Người bán hàng ngã quỵ, 3 khách hành động bất ngờ, khó hiểu nhất là người mặc áo trắng
Tuy nhiên, hành động của cả 3 người trong đoạn băng đều khiến các cư dân mạng vô cùng phẫn nộ.
Vào một buổi tối thứ Bảy, tại một cửa hàng ở thành phố Auburn, thuộc bang Washington, phía Nam Seattle, Mỹ đã xảy ra một sự việc hi hữu khi 3 vị khách, một người lớn và 2 trẻ vị thành niên cùng bước vào cửa hàng lúc anh Zarif Kelada, nhân viên đang đứng bán hàng.
Một trong 2 cậu bé đã lấy một thanh xúc xích pepperoni ở quầy rồi ăn ngay, sau đó lấy một thanh thứ 2 cho bạn mình. Khi người đàn ông định mua một thứ khác, Kelada đã tính tiền luôn cả 2 thanh pepperoni nhưng một cuộc tranh cãi đã nổ ra.
Một trong 2 cậu bé đưa cho Kelada một tờ đô la, rồi Kelada đi vòng qua quầy để ra nói chuyện với 2 cậu bé. Nhưng đột nhiên, anh ngã quỵ xuống vì lên cơn đau tim.
Hành động khó hiểu của người đàn ông áo trắng: Đẩy cửa bước đi, không gọi xe cấp cứu và mặc kệ 2 đứa trẻ thực hiện hành vi trộm cắp. (Ảnh cắt từ video được cảnh sát Auburn chia sẻ trên mạng xã hội)
Trước tình huống này, cả người đàn ông mặc áo trắng lẫn 2 cậu bé thiếu niên không hề gọi xe cấp cứu đưa Kelada tới bệnh viện. Thay vào đó, họ bỏ đi, thậm chí 2 cậu bé còn tranh thủ cơ hội để lấy cắp số tiền gần 200 USD, tương đương 4 triệu đồng.
Camera an ninh của cửa hàng cho thấy 2 cậu bé đã quay lại cửa hàng vài lần, nhưng không lần nào xem tình trạng của người bán hàng để tìm sự trợ giúp, mà chỉ với mục đích duy nhất là ăn trộm tiền và thuốc lá.
Hai cậu bé còn quay lại để ăn cắp thêm vài lần nữa. (Ảnh cắt từ video được cảnh sát Auburn chia sẻ trên mạng xã hội)
Hành động này khiến cho những người dùng Internet hết sức thất vọng và phẫn nộ khi đoạn video được cảnh sát thành phố Auburn chia sẻ trên mạng xã hội.
Steve Stocker, chỉ huy cảnh sát của thành phố Auburn cho biết: “Đây là điều bạn hiếm khi chứng kiến. Nó làm người ta sốc, khiến người ta tự hỏi khi nào thì con người lại đối xử lạnh lùng với những người khác như thế này chứ”.
Được biết, người đàn ông áo trắng được cho là không liên quan đến vụ trộm. Trong khi đó, 2 cậu bé thiếu niên thì đã được nhận dạng, nhưng chưa rõ có bị kết án hay không.
Người bán hàng ngã quỵ, 3 khách hành động bất ngờ gây phẫn nộ.
Hai cậu bé thiếu niên chưa hiểu chuyện nên có hành động ăn cắp thì đã đành, điều khiến người ta khó hiểu là người đàn ông áo trắng, dù đã trưởng thành và cũng không hề liên quan đến vụ trộm nhưng cũng không hề có một động thái nào để giúp đỡ người bán hàng, mà chỉ quay gót bỏ đi.
Trong khi đó, người bán hàng đã được đưa đi cấp cứu, đang ở trong tình trạng nguy kịch, phải dùng đến các thiết bị y khoa để duy trì sự sống.
Angela Sharapova, quản lý cửa hàng chia sẻ với Kênh truyền hình Komo-TV của Seattle: “Thật là đau lòng. Chúng tôi đang phải đối mặt với chuyện này và hy vọng anh ấy sẽ qua khỏi”.
Theo Tổ quốc
Danh sách tham khảo 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ não cần biết
Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Phải làm để cứu người nhà bị đột quỵ? (ngày 18.11), trong đó nêu vấn đề bệnh nhân cần đến bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ càng sớm càng tốt, vì nếu đi "nhầm" bệnh viện thì sẽ mất "giờ vàng" của bệnh nhân.
Bác sĩ kiểm tra phục hồi của bệnh nhân sau khi được cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện An Bình (TP.HCM) - ẢNH: NGUYÊN MI
Nhiều bạn đọc gửi phản hồi đề nghị báo cung cấp danh sách bệnh viện có quy trình này.
Bạn đọc cũng hỏi là khi chờ xe cấp cứu hoặc taxi đến thì người thân nên làm gì?
Một chuyên gia về điều trị đột quỵ ở TP.HCM cho biết: 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ có nhân viên y tế, người dân cũng có thể nhận biết 3 dấu hiệu này để đưa người thân đi bệnh viện và không được làm gì cả.
"Trong khi chờ xe đến chuyển đi bệnh viện thì nên cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để thở dễ dàng. Tốt nhất là có xe chuyên dụng nhưng thực tế kẹt xe ở Việt Nam thì xe chuyên dụng sẽ đến không kịp", chuyên gia nói.
Một thực tế là tại Bệnh viện Nhân dân 115 mỗi năm có khoảng 12.000 bệnh nhân đột quỵ não (khoảng 7.000 đột quỵ tim). Tuy nhiên, có trên 90% bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 là đi xe gia đình hoặc xe taxi, gần 10% đi bằng xe cấp cứu chuyên dụng, trong đó thì trên 75% bệnh nhân đến trễ.
"Đột quỵ não không nặng lúc đầu, bệnh nhân tỉnh táo, có thể di chuyển bằng xe gia đình, xe công cộng. Nhưng đến bệnh viện càng sớm khả khăng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp xảy ra, có trường hợp dù đến sớm nhưng cục huyết khối quá lớn lấy không ra được", chuyên gia cho biết.
Qua tham khảo của một số chuyên gia, theo yêu cầu của bạn đọc, Thanh Niên cung cấp danh sách 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ để bạn đọc tham khảo; có thể có một số đơn vị, bệnh viện có quy trình này nhưng trong danh sách này chưa cập nhật hết được.
Danh sách 50 trung tâm, đơn vị có quy trình can thiệt đột quỵ trên cả nước:
1. Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
4. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
7. Bệnh viện Đà Nẵng
8. Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội
9. Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
10. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
11. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
13. Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên
14. Bệnh viện T.Ư Huế
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
16. Bệnh viện An Bình TP.HCM
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
19. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
20. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ
21. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1)
22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
25. Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
27. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
29. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
31. Bệnh viện Q.2 TP.HCM
32. Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa
33. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
34. Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội
35. Bệnh viện 105 Hà Nội
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
37. Bệnh viện E Hà Nội
38. Bệnh viện đại học y Hà Nội
39. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
41. Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
42. Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang
43. Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
44. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
45. Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
46. Bệnh viện tỉnh Lào Cai
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
48. Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang
50. Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo thanhnien
Xe cấp cứu 2 bánh có khả thi? Ngành y tế TP.HCM kỳ vọng xe cấp cứu 2 bánh sẽ đưa bác sĩ đến cứu bệnh nhân với thời gian nhanh nhất trong bối cảnh tắc đường, kẹt xe thường xuyên như hiện nay. Xe cấp cứu giữa dòng người trên đường Nguyễn Thị Nghĩa (Q.1, TP.HCM) - ẢNH: NGỌC DƯƠNG Thế nhưng, mô hình này cần thêm nhiều yếu tố...