Người bán hoa quả sẽ không bao giờ “hé răng” tiết lộ: Cứ để xoài theo cách này vừa tươi vừa ngon bất ngờ
Để có thể bảo quản xoài tươi lâu và giữ được giá trị dinh dưỡng hãy bỏ túi 2 cách bảo quản xoài tươi lâu dưới đây.
Chọn quả
Khâu này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn bảo quản quả được lâu.
Nếu chọn quả không đạt chất lượng thì dù kỹ thuật bảo quản có chuẩn đến đâu cũng không giữ được quả thơm ngon trong thời gian dài.
Với từng loại quả bạn phải có sự hiểu biết và kỹ thuật chọn riêng nhưng dựa trên nguyên tắc chung:
Ảnh minh họa.
- Quả phải tươi ngon, không xây xát. Có thể kiểm tra bằng cách cấu vào cuống và ngửi. Nếu cuống có mùi thơm, có tinh dầu nghĩa là quả tươi và không chất bảo quản.
- Quả chín vàng và cầm chắc tay. Không nên chọn những quả xanh và nắn mềm tay là quả non, được thu hái sớm để cất giữ được lâu. Những quả chín vàng, rắn là quả dưới gốc nên ngon, ngọt hơn…
Cách bảo quản tại nhà
- Quả sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tốt nhất nên dùng vòi có tia nhỏ, mạnh phun thẳng vào quả khiến chất bẩn và vi khuẩn nằm trên vỏ quả rơi ra.
- Ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả).
- Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm.
- Dùng quạt mát làm khô quả thật nhanh trong vòng vài phút.
- Gói quả thật kín trong túi ni- lông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15oC.
Lưu trữ xoài chưa chín trong hộp thoáng, ở nhiệt độ phòng
Lưu trữ nhiệt độ phòng giúp xoài chưa chín giữ được hương vị thơm ngon mà không bị hư hại quá nhanh. Các hộp bảo quản và bao bì ni lông thông thoáng giúp xoài tránh bị hư hại, sâu bệnh mà không cản trở quá trình hô hấp của trái cây.
Thông thường, xoài sẽ chín trong vòng 8 ngày. Do đó, bạn có thể kiểm tra số lượng xoài đã bảo quản sau mỗi 2 ngày để biết tình trạng chín của trái cây.
Bảo quản xoài đông lạnh trong thời gian dài
Video đang HOT
Cắt nhỏ xoài
Nếu muốn ăn xoài khi đã hết mùa, bạn có thể bảo quản đông lạnh bằng cách cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào túi ziploc.
Hầu hết mọi người sẽ gọt vỏ xoài khi bảo quản đông lạnh. Nhưng trên thực tế không cần thiết. Bạn có thể để cả vỏ xoài đã rửa sạch hoặc gọt vỏ theo sở thích bản thân.
Cho xoài vào túi ziploc, bảo quản trong tủ lạnh
Xoài sau khi cắt cho vào các túi ziloc, loại bỏ toàn bộ không khí trong túi và kéo chặt miệng túi. Tiếp đến, cho túi vào ngăn đông tủ lạnh ở vị trí nằm ngang, không dựa vào tường tủ nhằm tránh nguy cơ xoài đông không đều.
Sử dụng xoài đông lạnh trong vòng 6 tháng
Xoài đông lạnh có thể sử dụng trong khoảng thời gian 6 tháng. Bước đầu tiên sau khi lấy xoài đông lạnh ra là bạn hãy để cho chúng tan đá một cách tự nhiên hoặc rã đông trong lò vi sóng và thưởng thức trong những bữa ăn nhẹ.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Cách làm hồng treo gió kiểu Nhật tại nhà đơn giản, đảm bảo 100% thành công
Các bước để làm được ra thành phẩm hồng treo gió kiểu Nhật rất đơn giản, chỉ là rửa sạch quả, gọt vỏ nhúng rượu rồi buộc dây và đem phơi.
Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng các bạn cần phải thực sự lưu ý các bước làm để hồng không bị mốc hỏng, đều mật...
Cách chọn quả hồng
Bất cứ loại hồng ăn quả nào đều có thể làm hồng treo gió kiểu Nhật được, tuy nhiên ngon nhất vẫn nên chọn các loại hồng ngâm hoặc hồng giòn không hạt.
Các loại hồng Phú Lộc, hồng Hạc Trì, hồng giòn...đều cho thành phẩm hồng treo gió rất ngon.
Chọn quả hồng đã già, không bị chín mềm và to quả sẽ ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn nên chọn hồng còn nguyên tai để đảm bảo quá trình treo phơi được đảm bảo.
Cách làm
Bước 1: Làm sạch hồng
- Quả hồng được rửa sạch, đặc biệt là chỗ tai hồng để tránh vết bẩn vẫn bám vào dễ gây nấm mốc. Lưu ý, không được làm rụng tai hồng vì như vậy sẽ không thể buộc giây treo được.
- Cắt bỏ phần tai mềm xung quanh quả hồng, giữ lại phần núm tai cứng và cuống quả sao cho dễ buộc dây treo hồng lên phơi.
Bước 2: Gọt vỏ hồng
- Gọt vỏ hồng theo chiều kim đồng hồ quanh quả hồng hoặc gọt từ trên xuống dưới, giữ lại 1 chút vỏ dưới đáy quả để giữ cho quả hồng trong quá trình "nhào nặn" sau này không bị nứt vỡ.
Quả hồng sau khi đã cắt tai và gọt vỏ.
- Lưu ý gọt hết vỏ và phía dưới tai hồng. Một số loại hồng phần cuống quả lún xuống phía dưới, nên dùng mũi dao xoáy tròn quanh tai và cách tai hồng khoảng 1mm để dễ buộc dây.
- Không được gọt vỏ hồng quá sâu, phạm vào phần thịt phía trong quả hồng, vì như vậy sẽ gây nấm mốc khi phơi.
- Gọt xong có thể rửa qua nước lọc rồi để thật ráo nước
Ngâm quả hồng sau khi gọt vỏ vào rượu từ 3-5 phút.
- Ngâm hồng vào rượu hoặc cồn từ 3 đến 5 phút. Mục đích của việc này là giúp bảo vệ quả hồng khỏi bị nấm mốc.
Bước 3: Buộc dây treo hồng
- Chọn loại dây dù sạch, không sắc để buộc vào tai quả hồng.
Buộc dây quanh tai quả hồng rồi treo lên.
- Buộc dây quanh cuống hoặc tai hồng. Quấn chặt tay bởi khi hồng khô dây sẽ bị lỏng ra dễ rơi.
- Kinh nghiệm là bạn mới làm lần đầu nên buộc 2 quả vào 2 đầu dây sẽ dễ dàng trong quá trình treo hong gió và dễ xử lý khi 1 quả bị nấm mốc.
Bước 4: Treo hồng
- Treo hồng ở nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng và tránh để nước vào quả. Nên phơi chỗ có nắng để bề mặt quả hồng được hong khô nhanh nhất trong 3 ngày đầu, bởi 3 ngày này xác suất bị nấm mốc là cao nhất.
- Khi bề mặt hồng đã ráo sẽ trở nên dai như một lớp túi bảo vệ phần mật quả bên trong, mang hồng phơi ở nơi thoáng gió, râm mát không cần ánh nắng trực tiếp. Lưu ý, tuyệt đối tránh hơi nước hay mưa ẩm.
- Nếu thời tiết mưa ẩm kéo dài, cho hồng vào túi hút chân không bảo quản ngăn đá tủ lạnh, khi nào trời khô ráo lại mang ra phơi. Hoặc bạn có thể cho vào tủ sấy/ phơi quần áo để sấy, tuy nhiên thành phẩm sẽ không thể ngon được như hồng treo gió tự nhiên.
- Cần theo dõi thường xuyên để loại bỏ quả bị nấm mốc, chảy nước tránh lây lan sang những quả xung quanh. Mang những quả khác ngâm vào cồn 2-4 phút để phòng nấm mốc lây lan.
Bề mặt quả hồng sau 1 ngày phơi.
Bước 5: Massage (mát-xa) cho hồng
Khi quả hồng đã se bề mặt sẽ sậm màu và mềm hơn. Tiến hành mat-xa cho hồng. Mục đích của việc này là phá vỡ cấu trúc lớp bột cứng bên trong, mật tiết ra và phân bổ đều, khiến quả hồng ngọt hơn.
Mat-xa cho quả hồng mỗi ngày để đảm bảo thành phẩm đều mật, phía trong mềm giòn và vỏ ngoài dai dẻo.
Tiến hành mat-xa 1 -2 lần mỗi ngày và lưu ý, nên dùng găng tay để đảm bảo vệ sinh. Dùng ngón cái ép nhẹ vào quả hồng từ tất cả các hướng làm sao để quả hồng thật mềm mà không bục rách.
Sau khoảng 7 ngày phơi gió vỏ ngoài quả hồng cứng lại, quả hồng treo kiểu Nhật đã có thể thu hoạch. Tùy loại hồng quả to hay nhỏ mà có thể phơi lâu hơn.
Yêu cầu thành phẩm: Quả hồng có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm ướt, mật vàng óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi.
Quả hồng để lâu sẽ xuống đường, có một lớp phấn trắng bám bên ngoài vừa giúp bảo vệ hồng khỏi bị mốc, đồng thời còn giúp cho hồng thêm hương vị vì nó phân giải chất tanin còn sót lại làm cho hồng hết chát.
Cách bảo quản: Khi thu hoạch hồng treo gió, bạn giữ nguyên tai hồng rồi bảo quản thành phẩm trong túi hút chân không hoặc hộp kín, để ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh dùng dần.
Chúc các bạn thành công với hồng treo gió kiểu Nhật, một thức quà nhâm nhi ngày se lạnh - món quà như mang tất cả hương vị mùa thu tới ngôi nhà của bạn!
Theo Infonet
Đồ ăn để bao lâu có thể gây ngộ độc Cơm hộp để trên 4 giờ xuất hiện lượng vi khuẩn trên 100.000 đơn vị - ngưỡng giới hạn an toàn với sức khỏe. Nhiều người có thói quen mua đồ ăn được nấu sẵn ở ngoài hàng về nhà hoặc gọi ship nhưng phải để khá lâu sau mới bắt đầu ăn. Đây không phải là một thói quen nên duy trì...