Người bản địa bảo vệ đa dạng sinh học
Người bản địa chiếm chưa đầy 5% dân số thế giới nhưng họ hỗ trợ hoặc bảo vệ 80% đa dạng sinh học của hành tinh.
Họ thường dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác cũng đã phát triển các hệ thống được xây dựng qua hàng ngàn năm nhằm quản lý đất đai có tính bền vững và thích ứng khí hậu.
Người Inca thu hoạch hoa màu ở Peru
Video đang HOT
Tiến sĩ Koko Warner từ Ban thư ký biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc cho biết, sự tham gia của họ trong việc chống lại quá trình nóng lên toàn cầu là rất quan trọng. “Tôi thực sự hy vọng vào một kịch bản trong tương lai khi kết hợp và pha trộn để phát triển các hệ thống giá trị của chúng ta lại với nhau để bảo vệ thiên nhiên tích cực hơn”, bà Koko Warner nói.
Chẳng hạn tại châu Phi, các kỹ thuật canh tác cổ xưa đang giúp hồi sinh các khu vực khô cằn. Tập tục truyền thống của người Zai đã được hồi sinh ở Burkina Faso vào những năm 1980. Các hố nhỏ được đào trong lòng đất và chứa đầy phân hữu cơ cùng hạt giống dự trữ cho đến mùa mưa để canh tác. Trong nhiều thiên niên kỷ, thổ dân Australia đã đốt đất để giữ cho đất màu mỡ, cải thiện đa dạng sinh học, tạo ra thực phẩm và ngăn chặn sự lây lan của cháy rừng. Việc đốt đất được giữ ở kích thước và cường độ thấp để động vật có thời gian chạy trốn và bảo vệ rừng. Điều này cũng làm sạch lớp rác và cây bụi của mặt đất, giúp tạo ra các đám cháy tự nhiên.
Tại Machu Picchu, Peru, người Inca trồng hoa màu giữa những bức tường đá trên vùng đất cao, lạnh lẽo của dãy núi Andes. Đây là kỹ thuật cổ xưa để sản xuất thức ăn trên sườn núi trong điều kiện khắc nghiệt. Nó mang lại nhiều loại trái cây, các loại hạt, rau và gia vị với việc sử dụng phân lạc đà làm phân bón. Nhiều ruộng bậc thang vẫn tồn tại, nằm rải rác trên một diện tích hơn 1 triệu hécta ở Andes, Peru.
GIA BẢO
Bảo vệ cộng đồng bản địa
Trước lo ngại về việc các cộng đồng bản địa xa xôi sẽ bị bỏ quên trong cuộc chiến Covid-19, chính phủ nhiều nước đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ để những cộng đồng trên tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế hiện đại.
Ngày 14-4, Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Nhân quyền Brazil Damares Alves thông báo, từ nay đến tháng 6 chính phủ liên bang Brazil sẽ chi khoảng 904 triệu USD nhằm hỗ trợ các cộng đồng người bản địa ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Theo đó, Chính phủ Brazil dự kiến sẽ phân phối 1 triệu khẩu trang và găng tay y tế cùng 6.000 bộ kit xét nghiệm cho các bộ lạc bản địa, đồng thời cung cấp 300.000 giỏ thức ăn nhằm hạn chế người bản địa phải rời vùng đất của mình để tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng ban hành lệnh cấm đi vào địa phận các bộ lạc bản địa nhằm ngăn chặn sự lây lan SARS-CoV-2 tại các cộng đồng này. Hiện Brazil có khoảng 300 bộ tộc với khoảng 850.000 người sinh sống tại các vùng trên cả nước.
Australia cũng đang triển khai 45 khoản tài trợ linh hoạt để giúp 110 cộng đồng xa xôi trên khắp Australia tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19. Cộng đồng người bản địa Warlpiri hiện sinh sống ở vùng Lajamanu nằm ở rìa sa mạc Tanami là một trong những cộng đồng bản địa xa xôi nhất Australia.
Theo ABC News, hiện con đường duy nhất vào vùng Lajamanu đã bị đóng cửa, phong tỏa cộng đồng của 600 người bản địa khỏi phần còn lại của thế giới (ảnh). Để tránh gây tâm lý hoảng loạn trong cộng đồng, chính phủ đã cử nhân viên y tế đến để giải thích về dịch bệnh và cử những bác sĩ giỏi đến đồn trú để giúp đỡ. Chọn giải pháp cách ly nghiêm ngặt các cộng đồng bản địa với xã hội hiện đại là một phần quan trọng của chiến lược chống Covid-19 được áp dụng.
CHI HẠNH
Thổ dân rừng rậm Amazon qua đời sau khi mắc COVID-19 Theo Bộ Y tế Brazil, một cậu bé 15 tuổi, người Yanomami đến từ làng Rehebe, trên sông Uraricoera (phía Bắc Brazil) đã tử vong sau khi được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2. Một thổ dân bộ lạc Yanomami. Ảnh: Getty Trước đó, bệnh nhân được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Đa khoa Roraima ở Boa Vista,...