Người bạn lớn của Việt Nam
Ông Abe là thủ tướng Nhật thăm Việt Nam nhiều nhất, tổng cộng 4 lần trong hai giai đoạn cầm quyền, và cũng là người thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam trong suốt những năm tháng ấy.
Ông Abe lần đầu đến Việt Nam trên cương vị thủ tướng vào tháng 11.2006 để tham dự Hội nghị APEC tại Hà Nội, chỉ 2 tháng sau khi trở thành thủ tướng. Tháng 1.2013, ông sang thăm Việt Nam lần thứ hai và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông tái đắc cử thủ tướng. Đến tháng 3.2014, với những tiền đề đã được thiết lập trong các cuộc thăm viếng cấp cao trước đó, hai nước nâng cấp quan hệ thành “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đó. Năm 2017 là một dịp đặc biệt khi ông Abe đến Việt Nam hai lần. Lần đầu là vào tháng 1.2017 khi ông Abe sang thăm chính thức, và lần thứ hai vào tháng 11.2017 khi ông đến Đà Nẵng tham dự Hội nghị APEC.
Ông Abe Shinzo là nhà lãnh đạo nổi bật của Nhật. Ảnh REUTERS
Ông Abe cũng đã tiếp đón nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Nhật, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015. Cũng trong thời gian ông Abe nắm quyền, Nhật hoàng Akihito (giờ là thái thượng hoàng) và hoàng hậu lần đầu tiên tới Việt Nam trong chuyến thăm lịch sử từ ngày 28.2 – 5.3.2017. Nhật Bản cũng là nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng vào tháng 5.2016.
Công nhận tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật, ông Abe đã dành nhiều nỗ lực để tăng cường quan hệ và hợp tác giữa hai nước. Không chỉ nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược sâu rộng”, ông Abe đã thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược Việt – Nhật thông qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP) của ông.
Dưới thời ông Abe, Nhật đã ủng hộ Việt Nam trong các vấn đề cấp bách của khu vực và quốc tế, bao gồm vấn đề Biển Đông. Ông Abe cũng rất quan tâm đến việc cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, và Nhật hiện là nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật cũng gia tăng, trong đó Việt Nam là một điểm đến ưu tiên trong khuôn khổ Sáng kiến Đối tác về cơ sở hạ tầng chất lượng của Tokyo. Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ trong đàm phán CPTPP tại Hội nghị APEC 2017 ở Đà Nẵng.
Chia buồn
Được tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ trần ngày 8.7.2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Trong điện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và gia quyến ngài cựu Thủ tướng Abe Shinzo, bày tỏ trân trọng tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu mà ngài Abe dành cho đất nước và con người Việt Nam cũng như quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.
Tổng thống Biden ra lệnh treo cờ rủ ở Mỹ để vinh danh ông Abe
Trong khi Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố Mỹ sẽ treo cờ rủ để vinh danh ông Abe, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ra lệnh quốc tang 3 ngày ở nước này để tưởng nhớ cựu thủ tướng Nhật.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/7 nói rằng ông đã ra lệnh treo cờ rủ ở Mỹ tới ngày 10/7 để vinh danh ông Shinzo Abe sau khi cựu thủ tướng Nhật Bản bị ám sát trong khi vận động bầu cử quốc hội tại Nara, theo Reuters.
"Ông Abe là nhà lãnh đạo đáng tự hào của người dân Nhật Bản và là một người bạn trung thành của Mỹ", ông Biden nói. "Ngay cả trong khoảnh khắc bị tấn công và bị sát hại, ông Abe vẫn đang tham gia vào công việc vì nền dân chủ, mà ông đã cống hiến cả cuộc đời mình".
Ông Joe Biden, khi đó là phó tổng thống Mỹ, và ông Shinzo Abe, khi đó là thủ tướng Nhật Bản, trong cuộc gặp tại dinh thự chính thức của ông Abe ở Tokyo, ngày 3/12/2013. Ảnh: AFP.
Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định: "Trong khi có nhiều chi tiết mà chúng tôi chưa biết, chúng tôi biết rằng các cuộc tấn công bạo lực không bao giờ được chấp nhận và bạo lực súng đạn luôn để lại vết sẹo sâu cho cộng đồng bị ảnh hưởng. Mỹ sát cánh cùng Nhật Bản trong thời khắc đau buồn này. Tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình ông ấy".
Theo Reuters, Tổng thống Biden cho biết ông sẽ tới thăm Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington để ký vào sổ chia buồn sau khi cựu Thủ tướng Abe bị ám sát.
Ông Biden cũng chia sẻ ông đã cố gắng gọi điện thoại cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 8/7, đồng thời nhấn mạnh rằng "Nhật Bản là một đồng minh rất vững vàng".
Trong khi đó, tại Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 8/7 bày tỏ "sự phẫn nộ và đau buồn" về vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản, đồng thời cho biết ông đã ra lệnh quốc tang 3 ngày ở Brazil.
"Tôi phẫn nộ và đau buồn khi biết tin về sự ra đi của ông Shinzo Abe, một nhà lãnh đạo tài ba, một người bạn tuyệt vời của Brazil. Tôi gửi đến gia đình Abe, cũng như những người anh em Nhật Bản của chúng tôi, tình đoàn kết của tôi và mong ước của tôi rằng chúa sẽ theo dõi linh hồn họ trong thời điểm đau đớn này", ông viết trên Twitter, theo CNN.
Tổng thống Brazil đã gặp ông Abe nhiều lần khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, vài tháng sau khi nhậm chức vào năm 2019, và trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào cuối năm đó.
Ngày rúng động của nước Nhật vì cái chết của ông Shinzo Abe .Vụ ám sát một cựu thủ tướng có ảnh hưởng lớn như ông Shinzo Abe, và tại một đất nước với tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp như Nhật Bản đã tạo nên một cơn "địa chấn" đối với người dân.
Giáo sư Nhật vạch rõ lầm tưởng lớn sau vụ ông Abe bị ám sát Vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe giữa thanh thiên bạch nhật đã khiến cả thể giới rung chuyển khi Nhật Bản được biết tới là quốc gia an toàn và có luật kiểm soát súng chặt chẽ. Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản hôm 8/7 đã bị bắn khi đang tham gia chiến dịch vận động bầu cử...