Người bạn đường 2022: Khi nỗi ám ảnh không chỉ với nạn nhân…
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2022 diễn ra với những cảm xúc lắng đọng, cùng nhiều câu chuyện chân thực, ý nghĩa.
Tối 19/11/2022, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Người bạn đường, tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam năm 2022. Sự kiện có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị là thành viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lãnh đạo Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ…
Tại Việt Nam, dù cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân đã nỗ lực nhưng mỗi năm vẫn có gần 7.000 người thiệt mạng, trên 11.000 người khác phải mang trên mình thương tật suốt đời do tai nạn giao thông. Chỉ riêng 11 tháng của năm nay, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người. Văn hóa ý thức tham gia giao thông của người dân, người điều khiển phương tiện còn hạn chế, được xác định là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên.
Người bạn đường 2022 với chủ đề “Hành trình hạnh phúc” chia sẻ cùng khán giả những câu chuyện về văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông, giải pháp nào để ý thức tham gia giao thông của mỗi người ngày càng tốt hơn để cùng nhau hướng đến hai chữ “an toàn” và ” hạnh phúc ” mỗi khi ra đường.
Video đang HOT
Đó là câu chuyện “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của ông Nguyễn Tiến Nam, sinh năm 1954, tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cựu chiến binh tham gia công tác đảm bảo an toàn giao thông ở cổng trường tiểu học Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1972, ông nhập ngũ phòng không không quân, sau khi đi đánh giặc ông quay về thi đại học. Từng là cán bộ đoàn sôi nổi khi còn học ở Đại học Bách Khoa, ông qua nhiều vị trí công tác giờ nghỉ hưu. Giờ ông trở thành “người vác tù và hàng tổng” của địa phương. Vào mỗi buổi chiều giờ tan học, dưới sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông, ông đã điều khiển giao thông tại cổng trường với những mệnh lệnh dứt khoát, chuyên nghiệp.
Đó còn là câu chuyện của người “vá đường” Nguyễn Thị Minh. Cách đây gần chục năm, chị Nguyễn Thị Minh chứng kiến một cô gái trẻ lạc vào ổ gà và bị tai nạn giao thông chết. Ám ảnh với cái chết của cô gái đó, chị đã trở thành người vá đường. Một thân một mình cứ đi vá hết con đường nọ đến con đường kia đến mức người ta gọi là điên, là khùng, nhưng chị kệ cứ làm việc mà mình nghĩ là tốt. Nhìn thấy việc chị làm thiết thực, đem lại hành trình an toàn cho người dân nên nhiều người đã làm theo.
Một điểm đặc biệt là Người bạn đường 2022 được mở màn với góc nhìn về văn hóa tham gia giao thông từ góc nhìn trẻ thơ. Diễn viên Thanh Hương cùng con gái đã có hành trình khó quên với chương trình. Từ đây, bắt đầu hành trình tham gia giao thông. Thông qua góc nhìn từ những đứa trẻ, người lớn có thể soi mình trong đó, để thấy bản thân đã làm gương cho con mình, cho những đứa trẻ khác hay chưa.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cùng các đại biểu tưởng niệm những nạn nhân tử vọng do tại nạn giao thông năm 2022
Tai nạn giao thông tạo ra những ám ảnh suốt đời, không chỉ với những nạn nhân của nó mà còn cả với chính những người gây ra tai nạn. Người bị tai nạn bị tổn thất về sức khỏe, tinh thần. Người gây ra tai nạn phải chịu những hình phạt từ pháp luật, cùng với những ăn năn, day dứt muộn màng đi theo suốt cuộc đời sau này. Nhưng họ vẫn còn cơ hội trở về nhà, còn có những người bởi tai nạn giao thông mà mãi mãi không trở về nữa.
Đại diện BTC chương trình, đồng chí Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia – chia sẻ những thông điệp của Người bạn đường 2022: “Chỉ riêng 11 tháng của năm nay, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của gần 6.000 đồng bào. Đau đớn hơn là phía sau những cái chết do tai nạn giao thông là hàng ngàn tổ ấm bị tổn thương, hàng ngàn phụ lão mất đi nơi nương tựa cho những năm tháng cuối đời, hàng ngàn em nhỏ mất đi cha mẹ. Hình ảnh con trẻ đơn côi, giật mình thức giấc nghẹn khóc giữa đêm khuya gọi mẹ, tìm cha mà không thấy đang bóp nghẹt con tim của mỗi chúng ta. Nỗi đau này cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống. Sự mất mát này là nỗi đau vô hạn không gì bù đắp được đối với dân tộc Việt Nam, cũng như mọi dân tộc trên thế giới”.
“Cùng với nhân dân thế giới, chúng ta tưởng niệm những nạn nhân không may qua đời do tai nạn giao thông năm 2022. Với tinh thần tưởng nhớ người đi vì người ở lại. Ngay lúc này, mỗi chúng ta tưởng nhớ những đồng bào mất đi và tự nhắc nhở chính mình phải có hành động thiết thực để kéo giảm tai nạn giao thông, để con trẻ mọi miền đất nước được đến trường trên những cung đường bình yên, để mọi nhà đều được sum vầy hạnh phúc bên nhau quanh mâm cơm mỗi khi chiều về….”
“Tưởng nhớ người đi vì người ở lại” là thông điệp có tác động mạnh đến khán giả. Những sự mất mát phải được đổi lại bằng sự hồi sinh, bằng sự thay đổi tích cực từ thái độ đến trách nhiệm tham gia giao thông của mỗi người. Người bạn đường 2022 khép lại với những giai điệu ý nghĩa của ca khúc Ở giữa cuộc đời, qua giọng hát của ca sĩ Tạ Quang Thắng.
Người bạn đường 2022: Hành trình hạnh phúc
Hành trình hạnh phúc chia sẻ cùng khán giả những câu chuyện về văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông, cùng nhau hướng đến hai chữ "an toàn" và "hạnh phúc".
Trong 5 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, toàn quốc đã xảy ra hơn 4.700 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 2.700 người, làm bị thương hơn 3.000 người. Văn hóa ý thức tham gia giao thông của người dân, người điều khiển phương tiện còn hạn chế, được xác định là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên.
N gười bạn đường 2022 - Hành trình hạnh phúc chia sẻ cùng khán giả những câu chuyện về văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông, giải pháp nào để ý thức tham gia giao thông của mỗi người ngày càng tốt hơn để cùng nhau hướng đến hai chữ "an toàn" và " hạnh phúc " mỗi khi ra đường
Theo đó, Người bạn đường 2022 có câu chuyện "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" của ông Nguyễn Tiến Nam, sinh năm 1954, tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cựu chiến binh tham gia công tác đảm bảo an toàn giao thông ở cổng trường tiểu học Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1972, ông nhập ngũ phòng không không quân, sau khi đi đánh giặc ông quay về thi đại học. Từng là cán bộ đoàn sôi nổi khi còn học ở Đại học Bách Khoa, ông qua nhiều vị trí công tác giờ nghỉ hưu. Giờ ông trở thành "người vác tù và hàng tổng" của địa phương. Vào mỗi buổi chiều giờ tan học, dưới sự hướng dẫn của CSGT ông đã điều khiển giao thông tại cổng trường với những mệnh lệnh dứt khoát, chuyên nghiệp.
Đó còn là câu chuyện của người "vá đường" Nguyễn Thị Minh. Cách đây gần chục năm, chị Nguyễn Thị Minh chứng kiến một cô gái trẻ lạc vào ổ gà và bị tai nạn giao thông chết. Ám ảnh với cái chết của cô gái đó, chị đã trở thành người vá đường. Một thân một mình cứ đi vá hết con đường nọ đến con đường kia đến mức người ta gọi là điên, là khùng, nhưng chị kệ cứ làm việc mà mình nghĩ là tốt. Nhìn thấy việc chị làm thiết thực, đem lại hành trình an toàn cho người dân nên nhiều người đã làm theo.
Cùng với những câu chuyện ý nghĩa, Người bạn đường 2022 đưa khán giả truyền hình lắng lại qua những giai điệu đầy cảm xúc của các nghệ sĩ. Chương trình được THTT vào 20h30 ngày 19/11/2022 trên kênh VTV2 và các nền tảng số của Đài THVN.
Quan tâm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 Trường THCS Khai Quang, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện công tác hướng nghiệp đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Một hội nghị tư vấn tuyển sinh được tổ chức tại Trường THCS Khai Quang. Đa dạng hình thức Định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp học sinh hình thành lộ trình học tập...