‘Người bạn nhỏ’ và những thông điệp nhân văn giữa mùa dịch Covid-19
Giữa tâm dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành làm gián đoạn mọi hoạt động, web drama Người Bạn Nhỏ của đạo diễn PiL Nguyễn ra mắt là một sản phẩm thú vị, đầy ý nghĩa cho mọi gia đình, đặc biệt là các em nhỏ trong những ngày này khi mà các em bị hạn chế đi ra khỏi nhà.
Người Bạn Nhỏ thuộc thể loại phim gia đình, thiếu nhi, hứa hẹn thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả bởi nó mang đến câu chuyện đậm chất giáo dục, gần gũi với đời sống… Ở Người Bạn Nhỏ được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết có thật trong dân gian Việt Nam về công chúa Liễu Hạnh.
Truyền thuyết này vẫn được lưu truyền đến ngày nay và luôn tạo sự thích thú cho nhiều người và đặc biệt với cậu bé Rin (nhân vật chính của câu chuyện). Đó là một thế giới tuổi thơ bay bổng đầy sự kỳ ảo. Trong giấc mơ, Rin có được một chú chó khôn ngoan, lanh lợi… đặc biệt là chú chó có “phép thuật” bởi nó chính là hiện thân của một vị Tiểu Tiên ở trên trời, trốn xuống trần gian để kết bạn cùng Rin.
Hiện thực đó chính là những xáo trộn trong tình cảm gia đình của bố mẹ Rin, nhưng Rin còn quá nhỏ để có thể can thiệp vào “chuyện người lớn”; là nơi mà Rin quen biết bé Ti, một cô bé bán vé số có hoàn cảnh khó khăn nhưng rất hiếu thảo, chăm ngoan… Sự đan xen giữa giấc mơ và hiện thực khiến cho câu chuyện càng trở nên kịch tính hơn bởi nhiều thắt nút gây cấn được tháo gỡ bằng sự diệu kỳ của phép thuật và tràn đầy cảm xúc lắng đọng bởi tấm lòng nhân nghĩa, yêu thương giữa người với người luôn bao trùm xuyên suốt câu chuyện nhân văn. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng đầy tính giải trí mang lại nhiều sự thú vị cho người xem… Nhất là nhân vật chú chó Mít, một diễn viên đặc biệt hứa hẹn tạo nên kịch tính và sự lôi cuốn cho “Người Bạn Nhỏ”.
Có thể nói, mảng đề tài về thiếu nhi và động vật còn khá khan hiếm trong các phim Việt bởi độ khó nhưng ekip sản xuất đã nỗ lực thực hiện Người bạn nhỏ để mang đến cho người xem những thước phim giàu cảm xúc, lay động lòng người.
Đây là bộ phim Việt đầu tiên có nhân vật chính là động vật (chó). Trong phim, chú chó Mít là hiện thân của Tiểu Tiên nên có tính cách tâm lý và hành động của một nhân vật thực sự chứ không phải chỉ đơn giản là “đạo cụ” để quay hình cho đẹp . Để có được những cảnh quay của chú chó Mít, đạo diễn Pil Nguyễn và chị gái đã mất hơn 3 năm, kiên trì nuôi dạy và huấn luyện Mít để có thể thực hiện được các cảnh quay như ý, ví dụ: rượt đuổi, nhặt đồ, sủa tương tác và nhiều hành động khác…
Mít là chú chó rất đặc biệt, đạo diễn Pil Nguyễn khá may mắn có được. Trong gia đình, Mít được coi là 1 thành viên chứ không phải là một con vật nuôi. Mít dường như hiểu mọi điều mà con người nói. Và ý tưởng để đạo diễn Pil Nguyễn viết nên kịch bản Người Bạn Nhỏ cũng nhờ quá trình nuôi và dạy chú chó này.
Về bé Đình Đắc (vai Rin), bé rất sợ chó và Mít là chó Alaska khá to nên bé càng sợ. Đạo diễn Pil Nguyễn đã mất gần 3 tháng để cho bé làm quen, chơi đùa với Mít để xóa khoảng cách và khán giả tin là “đôi bạn” thật sự.
Bé Thư (vai Tiểu tiên) khi đóng chỉ mới tròn 3 tuổi, thật sự quá khó để vào vai Tiểu Tiên vì bé còn quá nhỏ, chưa hiểu mình nói gì… Bé luôn thắc mắc vì sao phải nói câu đó? Quay 1 câu thoại 2-3 lần là bé hỏi tại sao con nói rồi mà cứ bắt nói lại…
Người bạn nhỏ là vệt sản phẩm đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Pil Nguyễn, người từng đạo diễn cho phim ngắn “Con yêu mẹ” đạt giải nhất trong cuộc thi làm phim Chống định kiến về giới “Bình thường hay bất thường” do tổ Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng VTV6 tổ chức vào năm 2016.
Đây là sản phẩm nằm trong Dự án “Xi-nê cho bạn” (Ciné for you – CFU), một dự án được hình thành nhằm muốn tạo ra các sản phẩm web drama, video clip vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục dành tặng miễn phí cho khán giả, ra mắt vào tháng 03/2017.
Bộ phim dài 12 tập sẽ phát vào các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần trên kênh youtube Pops Kids, bắt đầu từ ngày 19/03/2020.
Trần Vinh
Học cách sắp xếp hộp cơm như người Nhật
Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, hình thức của món ăn luôn được chú trọng hàng đầu. Họ thường coi việc sắp xếp hộp cơm bento hàng ngày của mình là một tác phẩm nghệ thuật.
Trứng là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn trong thực đơn mang đi làm hàng ngày. Khi chế biến, những người nội trợ có thể kết hợp với xúc xích, xếp bên dưới cùng rau xà lách để bữa ăn trở nên nhiều màu sắc hơn. Hộp cơm sẽ bớt nhàm chán nếu chuẩn bị kèm các loại củ, quả bắt mắt như cà chua, súp lơ...
Một trong những loại hải sản mà người nội trợ Nhật yêu chuộng không thể quên nhắc tới cá. Áp chảo là cách chế biến nhiều người sử dụng để giữ nguyên độ ngọt và hình dáng ban đầu của món ăn. Thay vì đặt trực tiếp nguyên liệu lên cơm, lớp rau được xếp bên dưới làm tránh lẫn dầu mỡ. Thêm một nửa quả trứng, lạc rang cùng rau luộc sẽ khiến bữa ăn dinh dưỡng này hoàn thiện hơn.
Hộp cơm lấy cảm hứng bởi những chiếc hamburger bò - thức ăn nhanh quen thuộc của Mỹ. Thay vì dùng bánh mì, người nội trợ Nhật sử dụng cơm trắng làm lớp vỏ ngoài. Thịt được ép tròn và áp chảo màu cánh gián, trứng cút lòng đào xếp bên trên tạo độ béo. Phần rau củ bao quanh thái lát mỏng, giúp giải ngán cho món ăn.
Đây là hộp cơm mà những người ưa thích ăn chay đang tìm kiếm. Mặc dù không sử dụng bất cứ nguyên liệu nào từ thịt, món ăn trông vẫn hấp dẫn và bắt mắt. Người nội trợ biến tấu màu sắc trong sushi bằng cách trộn cơm cùng rau củ xay nhuyễn, bao quanh là các loại topping nhiều màu sắc như đậu hạt, củ cải đỏ, cà rốt...
Nếu ngán trứng luộc, một lớp thịt chiên xù bao bên ngoài sẽ làm món ăn thêm đậm đà hơn. Bởi thịt chiên cùng dầu, bạn nên chuẩn bị thêm các loại rau củ ăn kèm để tránh ngấy. Cắt nguyên liệu thành hạt lựu hoặc bào sợi giúp tiết kiệm không gian trong hộp cơm.
Cơm trộn Hàn Quốc sẽ là một gợi ý tuyệt vời để hộp cơm trở nên bắt mắt, nhiều màu sắc. Người nấu tùy ý lựa chọn những nguyên liệu theo sở thích và kết hợp cùng như giá xào, thịt bò, rau cải... Cuối cùng, bạn chỉ cần đặt thêm trứng lòng đào ở giữa là có thể mang đi thưởng thức.
Bánh mì sandwich là lựa chọn hàng đầu dành cho những cô nàng có ít thời gian nấu nướng. Món ăn để được lâu, thích hợp dự trữ cả ngày hoặc mang đi dã ngoại. Bánh nhân mặn với xúc xích, thịt nguội... sẽ thích hợp với bữa sáng và trưa. Các loại nhân ngọt kết hợp mứt hoa quả trở thành món quà chiều thú vị, có thể nhâm nhi trong ngày.
Theo Zing
Làm buồng khử khuẩn toàn thân phòng dịch Covid- 19 có khó không? Chỉ mất 2 ngày các bạn trẻ huyện Đoàn Hóc Môn, TP.HCM đã chế tạo ra được buồng khử khuẩn toàn thân phòng dịch Covid - 19. Bạn trẻ bớt lo lắng hơn khi có máy khử khuẩn toàn thân phòng chống dịch Covid - 19 - Ảnh: Tấn Đạt Mấy ngày hôm nay, các bạn trẻ đoàn viên tại huyện Đoàn Hóc...