‘Người bạn đường’ của bà Nguyễn Thị Bình ở hội nghị Paris
Ông Michel Strachinescu là lái xe cho bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại các cuộc đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Paris lịch sử về lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Bằng một giọng sang sảng và nhiệt tình, ông Michel Strachinescu khẳng định ông rất vinh dự được lái xe cho đoàn của bà Nguyễn Thị Bình trong vòng 4 năm từ năm 1970. Trong suốt thời gian này, ông cho biết những cảm nhận của mình về bà Nguyễn Thị Bình, bà là “một nhân cách lớn, một người có tầm ảnh hưởng lớn.” Ông rất vinh dự được làm công tác đưa đón đoàn đàm phán Miền Nam ở Verrière-le-Buisson và một số đồng chí khác ở Massy, các địa điểm ở Pháp mà phái đoàn lưu trú trong thời gian diễn ra đàm phán.
Một bức ảnh chụp buổi làm việc của bà Nguyễn Thị Bình tại Hội nghị Parid do bà ký tặng.
Ban đầu, Đảng Cộng sản Pháp cử ông cùng một số người Pháp đến giúp đoàn Việt Nam. Ông được giải thích rằng cần giúp đỡ tận tình các bạn Việt Nam vì sự nghiệp của nhân dân Việt Nam. Dù lúc đó, ông đã 36 tuổi, có gia đình, vợ con, song ông không mấy khi được gặp mặt vợ con, ông đã làm việc đến gần 400 giờ mỗi tháng, và thực sự trở thành một trong những nhà hoạt động tranh đấu thực sự vì nền hòa bình của Việt Nam.
Theo ông đây là một nhiệm vụ quan trọng và vinh dự. Thời điểm đó ông làm việc không thể tính thời gian, ông luôn ủng hộ và đấu tranh cùng các bạn Việt Nam trên mặt trận ngoại giao – mặt trận quan trọng và gắn kết với những thành công và thắng lợi trên mặt trận quân sự. Các mặt trận này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ông luôn mong mỏi “các bạn Việt Nam sớm đạt được thỏa thuận tiến tới ký Hiệp định Paris về hòa bình.”
Để bày tỏ tất cả tình cảm yêu mến Việt Nam, ông chỉ biết thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là “đảm bảo lái xe an toàn, tránh mọi sơ suất trong quá trình phục vụ bà Bình và đoàn đàm phán.” Lộ trình hàng ngày của ông là từ Verrière-le-Buisson đi Massy và ngược lại, cũng như lộ trình chở bà Bình đến trung tâm hội nghị Kléber họp. Một hoặc hai lần mỗi tuần ông chở đoàn đến Choisy-le-roi để hội kiến với đoàn Miền Bắc. Vai trò của ông không chỉ đơn thuần là lái xe, mà còn như vệ sĩ của bà Bình. Ông không phải là những người làm công, mà là những nhà hoạt động tranh đấu bên cạnh các bạn Việt Nam, làm việc không kể thời gian, 7 ngày trên 7, nhiều hôm đến 3 giờ sáng. Ông ở ngay tại Verrière-le-Buisson để hỗ trợ, phục vụ các bạn Việt nam và vì sự thành công của cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Ông Michel Strachinescu có kỷ niệm không thể nào quên trong thời gian lái xe. Một hôm đang đi trên đường vành đai Paris, cán cờ hiệu trước xe bị gẫy và lá cờ hiệu rơi xuống đường. Tôi đã không ngần ngại dừng xe khẩn cấp, và mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, song tôi vẫn quay lại tìm lấy cờ hiệu trong dòng xe cộ qua lại, bởi đó là một hình ảnh biểu tượng, có ý nghĩa với các bạn Việt Nam đang đấu tranh trên bàn đàm phán.
Được hỏi về những cảm nhận của ông khi biết Việt Nam đã ký thành công Hiệp định Paris, ông Michel Strachinescu, cho biết hôm đó thực sự là một lễ hội đối với ông, ông thực sự ấn tượng và đã uống mừng bằng sâmpanh. Ông còn làm một cái bánh ga tô to để cùng anh em bạn bè Việt Nam mừng chiến thắng này. Tuy nhiên, với các bạn Việt Nam lúc đó “cuộc chiến chưa phải đã kết thúc” vì hiện tại đất nước vẫn đang chia cắt, nhiều gia đình chưa thể đoàn tụ,- tình cảm thực sự xúc động trong ngày hôm đó.
Với ông, làm việc với các bạn Việt Nam “thật tuyệt vời, rất tình người,” cho nên theo ông, “những đóng góp của tôi chỉ là một phần nhỏ bé như những con suối nhỏ tạo thành dòng sông lớn, vì sự nghiệp của nhân dân Việt Nam.”
Khi đánh giá về những tình cảm của người dân Pháp dành cho nhân dân Việt Nam ở thời điểm đó, ông khẳng định thật “Tuyệt vời!” Nhân dân Pháp cũng như người dân Mỹ phản đối chiến tranh bằng các biểu tình và có nhiều hoạt động ủng hộ hòa bình ở Việt Nam. Ngôi sao điện ảnh Mỹ Jane Fonda đã từng sang Pháp hoạt động đấu tranh vì hòa bình Việt Nam và ông cũng đã có vinh dự chở Jane Fonda. Theo ông, đó là một ngôi sao rất dễ gần, dễ mến. Thời điểm đó, rất nhiều người dân Pháp có tấm lòng yêu hòa bình, phản đối chiến tranh đã ủng hộ Việt Nam.
Để ghi nhận công lao đóng góp của ông đối với cuộc đấu tranh vì hòa bình của dân tộc Việt Nam, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng bằng khen do bà Nguyễn Thị Bình ký tặng. Đối với ông “Việt Nam là một đất nước tuyệt vời.”
Theo VNE
Hội nghị Paris: Cánh cửa hòa bình đã hé mở
Lúc đầu mình đề ra hai yêu cầu, thứ nhất là Mỹ rút hết quân và rút vô điều kiện, thứ hai Mỹ phải xóa bỏ chính quyền tay sai. Dần dần mình rút lại từ "chính quyền tay sai" thành "chính quyền". Bấy giờ chúng tôi hiểu là ở nhà, đặc biệt là đồng chí Lê Duẩn, mong muốn ký hiệp định.
Ta không bao giờ nhân nhượng chuyện Mỹ phải rút quân, còn việc với chính quyền Sài Gòn thì có thể có một hình thức nhân nhượng nào đó để ký được hiệp định. Mỹ rút thì tương quan lực lượng sẽ thay đổi rất nhiều. Vì thế tinh thần của việc chuẩn bị ký hiệp định là ở miền Nam sẽ tồn tại hai chính quyền song song, hai lực lượng quân đội và hai vùng kiểm soát. Chúng tôi được truyền đạt những điều đó ngay từ lúc đang chuẩn bị những văn bản cuối. Lúc bấy giờ chị Bình và các anh chị trong đoàn của Chính phủ cách mạng lâm thời buồn lắm. Chị Nguyễn Thị Chơn, sang thay chị Đỗ Duy Liên, nói rằng như vậy nghe không được. Bao nhiêu khẩu hiệu mình đòi đánh đổ chính phủ Sài Gòn, giờ mình giữ nó lại, hai bên vẫn phải ngồi bàn này khác... Nhưng về sau, khi bên nhà nói rõ được mục đích và ý tứ của mình thì chúng tôi thông suốt lắm, đến lúc ký không có chuyện tâm trạng buồn nữa, ký kết được hiệp định rất vui.
Ngoại trưởng Mỹ W.Rogers (ngồi thứ ba, từ trái sang) đang đặt bút ký Hiệp định Paris - Ảnh: R.L.Knudsen
Tuy thế, mấy hôm trước lễ ký thì bọn chúng tôi làm rất cực. Sau khi xong bản ký tắt của ông Lê Đức Thọ với ông Kissinger, hai bên phân công việc in văn bản. Việt Nam dân chủ cộng hòa in các văn bản bằng tiếng Việt, còn phía Mỹ in các văn bản bằng tiếng Anh. Và bản gốc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nhưng ngôn ngữ đàm phán là tiếng Pháp nên phải dịch ra tiếng Pháp, y như lúc thương lượng. Hôm 24 hay 25, chúng tôi qua nhà in nhỏ của một Việt kiều yêu nước, ông Trần Quang Khải. Mình in một hiệp định lớn mà trời ơi, văn bản lộn xộn đến mức có một số đoạn in bản tiếng Việt thì như thế này mà bản tiếng Pháp lại khác đi. Ví dụ, có văn bản ghi rõ tên bốn bên ký, nhưng có văn bản chỉ ghi Hoa Kỳ và các bên Việt Nam.
Cái bắt tay này đã kết thúc chuỗi mật đàm kéo dài ba năm giữa ông Lê Đức Thọ và H.Kissinger. Hai ông được trao giải Nobel hòa bình năm 1973, nhưng ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải - Ảnh: Getty Images
Tôi nhớ là lúc đầu chỉ phân công mấy anh ở bên đoàn miền Bắc làm chính, bên đoàn miền Nam chúng tôi có mấy người nhưng để đọc dò lại câu chữ thôi. Nhưng đến khi rối lung tung beng, ông Nguyễn Cơ Thạch và ông Phan Hiền phải kéo quân xuống nhà in. Bọn tôi mất hết ngày trời, sắp đưa ra ký chính thức rồi mà đêm đó văn bản vẫn còn chưa đâu vào đâu. Thậm chí Kissinger còn nói đùa với ông Nguyễn Cơ Thạch là nếu chúng ta không in được bản này thì cả tôi với ông "bay đầu" và chuyện sẽ phức tạp vô cùng.
Trao trả tù binh là công việc được thực thi ngay sau Hiệp định Paris. Trong ảnh: các chiến sĩ quân giải phóng khiêng một tù binh Mỹ bị thương đến điểm trao trả, tại Lộc Ninh 1973 - Ảnh: Herman Kokojan
Về sau chúng tôi nói "giờ nên giao lại cho một người có kinh nghiệm nhất đọc lại văn bản", thế là giao cho anh Đặng Nghiêm Bái. Ông ấy tiếng Anh giỏi, tiếng Pháp giỏi và cả tiếng Việt cũng giỏi. Ông ngồi bình tĩnh làm, có khi mấy người cùng giúp ông chỗ này chỗ khác thì cuối cùng mới xong những văn bản này.
HÀ ĐĂNG (Thành viên đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN)
Ngày 20/1/1973, Nguyễn Văn Thiệu cử Vĩnh Lộc - trung tướng - cầm đầu phái đoàn quân sự Sài Gòn đi Paris. Ngày 21/1/1973, Trần Văn Lắm - tổng trưởng ngoại giao chính quyền Sài Gòn - "hấp tấp" bay tới Paris, chuẩn bị ký kết hiệp định.
Ngày 23/1/1973, tại cuộc mật đàm thứ 24 - cuộc mật đàm cuối cùng của tiến trình đàm phán về Việt Nam giữa cố vấn Lê Đức Thọ và tiến sĩ Henry Kissinger, kéo dài gần ba năm từ tháng 2/1970, hai bên đã hoàn thành và cùng ký tắt vào bản văn hiệp định.
11 giờ (giờ Paris), ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, đại lộ Kleber, Paris, đại diện bốn bên, gồm: Bộ trưởng ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh; Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình; Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ William P. Rogers và Trần Văn Lắm - tổng trưởng ngoại giao chính quyền Sài Gòn, cùng ký kết vào hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, trước sự đón chào của hàng vạn người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Hôm 23/1 phiên họp riêng cuối cùng, chỉ có ông Lê Đức Thọ, ông Xuân Thủy, Kissinger và một số người nữa, sau đó là lễ ký tắt hiệp định và trao bút cho nhau.
Mấy hôm trước, tôi đã cùng một anh trong đoàn đi ra phố mua cả hộp bút phớt. Tôi nhớ là lúc ký tắt thì cứ ký một văn bản xong lại thay bút, anh em chúng tôi giữ để còn đưa vào bảo tàng, đưa Bộ Ngoại giao, rồi giữ kỷ niệm. Tôi cũng từng giữ được một cây nhưng sau Lưu trữ trung ương lấy mất! Hôm ký tắt cười ra nước mắt. Phía Mỹ thì hiện đại, ký xong đóng dấu ngay, họ có một cái máy, gí vào chì là xong. Còn bên mình, có một ông mang cái xoong khuấy bột trẻ con đến, ông ấy lấy tờ tin, đốt ngay ở trong phòng hội nghị quốc tế để làm chảy xi ra, rồi mới đóng dấu được.
Tôi không dự lễ ký chính thức hôm 27/1 vì ngày 26 tôi theo đồng chí Lê Đức Thọ về Mạc Tư Khoa. Ngay tối hôm đó, Liên Xô tổ chức mittinh hoành tráng ở nhà Công đoàn, có các nhà lãnh đạo Liên Xô đến dự. Máy bay đưa ông Thọ về lại quay sang Paris đón ông Nguyễn Duy Trinh, rồi cả đoàn cùng về nhà. Đi qua Trung Quốc thì vào đúng tết ta.
Theo 24h
Át chủ bài của lưới lửa phòng không Hà Nội Hàng chục máy bay ném bom B-52 của Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch bảo vệ bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Sát thủ của các "pháo đài bay" này là hệ thống phòng không, được tạo bởi các tên lửa tầm cao SA-2 do Liên Xô sản xuất. Tên lửa S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo, thường được gọi...