Người bạn trai “lý tưởng”
Này, đừng tưởng thấy nàng không nói gì thì có nghĩa là nàng ngốc nhé! Hay thấy nàng dễ tính mà muốn đè đầu cưỡi cổ nàng? Nàng chỉ là tốt tính thôi, có được không hả?
“Anh chẳng có gì cho em, không nhà lầu xe hơi hay tiền tiêu rủng rỉnh, anh chỉ có trái tim chân thành này và một tấm lòng quan tâm săn sóc mà thôi, em không chê anh chứ?” - câu bạn trai nói ngày tỏ tình nàng còn nhớ như in. Chàng không gia thế, công việc bình thường, lương lậu đủ tiêu tới cuối tháng ở mức tiết kiệm. Nói chung, chàng nghèo và nàng biết điều ấy chứ. Song nàng và chàng còn trẻ, có sức lực, có quyết tâm. Nàng tin tương lai 2 người nhất định sẽ tươi sáng hơn.
Chàng nói tình cảm dành cho nàng rất mực chân thành, quả đúng chàng đã làm được. Sáng chàng qua đón nàng đi làm, chiều lại đợi đưa nàng về tận nhà. Nàng chỉ cần húng hắng ho, chàng đã hỏi han rối rít, rồi dặn dò như một bà mẹ già lẩm cẩm. Nàng có chuyện buồn, dù nửa đêm chàng lập tức tới ôm chặt nàng an ủi, cho nàng bờ vai dựa nóng ấm, vững chắc.
Chàng tâm lí vô cùng, chỉ một sự thay đổi nhỏ ở người yêu chàng đã phát hiện ra. Chàng kịp thời khen tặng chiếc áo mới nàng mua, khích lệ nàng có bước tiến trong công việc, giục giã nàng gọi điện về thăm hỏi bố mẹ dưới quê. Chàng cũng chẳng bao giờ có qua lại mập mờ với những người khác giới… Chàng quả là một người bạn trai lí tưởng, đúng không? Chàng dù chẳng giàu sang nhưng về mặt tinh thần, chàng chăm sóc cho nàng không thể hoàn hảo hơn. Có điều, giá như chàng đừng có “săn sóc” thái quá tới cái ví của nàng nữa thì tốt…
Ảnh minh họa
Chàng đón nàng đi làm, nàng trả tiền bữa sáng của cả hai. Chàng đưa nàng đi dạo phố, nàng trả tiền xăng xe, ăn vặt. Vì sao, đơn giản chàng quên ví, chàng tạm thời hết tiền, chàng vừa cho bạn vay sạch tiền, tiền trong thẻ ATM chàng ngại rút… đủ thứ lí do.
Chính thức yêu nhau 5 ngày, chàng hốt hoảng gọi cho nàng: “Em ơi cho anh vay 500 nghìn có việc gấp, bác chủ nhà đòi tiền nhà trọ mà anh thiếu mất mấy trăm!” Nàng không hỏi một câu thừa, lập tức mang tiền sang tận nơi cho chàng vay. Bần cùng chàng mới phải hỏi vay mà thôi, nàng là người có suy nghĩ khá thoáng. Hiện tại nàng xem như là một trong những người gần gũi nhất của chàng, có việc hỏi nàng cũng hợp tình hợp lẽ, đâu phải cứng nhắc quan niệm đàn ông vay tiền phụ nữ là xấu.
Yêu nhau 10 ngày, hẹn hò xong lúc đưa nàng về nhà, chàng nhỏ nhẹ hỏi: “Em còn tiền không cho anh vay 300 nghìn, ngày mai đi ăn cưới bạn mà hết sạch tiền mất rồi.” Nàng không ngần ngại rút tiền cho chàng vay, cũng không đòi số tiền 500 nghìn trước đó chàng chưa trả. Khi nào đến kì lĩnh lương chàng ắt hẳn sẽ trả nàng đầy đủ mà.
Video đang HOT
Yêu nhau 15 ngày, chàng hớt hải chạy đến chỗ trọ của nàng: “Em ơi, cho anh vay 1 triệu, thằng bạn anh bị tai nạn xe vào viện, mà anh chưa được lĩnh lương.” Ừ, bạn bè gặp khó khăn không thể không giúp, nàng bèn rút tiền đưa cho chàng rồi giục chàng mau mau tới bệnh viện xem bạn chàng ra sao rồi.
Đến ngày lĩnh lương, chàng mặt ỉu xìu cáo lỗi với bạn gái: “Anh xin lỗi, anh vừa gửi tiền về cho mẹ hết mất rồi, bố anh đang bệnh cần tiền chữa bệnh. Chỗ tiền anh nợ em, cho anh khất tới tháng sau nhé.” Ừ, chàng hiếu thảo như vậy, nàng sao nỡ trách? Dù sao nàng vẫn còn tiền tiêu, chàng đang túng quẫn, cứ thư thư cho chàng vậy.
Mấy hôm sau, chàng ngập ngừng muốn nói lại thôi, mãi mới mở miệng: “Em cho anh vay ít tiền ăn, để anh sống qua tháng này nhé. Hôm trước gửi hết về nhà, giờ anh bữa nào cũng ăn mì tôm…” Nghe giọng chàng thảm thiết quá, nàng đành lấy tiền cho chàng vay. Thấy một người có nguy cơ chết đói lại không cứu giúp, nhất lại là bạn trai mình, nàng thật không nỡ lòng.
Ảnh minh họa
Lại một kì lĩnh lương nữa, chàng đưa trả nàng 200 nghìn, rồi cười lấy lòng: “Em cầm tạm trước, anh còn nhiều việc cần chi tiêu lắm, em thông cảm cho anh nhé!” Được rồi, tuy rằng số tiền trả trước này so với số nợ của chàng chẳng thấm tháp vào đâu, nhưng chàng khó khăn nàng cũng đâu nỡ đòi nợ chàng ráo riết.
Chưa được mấy hôm, chàng qua đón nàng đi ăn trưa, lúc ăn xong chàng cười cười: “Em mời anh bữa cơm này nhé. À tiện thể cho anh vay mấy trăm, ngày mai anh phải đi họp lớp mà chưa gì đã hết tiền rồi. Chán thật ấy, tháng lương được có vài triệu mà trăm nghìn thứ cần chi tiêu…” Nàng chép miệng, chìa ví còn vài đồng chỉ đủ trả tiền bữa cơm này cho chàng xem. Chàng thất vọng đầy mặt: “Sao em ra ngoài lại không mang theo tiền thế? Trong người không nổi 300 nghìn nữa”. Nàng nghẹn họng chẳng biết đáp sao, im lặng quay đi thanh toán
Sau đó có tới mấy hôm chàng lạnh nhạt với nàng, nàng tưởng chàng gặp chuyện gì, nhắn tin hỏi thăm thì chàng than thở kể lể: “Chán quá em ạ, họp lớp anh không có tiền nên không đi được, bạn anh nhắn tin hỏi thăm, trách móc ghê cơ. Chúng nó lại hẹn mấy hôm nữa tụ tập mà anh vẫn chưa có tiền đóng góp. Lần này không đi nữa thì chẳng biết lấy mo đâu mà đeo vào mặt. Hay… em cho anh mượn nhé? Lĩnh lương anh sẽ trả!”
Nàng sầm mặt không đáp. Này, đừng tưởng thấy nàng không nói gì thì có nghĩa là nàng ngốc nhé! Hay thấy nàng dễ tính mà muốn đè đầu cưỡi cổ nàng? Nàng chỉ là tốt tính thôi, có được không hả? Nhưng cái gì cũng có giới hạn hết. “Tiền không có, người cũng không, chúng ta chia tay ở đây!” - nàng quăng một câu cho chàng rồi dứt khoát ngắt máy. Với cái phong cách có một không hai như của chàng thì chàng có quan tâm săn sóc, chân tình thật lòng tới mấy nàng cũng xin kiếu thôi.
Số tiền chàng còn nợ kia, chẳng cần nghĩ nhiều cũng biết khó lòng đòi về được. Thôi thì tặng chàng luôn cho nhanh, nàng đúng là “bỏ của chạy lấy người” theo đúng nghĩa đen còn gì!
Theo Helino
Mẹ chồng dễ tính đến... hãi hùng!
Nghe bạn bè, đồng nghiệp tâm sự nỗi sợ nhất là có mẹ chồng ghê gớm, ki bo,... rồi quay sang nói Nhung sướng. Cô chỉ biết cười trừ.
25 tuổi, Nhung về nhà Hoàng. Ngay từ trước khi cưới, Nhung đã thầm sung sướng vì "sở hữu" được bà mẹ chồng tương lai dễ tính, không xét nét. Bà vốn xuất thân từ nông thôn, chịu khó, lại khỏe mạnh.
Nhung vẫn nhớ, bữa cơm đầu tiên ra mắt, Nhung xào thịt kỹ, khô quắt queo nhưng cô lại được mẹ chồng tương lai tâm lý động viên: "Không vấn đề gì cả, chan canh vào là vừa ngon" khiến Nhung cảm thấy vững tâm và biết ơn bà nhiều.
Vậy nhưng "đời đúng không là mơ". Lấy chồng rồi về làm dâu nhà Hoàng, Nhung hiểu ra rằng không phải ai cũng sung sướng khi có mẹ chồng thoải mái và vô tư, vô tâm đến mức khiến con dâu hãi hùng.
Mấy đồng nghiệp làm cùng phòng của Nhung trong lúc rảnh "tám" đủ thứ chuyện. Tất nhiên chủ đề chính luôn là chuyện nhà chồng. Nhất là thời điểm chiếu bộ phim "Sống chung với mẹ chồng". Ai cũng phàn nàn, chẳng có bà mẹ chồng nào đáng gọi là tử tế hay tốt bụng cả. Bà nào cũng khó tính, hay xét nét, bới móc con dâu...
Chỉ riêng Nhung im lặng, không đưa ra ý kiến gì. Thấy thế, mọi người xúm vào hỏi han. Nhung chỉ cười buồn: "Thật ra, mẹ chồng em rất dễ tính. Bà coi em như con gái vậy. Nhưng mà...". Nhung ngập ngừng muốn chấm dứt câu chuyện. Nhưng đồng nghiệp Nhung không chịu để yên, nhất quyết truy cho bằng được. Ngần ngừ một hồi, Nhung kể...
Ảnh minh họa.
Đúng là bà Thanh, mẹ chồng Nhung dễ tính, xuề xòa, thích nói chuyện nên lúc mới về làm dâu, cô rất quý bà, thường xuyên tâm tình, trò chuyện. Tuy nhiên, chỉ sau hai tuần, Nhung nhận ra rằng mình không thể tâm sự nhiều với mẹ chồng nữa bởi bà có phần bỗ bã, hay văng bậy. Hàng ngày, khi vợ chồng Nhung đi làm, bà Thanh rảnh rỗi nên lại sang nhà hàng xóm "buôn chuyện".
Khoảng 3 tuần về làm dâu, trong lúc cả nhà đang nói chuyện rôm rả thì mẹ chồng gọi Nhung nhưng lại gọi nhầm thành tên người yêu cũ của Hoàng khiến cô tím tái mặt mày. Ngay sau đó, bà Thanh cũng nhận ra nên buột mồm: "Hic, mẹ nhầm rồi!". Nhưng sau khi phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình thì bà không hề xin lỗi con dâu hay lảng đi chuyện khác để tránh khó xử mà lại... tiện thể kể luôn một tràng về cô người yêu cũ này của Hoàng khiến Nhung á khẩu.
Đã thế, mỗi tối, sau khi giải quyết công việc nhà, Nhung muốn cùng chồng tâm sự, trò chuyện hay rủ nhau ra ngoài xem phim, dạo chơi...thì mẹ chồng lại nhất quyết bắt cô con dâu "hầu chuyện". Vì là dâu mới, Nhung đành chiều mẹ chồng. Khổ nỗi, những câu chuyện của mẹ chồng khiến Dung không hề muốn nghe. Toàn là những chuyện kiểu "ngồi lê đôi mách", "nhìn vào lỗ khóa" nhà hàng xóm, lại qua cách kể thêm mắm dặm muối, bỗ bã kiểu "thấy gì nói nấy" khiến Dung luôn đỏ mặt vì xấu hổ.
Chưa kể, nhiều khi vợ chồng Nhung đang ở trong phòng nhưng mẹ chồng cứ xồng xộc lên, không cả biết gõ cửa hay đánh tiếng mà tự ý mở cửa vào. Vài lần vợ chồng cô đang âu yếm nhau, bị mẹ chồng bắt gặp thế nên ngại. Hơn thế, bà cũng thường xuyên lên phòng vợ chồng con trai, rủ Nhung mở phim xem. Vì theo bà, có người xem cùng bàn luận mới vui chứ xem một mình ở phòng khách thì chán bởi bố chồng nhất định không chịu xem cùng bà.
Nhưng khổ nhất với Nhung là chuyện mẹ chồng thiếu ý tứ. Thời gian đầu, mỗi khi dùng nhà vệ sinh, quen như khi ở nhà, Nhung chỉ đóng chứ không khóa chốt cửa. Thế nên có hôm, Nhung đang ở trong toilet thì mẹ chồng mở cửa thò đầu vào: "Xong chưa? Sao lâu thế? Mẹ suýt ra quần rồi" khiến Nhung sau đó phải rút kinh nghiệm chốt khóa cẩn thận.
Không chỉ vậy, lắm hôm, Nhung đã chốt cửa nhà tắm thì mẹ chồng đẩy cửa huỳnh huỵch. Vơ vội khăn tắm chùm lên người, Nhung ra mở cửa thì thấy bà nói oang oang: "Cho mẹ rửa cái tay. Mà gớm, con không phải chốt cửa kỹ thế đâu. Bố với thằng Hoàng ra ngoài rồi, nhà chỉ có hai mẹ con, đàn bà hết cả. Vẽ chuyện quá". "Tuy mẹ chồng em rất dễ tính, gần gũi, không thù ghét gì con dâu. Nhưng dễ tính như thế, em hãi lắm ạ", Nhung kết luận.
Theo NLĐ
Bố mẹ chồng sợ con trai và dâu thứ một phép, bất ngờ với cách xử lý của dâu trưởng Chuyện con dâu sợ mẹ chồng chẳng phải xa lạ nhưng cảnh tượng ngược lại thì khá hiếm gặp. Ấy vậy mà nó lại đang xảy ra trong gia đình này. Ngày xưa chỉ có chuyện con dâu sợ mẹ chồng chứ hiếm khi có chuyện ngược lại. Ấy vậy mà ngày nay khi xã hội ngày càng thay đổi, câu chuyện này...