Người bại não có khả năng tin học “siêu hạng”
Do di chứng chất độc da cam, từ lúc sinh ra cậu bé Hồ Văn Hoàng Ấn (1988) ngụ tại xã Long Thành Bắc (Hòa Thành, Tây Ninh), đã mắc bệnh bại não bẩm sinh, toàn thân bại liệt, phải sống đời sống thực vật gần chục năm trời. Như một “phép lạ” khó tin, Hoàng Ấn không những thoát khỏi “ lưỡi hái tử thần” một cách kỳ diệu mà em còn vươn lên, lập nên kỳ tích về khả năng tin học “ siêu hạng”.
Gặp Hoàng Ấn, chúng tôi không thể dằn lòng khi thấy một chàng trai đã 24 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch như một đứa trẻ. Những bộ phận trên cơ thể của Hoàng Ấn thì bị biến dạng, hai bàn tay co rút khiến khớp ở các ngón tay gãy gập lại thành những hình thù khác nhau. Đôi chân của em cũng bị biến chứng, mỗi lần di chuyển Ấn phải lết một cách rất nặng nề. Bằng nụ cười “méo lệch” em gồng mình, nghiêng cổ, cố gắng phát ra một tiếng “chào” khổ sở.
Chị Phạm Thị Kim Phê (mẹ của Ấn) cho biết, chị có ba người con nhưng duy nhất chỉ có Ấn là mắc phải căn bệnh “quái ác” này. Chị kể, cái ngày sinh ra Ấn vợ chồng chị rất hạnh phúc khi sinh hạ được đứa con trai đầu lòng. Lúc Ấn sinh ra vẫn là đưa trẻ bình thường, không mang dị tật nào nhưng không hiểu vì sao đến gần một tuổi mà Ấn không hề biết lật, trườn hay bò và cũng không ngồi được. Lúc ấy, vợ chồng chị mới đem con tới một bác sĩ quen biết để khám thì được bác sĩ cho biết là Ấn bị thiếu canxi, bị bại não và không còn sống được bao lâu nữa. Nhận được tin, vợ chồng chị như chết đứng khi biết đứa con mà mình dứt ruột sinh ra lại mắc bệnh quái ác đến vậy.
Video đang HOT
Kể đến đây, mắt chị Phê đỏ hoe, ngấn lệ chỉ chờ tuôn trào, cố nén đi dòng lệ chị kể tiếp: “Thời gian ấy, trong làng cũng có nhiều đứa trẻ mắc bệnh như Ấn và đứa sống lâu nhất cũng chỉ được 5 năm, nhưng sống trong vật vã, khổ sở. Biết đứa con của mình rồi cũng sẽ ra đi như bao đứa trẻ trong xóm nhưng vợ chồng chị vẫn mong nó có thể ở lại trần thế lâu hơn những đứa trẻ trước. Bởi thế, mỗi khi nghe có ai giới thiệu thầy này thuốc nọ chị đều bế con đến thăm bệnh với hy vọng một điều kỳ diệu gì đó sẽ đến với con của mình…”.
Em Hồ Văn Hoàng Ấn giải thích một số dữ liệu trên máy tính với PV
Kỳ tích và ước mong của cậu bé bại não
Và như một “phép lạ”, đến năm lên 8 tuổi Ấn bắt đầu đứng được và bước đi chập chững, mặc dù ban đầu rất khó nhưng đó là một “điều lạ kỳ” mà nhiều người trong thôn xóm phải ngạc nhiên khi thấy Ấn dần hồi phục. Vợ chồng chị Phê lúc này vui mừng khôn xiết, và đó cũng là niềm hy vọng để vợ chồng chị tiếp tục nuôi nấng và chăm sóc cho Ấn. Thế là vợ chồng chị đưa con đến các trường mẫu giáo để xin học, nhưng khi đến các trường thì không một trường nào chịu nhận bởi Ấn hoàn toàn không có khả năng để học tập, đến nói em cũng không thể thì làm sao có thể học được. Mặc dù đã hết lòng năn nỉ nhưng việc để Ấn theo học là điều không thể. Không còn cách nào khác, vợ chồng chị đành đem con về nhà tự dạy học.
Sau nhiều năm dạy dỗ, Ấn đã có thể viết và đọc nhẩm trong đầu một cách rành rọt bởi em nói không rõ và khi nói thì phải gồng mình rất khó khăn. Khi Ấn đã có thể đọc được chữ thì vợ chồng chị với mong muốn tìm được cái gì đó cho em học để em đỡ buồn rầu nên chị đã nhờ người quen cho em được đi học vi tính. Không thể ngờ rằng, sau khi tiếp xúc với máy tính Ấn tỏ ra thích thú và tự học nhanh đến mức thầy cô phải ngạc nhiên. Sau khi hoàn thành chứng chỉ A loại khá, Ấn tiếp tục hoàn thành chương trình Kỹ thuật viên công nghệ thông tin ( mạng máy tính). Giờ đây Ấn ngoài việc sử dụng thành thạo những chương trình cơ bản như word, exel, powerpoint… Ấn còn sửa chữa được cả những lỗi phần mềm của Windows một cách nhanh chóng (không cần đến trực tiếp mà em sửa trực tiếp thông qua mạng) hoặc cứu những dữ liệu đã mất, tư vấn phần cứng cho máy tính…
Mặc dù Ấn đã làm nên được điều kỳ diệu nhưng gia đình chị Phê luôn trăn trở là dù Ấn có thể hoạt động trong lĩnh vực Quản trị mạng thành thạo nhưng nhiều lần đưa con đi xin việc thì đều bị từ chối. Chi Phê buồn rầu cho biết: “Nhận được thông tin tuyển dụng, chị liền chở Ấn đi ứng tuyển nhưng khi vừa nhìn thấy Ấn thì người ta một mực từ chối. Bởi khả năng viết bằng tay và nói của em rất hạn chế. Hơn nữa, nhìn vẻ bề ngoài ngờ nghệch, không thể giao tiếp nên họ từ chối cách thẳng thừng. Gia đình Ấn ước mong có ai đó nhận em với một công việc nào đó phù hợp, phần là để Ấn có thể lấy đó là niềm vui mà tiếp tục sống có ý nghĩa, phần cũng mong em sẽ sống có ích cho xã hội.
Theo 24h
Nhiều người đến công an nộp bằng giả
Sau hơn 1 tháng vận động, hàng chục người sử dụng bằng giả của đường dây làm bằng giả các loại vừa được cơ quan công an TP. Đà Nẵng phanh phui đã tự nguyện đến cơ quan công an nộp và khai báo...
Sáng 16/1, phòng An ninh Điều tra CATP Đà Nẵng cho biết hàng trăm bằng giả các loại vừa được phát hiện thu giữ. Qua kiểm tra, những bằng thu giữ đều nằm trong đường dây làm bằng giả lớn nhất khu vực miền Trung được phanh phui đầu tháng 12/2012. Đường dây do Đặng Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Hoàng (cùng trú Quảng Nam), Nguyễn Hoàng Minh và Trần Ngọc Anh (cùng trú TP Đà Nẵng) cầm đầu.
Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ hơn 20 con dấu giả của các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng, hàng trăm phôi giả và gần 1.000 bản sao phôi bằng ĐH, CĐ, THCN...
Đại tá Trương Văn Thanh - Trưởng phòng An ninh Điều tra CATP Đà Nẵng cho biết sau hơn 1 tháng đấu tranh các đối tượng trong đường dây làm bằng tốt nghiệp các loại giả đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
"Đến nay, hàng chục người sử dụng văn bằng giả do đường dây này cung cấp đã tự nguyện đến cơ quan an ninh điều tra công an Đà Nẵng nộp số bằng giả mà mình đã mua của đường dây này để sử dụng" - Đại tá Thanh cho biết.
Vẫn theo Đại tá Thanh: "Trong số hàng trăm bằng giả thu giữ có trường hợp do chúng tôi triệu tập. Nhưng đại đa số tự giác liên lạc qua điện thoại hoặc đưa văn bằng giả đến để giao nộp và phối hợp làm việc. Ngoài văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học..., có người nộp tới 2 bằng giả của các trường ĐH".
Cơ quan điều tra công bố việc bắt giữa đường dây làm bằng giả qui mô lớn với báo chí
Thượng tá Mai Chiến Thắng, Phó phòng an ninh điều tra công an Đà Nẵng khuyến cáo người sử dụng các loại văn bằng, giấy tờ giả của đường dây này nên sớm chủ động hợp tác để tránh những hệ lụy sau này vì CA đang có trong tay hầu hết hồ sơ gốc.
"Nếu các cá nhân sử dụng bằng giả này không hợp tác với cơ quan điều tra để xử lý. Trong thời gian đến chúng tôi sẽ gửi thông báo tới cơ quan, tổ chức nơi làm việc của người sử dụng bằng giả này thì sự việc sẽ được xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật" - Thượng tá Thắng quả quyết.
Theo Vũ Trung (Vietnamnet)
Cuộc đời cô độc của bà lão 'người ếch' Bị liệt hai chân từ khi mới sinh ra, bà Trần Thị Xuyền ở huyện Bình Lục, Hà Nam, hàng ngày vẫn lết làm đủ mọi việc để nuôi thân. Gió mùa đông bắc thốc từng hồi vào ngôi nhà nhỏ phía cuối làng ở thôn 9, xã Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) của bà Trần Thị Xuyền, nhưng bà chỉ mặc...