua thức ăn ‘đãi’ chim trời để bớt cô đơn
Bất kể bán lời hay lỗ, mỗi ngày anh bán vé số dạo tại TPHCM đều trích ra một số tiề.n để mua thức ăn nuôi đàn chim trời như một cách tìm niềm vui, vơi bớt cô đơn trong cuộc sống.
Mỗi buổi sáng, anh Hoàng Bình đều chuẩn bị túi ngũ cốc đem đến công viên Lê Văn Tám cho đàn chim trời ăn.
Làm bạn với chim trời
7h sáng, anh Nguyễn Hoàng Bình (48 tuổ.i, quận Bình Thạnh, TPHCM) lái xe vào công viên Lê Văn Tám (quận 1, TPHCM). Đã quen với việc được anh Bình cho ăn, bồ câu, sẻ hoang kéo về đậu trên những cành cây, cột đèn…
Dừng xe, anh Bình lấy túi ngũ cốc ra rải đều trên mặt đất. Đàn bồ câu hoang lập tức sà xuống ăn. Những chú chim sẻ nhỏ hơn, đành chờ đợi đàn bồ câu ăn xong mới bay đến nhặt từng hạt thóc.
Cảnh đàn chim hoang bay xuống, nhặt ngũ cốc xung quanh chiếc xe của người đàn ông nhỏ bé khiến khách đến công viên thích thú. Một số người rút điện thoại chụp ảnh, ghi hình khoảnh khắc đáng yêu.
Anh Bình rải ngũ cốc xung quanh mình để đàn chim tự do đến ăn.
Anh Bình cho biết, đã cho đàn chim ăn được 7 – 8 năm nay. Trước đây, anh bán vé số dạo trên đường Lê Duẩn, quận 1. Lúc vắng khách, bán ế, anh nhìn đàn chim sẻ ríu rít trên cây. Chốc chốc, chúng lại sà xuống vỉa hè tìm thức ăn.
Hình ảnh bầy chim sẻ nhảy trên mặt đường khiến anh thích thú. Anh nghĩ đến việc làm bạn với chúng bằng cách cho chúng ăn. Sau một thời gian, đàn chim quen dần với sự hiện diện của anh và thức ăn do anh đem đến.
“Mỗi sáng, chúng kéo đến đậu ở nơi tôi ngồi bán vé số. Thấy tôi xuất hiện, chúng liền sà xuống, vây quanh, nhảy trên vỉa hè đợi ăn. Cứ thế, tôi làm bạn với đàn chim cho đến khi vì nhiều lý do không thể ngồi bán ở đoạn đường đó nữa”.
Đàn chim đã quen thuộc với anh Bình. Ảnh: Hà Nguyễn
Video đang HOT
Chia tay đàn sẻ hoang trên đường Lê Duẩn, anh Bình rong ruổi bán vé số dạo rồi chọn được điểm bán mới tại công viên Lê Văn Tám. Công viên có nhiều cây xanh, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim như bồ câu, sẻ, cu gáy.
Tại đây, anh làm quen với đàn chim sẻ bằng cách mua thóc cho chúng ăn. Mỗi khi anh rải thóc, đàn bồ câu cũng sà xuống “xin ăn”. Thấy vậy, anh quyết định mua ngũ cốc cho chúng ăn chung.
Vừa cho đàn chim ăn, anh Bình vừa bán vé số. Khoảng 9h, công viên vắng người, anh di chuyển đến khu vực Trần Quốc Toản (quận 3) bán tiếp.
Đàn chim sẻ kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Ảnh: Hà Nguyễn
14h, trên đường đi lấy vé số bán vào ngày hôm sau, anh lại ghé công viên rải ngũ cốc cho đàn chim. Chiều muộn, sợ chúng chưa đủ no, anh đến cho ăn thêm một lần nữa mới trở về nhà trọ.
Tìm niềm vui, bớt cô đơn
Gắn bó với đàn chim nhiều năm, anh Bình hiểu và nắm rõ tập tính của chúng. Anh biết đàn bồ câu thích ăn ngũ cốc, cám viên nên chủ động mua đủ loại.
Trong khi đó, đàn chim sẻ chủ yếu ăn thóc. Trong lúc ăn, chúng dùng mỏ đãi bỏ phần vỏ trấu. Vì vậy, khi cho đàn sẻ ăn, anh thường chọn vị trí mặt đất bằng phẳng để dễ quét dọn, thu gom phần vỏ trấu.
Anh Bình là người TPHCM chính gốc. Sau khi cha mẹ qua đời, anh một mình vất vả mưu sinh trong cảnh liệt nửa người. Không thể lao động nặng, anh đành bán vé số nuôi thân.
Sau khi đàn bồ câu no nê rời đi, bầy sẻ hoang nhanh chóng đến ăn phần thóc còn sót lại. Ảnh: Hà Nguyễn
Mỗi ngày, anh bán 200 tờ vé số, thu về khoảng 200.000 đồng. Số tiề.n ấy vừa đủ để anh trả chi phí phòng trọ, thuố.c thang. Dù vậy, 7-8 năm qua, ngày nào anh cũng trích ra một số tiề.n để mua thức ăn cho chim.
Trước đây, anh Bình trích khoảng 45.000 đồng mua 3 bịch ngũ cốc cho đàn chim. Sau này, nhiều người thấy anh cho chim ăn cũng phát tâm đem thức ăn đến cho chúng nên anh mua ít hơn.
Hiện, anh chỉ mua 30.000 đồng tiề.n ngũ cốc. Bình thường, anh có thể lo được số tiề.n này. Nhưng hôm nào ế, mưa gió bán không được, anh gặp khó khăn, thậm chí thâm hụt vào tiề.n vé số.
Anh Bình xem đàn chim như một phần cuộc sống của mình nên quyết định cho chúng ăn đến khi nào còn có thể.
Dù vậy, anh cố gắng chi tiêu tiết kiệm để không phải bớt đi bữa ăn nào của đàn chim. Mỗi ngày, anh đều đến cho chúng ăn đủ 3 bữa.
Anh tâm sự: “Tôi xem đàn chim như một phần cuộc sống. Với tôi, chúng là những người bạn đem đến niềm vui, giúp tôi vơi bớt cô đơn.
Thời điểm dịch bệnh, không thể cho đàn chim ăn, tôi rất buồn, cảm thấy thiếu vắng. Sau dịch, thấy chúng gầy, xác xơ, tôi xót lắm.
Đặc biệt, khi thấy đàn chim sẻ bị người ta đặt bẫy, bắt đem bán cho người phóng sinh, tôi rất đau lòng. Tôi sẽ cho chúng ăn đến khi nào còn có thể”.
Bức ảnh "bi hài" chụp trước cửa 1 lớp học thêm: Đây chính là lý do nhiều ông bà không dám giục vợ chồng trẻ vội sinh con nữa!
Khuôn mặt nhiều ông bà toát lên sự mệt mỏi.
Người lớn tuổ.i sau khi nghỉ hưu thường thấy cuộc sống trở nên cô đơn, nên họ hay nghĩ đến việc lên thành phố để giúp con cái chăm sóc cháu. Một số phụ huynh khác lại nôn nóng giục con cái kết hôn và sinh con ngay khi chúng vừa tốt nghiệp đại học và có công việc. Ban đầu, họ nghĩ việc chào đón cháu nội, cháu ngoại là một điều tuyệt vời.
Thế nhưng, khi trọng trách giáo dục rơi xuống vai mỗi thế hệ, người cao tuổ.i cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có những tình huống trớ trêu ở thành phố lớn.
Tại Trung Quốc, mới đây, một số người dùng mạng xã hội đã chụp lại hình ảnh bên ngoài một trung tâm dạy thêm lớn. Điều này khác xa với những gì chúng ta tưởng tượng. Hóa ra, những người đưa đón trẻ đi học thêm không còn là các bậc cha mẹ mà là ông bà - những người thân thuộc của các em.
Nhiều người cao tuổ.i sống ở thành phố dần thay đổi quan điểm. Trước đây, họ muốn con cái sinh thêm con cháu để gia đình thêm đầm ấm, nhưng giờ đây có người thậm chí phàn nàn rằng một đứa cháu đã khiến họ đủ mệt rồi. Nhìn vào vẻ mệt mỏi của những ông bà ngồi chờ bên ngoài trung tâm dạy thêm cũng đủ hiểu vì sao.
Nhiều ông bà đảm nhận nhiệm vụ đưa đón cháu đi học thêm
Vào giờ này, cha mẹ các em vẫn chưa tan làm hoặc bận công việc khác, nên việc đưa con đi học thêm đương nhiên do ông bà đảm nhận. Trung bình, mỗi buổi học kéo dài hai tiếng - khoảng thời gian khá căng thẳng với những người lớn tuổ.i ngồi chờ bên ngoài.
Các cụ không quen dùng điện thoại để giế.t thời gian như các bậc cha mẹ khác, cũng không quen đi uống trà sữa hay cà phê ở gần đó. Thay vào đó, họ thường chọn cách ngồi yên chờ đợi ngoài cửa phòng học. Nhiều ông bà vừa phải đưa đón cháu đi học, lại vừa phải đi lại nhiều cho các lớp học thêm.
Người cao tuổ.i thường dậy sớm và đi ngủ sớm, nên khoảng thời gian này cũng là lúc họ đã muốn đi ngủ, và sự mệt mỏi dần hiện rõ trên khuôn mặt. Một số ông bà thậm chí đã ngủ gục trên ghế chờ.
Có người nói, mỗi thế hệ đều có cách mệt mỏi của riêng mình, và không thế hệ nào thoát khỏi điều đó.
Nhiều phụ huynh ngày nay hiểu rằng học thêm không phải lúc nào cũng hiệu quả và thậm chí có thể khiến trẻ chán học, nhưng họ đành phải theo xu hướng, chịu áp lực cạnh tranh. Nếu có điều kiện, đưa trẻ đi học thêm vẫn tốt hơn là không. Đúng là có nhiều thủ khoa thi đại học không hề học thêm nhưng vẫn đỗ vào các trường danh giá. Ai cũng hiểu điều này, nhưng mấy ai dám ngưng hẳn.
Có thể nói rằng để giáo dục tốt không thể nào dễ dàng được. Nếu người mẹ đảm nhận phần giáo dục thì người cha có thể nhẹ gánh hơn, nhưng việc đè nặng lên một người duy nhất cũng là không công bằng. Nếu cả cha và mẹ đều muốn tập trung vào công việc thì gánh nặng chắc chắn sẽ rơi vào ông bà.
Nghĩ lại, nhiều phụ huynh mới cảm thấy nhẹ lòng. Có lẽ vì vậy mà ở Trung Quốc thời gian gần đây, cha mẹ ít giục giã con sinh thêm con. Thậm chí có bà mẹ chồng khuyên con dâu không nên sinh con thứ hai nữa, vì như thế cả mẹ và con đều bớt vất vả.
Bức ảnh tốt nghiệp ĐH "cô đơn" nhất: 9 giáo viên chỉ có 1 sinh viên, ngành học nhiều người chưa từng biết đến Vì quá đặc biệt, bức ảnh tốt nghiệp này không ngừng được chia sẻ lại trong mỗi mùa tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc. Cứ đến mỗi mùa tốt nghiệp đại học, cư dân mạng Trung Quốc lại đồng loạt chia sẻ một tấm ảnh tốt nghiệp đặc biệt, với một sinh viên duy nhất đứng ở phía sau và 9 giáo...