Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp

Theo dõi VGT trên

Sợ bị chặt tay chân và giết hại dã man, nhiều người bạch tạng ở châu Phi không dám ra đường.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 1

Người bạch tạng luôn sống trong hiểm nguy ở châu Phi

Tại nhiều quốc gia châu Phi, người bạch tạng đang bị săn lùng và giết hại dã man vì bộ phận cơ thể của họ được cho là có tác dụng ma thuật. Người bạch tạng do đó luôn sống trong sợ hãi, không biết đến bao giờ nạn săn người man rợ này mới thực sự chấm dứt.

Giống như nhiều bé gái 14 tuổi khác ở Tanzania, Joyce Charles thích chơi với bạn bè, đi học và xem TV. Nhưng Joyce bị bạch tạng, một loại bệnh khiến em mất sắc tố ở da, tóc và mắt. Em nổi bật giữa đám bạn da đen, và điều này khiến em gặp nhiều nguy hiểm.

Tại Tanzania cũng như nhiều quốc gia ở vùng châu Phi hạ Sahara, cơ thể của người bạch tạng được cho là có sức mạnh ma thuật, mang lại may mắn và giàu có. Điều này khiến họ trở thành mục tiêu. Kẻ tấn công bán bộ phận cơ thể của người bạch tạng cho các phù thủy để lấy tiền.

Joyce suýt nữa đã trở thành nạn nhân.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 2

Tại Tanzania cũng như nhiều quốc gia ở vùng châu Phi hạ Sahara, cơ thể của người bạch tạng được cho là có sức mạnh ma thuật, mang lại may mắn và giàu có

Năm 2008, khi đang trên đường đi học, Joyce bị những kẻ săn người phát hiện. Joyce kể: “Hai người đàn ông đi xe đạp đi qua. Tôi nghe thấy họ nói: “Khi mày bắt cô ta, mày sẽ giàu to”.

“Vài phút sau, một người đàn ông bỗng đứng cạnh tôi và hỏi tôi có biết hai người đàn ông ở đối diện không. Tôi nói không, và anh ta bảo với tôi hãy cẩn thận vì hai người đàn ông kia đang chỉ trỏ về phía tôi”.

Sợ hãi, Joyce chạy về nhà và và không đến trường trường ngày hôm đó, theo ABC News.

“Tôi rất sợ vì nghe nhiều chuyện người bạch tạng bị giết”, Joyce nói. “Khi thấy hai người đàn ông chỉ về phía mình, tôi sợ điều đó cũng xảy ra với tôi.”

Sống trong sợ hãi

Không có số liệu chính thức về những người bạch tạng bị giết hại tại châu Phi, nhưng tại Malawi, ít nhất 18 người đã bị giết từ tháng 11.2014 đến tháng 5.2016. Các vụ giết người man rợ khiến nạn nhân bị chặt tay, chân, thậm chí lột xương.

Tháng đẫm máu nhất năm ngoái là tháng 4, khi có tới bốn người bạch tạng bị giết hại, bao gồm cả một em bé sơ sinh.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 3

Trẻ em bạch tạng chơi đùa

Một trong số các nạn nhân là Davis Fletcher Machinjiri, 17 tuổi, rời khỏi nhà để đi xem bóng bóng đá nhưng không bao giờ trở lại.

Cảnh sát Malawi nói rằng em bị bắt cóc bởi khoảng 4 người. Họ bán em sang nước láng giềng Mozambique và giết em. Miêu tả cái chết khủng khiếp của Machinjiri, cảnh sát nói: “Những người đàn ông đã chặt tay, chân và lấy xương của em. Sau đó, họ chôn phần còn lại của cơ thể em trong một ngôi mộ nông.”

Trước những vụ giết người man rợ liên tiếp xảy ra, Joyce cũng như những người bạch tạng khác ở châu Phi không có cách nào khác ngoài cẩn trọng hơn. Cuộc sống của họ bị đảo lộn.

Sau sự việc xảy ra trên đường đi học, mẹ của Joyce, bà Yustina Mloka Charles, tuyên bố con gái mình không được phép đi ra ngoài khu phố của họ mà không có người lớn đi kèm. Còn chị gái của Joyce sẽ chịu trách nhiệm đưa em đến trường.

Video đang HOT

“Trước đó, tôi không hề lo lắng”, người mẹ nói. “Nhưng kể từ ngày hôm đó, tôi sợ chúng sẽ bắt được con tôi, ngay cả khi nó chạy trốn. Do vậy, chúng tôi rất thận trọng”.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 4

Các bà mẹ gặp nhiều khó khăn khi có con bạch tạng

Một người mẹ khác tên Agness Jonathan cũng rất lo sợ về tính mạng của đứa con gái bạch tạng. Nếu không phải có người địa phương giúp, con gái út Chakuputsa của Agness có lẽ đã trở thành nạn nhân.

Theo CNN, bé Chakuputsa bị ba người đàn ông bắt khi mẹ Agness đang làm việc ngoài đồng. Dân làng đuổi theo những tên săn người cho đến khi chúng vứt đứa trẻ vào trong bụi cây. Sau sự việc, mẹ Agness thậm chí còn không biết có nên tiếp tục cho con đi học hay không.

Người lớn cũng sống trong hoảng loạn. Một nữ giáo viên bạch tạng tên Clement Gweza, 24 tuổi, từng nói với CNN rằng: “Tôi sợ lắm. Nếu tôi là người tiếp theo thì sao? Tôi không thể sống như trước kia được nữa”.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 5

Người lớn cũng sống trong hoảng loạn

Sự sợ hãi cũng khiến nhiều người không dám trở về quê hương. Emmanuel Manyashi là một học sinh 13 tuổi ở thành phố Mwanza, Tanzania. Không giống như các bạn học, trong các dịp nghỉ lễ, em không dám về nhà vì sợ bị giết.

Chị gái của em bị giết vào năm 2008 ở quê nhà Lake Zone và điều này khiến em quyết định sẽ không liều lĩnh về nhà mặc dù rất nhớ bố mẹ.

“Tại trường có an ninh thắt chặt với cảnh sát vũ trang canh chừng mọi lúc mọi nơi”, em nói với The Citizen

Phân biệt đối xử nặng nề

Không chỉ là đối tượng dễ bị tổn thương bởi những kẻ săn lùng, người bạch tạng cũng bị xã hội phân biệt đối xử ở châu Phi. Họ bị bạn bè, hàng xóm và người xung quanh xa lánh. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, người bạch tạng rất khó kết bạn hay tìm vợ/chồng. Những bà mẹ đẻ ra con bạch tạng bị kì thị và nhiều ông bố không nhận con bạch tạng.

Nombuso Cele, một người đàn ông bạch tạng kể lại: “Hồi học tiểu học, các bạn tránh xa tôi vì tôi khác họ và điều đó ảnh hưởng đến sự tự tin của tôi. Tôi bị gọi bằng nhiều cái tên như xấu xa hay thằng kỳ quái da trắng”.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 6

Người bạch tạng cũng bị xã hội phân biệt đối xử ở châu Phi

Ngoài ra, người bạch tạng thường bị xúc phạm với những tên gọi như “hồn ma”, “thằng da trắng nghèo”, hay “thằng da trắng rởm”, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Martha là một phụ nữ 20 tuổi bạch tạng và là nạn nhân tiêu biểu của phân biệt đối xử. Chồng đã rời bỏ cô sau khi bị bạn bè chế giễu vì yêu người bạch tạng. Cô tin anh ta thực sự yêu cô nhưng không chịu nổi áp lực từ bạn bè và gia đình.

Sự giúp đỡ

Trong một số trường hợp may mắn, người bạch tạng châu Phi nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Một số nạn nhân sống sót đã được đưa đến Mỹ để lắp chân tay giả nhằm bắt đầu cuộc sống mới, theo New York Post.

Baraka Cosmas Lusambo, 8 tuổi, bị những kẻ săn lùng chặt tay phải ở Tanzania. Baraka và 4 em nhỏ bạch tạng khác nhận được sự trợ giúp của tổ chức từ thiện Global Medical Relief Fund, sáng lập bởi cô Elissa Montanti. Các em được đưa đến Mỹ năm 2015 để ghép chân tay giả.

“Các em sẽ không có lại cánh tay cũ”, Montanti nói. “Nhưng các em sẽ nhận được thứ giúp các em sống một cuộc sống có ích và trở thành một phần của xã hội, không bị coi như là một kẻ kì dị”.

Sau khi lắp được chân tay mới, các em sẽ trở về khu nhà an toàn ở Tanzania, được xây bởi tổ chức Under the Same Sun.

Người bạch tạng bị săn ở châu Phi: Suốt đời nơm nớp - Hình 7

Trẻ bạch tạng được đến Mỹ lắp tay giả

Không ngừng ước mơ

Đối mặt với nhiều khó khăn áp lực, mong ước của người bạch tạng rất giản đơn. Các em nhỏ dường như chỉ muốn được chơi đùa và đến trường như bao bạn nhỏ khác. Người lớn thì thực sự hy vọng các quan điểm mê tín về người bạch tạng sẽ được loại bỏ.

“Những niềm tin sai trái về người bạch tạng cần được chấm dứt”, Nombuso Cele nói.

Hay như cô bé Joyce 14 tuổi, người bị hạn chế ra ngoài nhưng vẫn có một ước mơ cháy bỏng. Joyce muốn trở thành bác sĩ khi lớn lên, và nói rằng bệnh bạch tạng sẽ không ngăn cản em làm điều đó.

“Em muốn giúp tất cả kiểu người, bạch tạng hoặc không”, em nói.

Theo Danviet

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi

10 ngày sau khi một bé gái 25 tháng tuổi bị bắt cóc ở Malawi, gia đình em tìm được những mảnh sọ, răng, xương và quần áo, tã lót ở gần đó.

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi - Hình 1

Trẻ em bạch tạng ở châu Phi là mục tiêu của những kẻ săn người lấy xương

Tại nhiều quốc gia châu Phi, người bạch tạng đang bị săn lùng và giết hại dã man vì bộ phận cơ thể của họ được cho là có tác dụng ma thuật. Người bạch tạng do đó luôn sống trong sợ hãi, không biết đến bao giờ nạn săn người man rợ này mới thực sự chấm dứt.

"Tôi rất muốn bảo vệ con nhưng không biết phải làm thế nào", Martha Phirim, một người phụ nữ ở Malawi nói và nhìn vào đứa con gái 9 tuổi Esther. Đứa trẻ bạch tạng đang mải mê đọc sách, không để ý tới nỗi lo của mẹ. Martha lo ngại Esther có thể bị bắt cóc thậm chí giết hại bất cứ lúc nào.

Người bạch tạng bị phân biệt đối xử rõ rệt ở Malawi, Đông Phi, nơi tồn tại nhiều mê tín dị đoan về căn bệnh này. Nhưng trong khoảng 3 năm qua, phân biệt đối xử đã dần biến thành các vụ tấn công chết người. Ngày 23.5.2016, Fletcher Masina, 38 tuổi, đã trở thành người bạch tạng thứ 18 bị giết ở Malawi kể từ cuối năm 2014. Các vụ giết người man rợ khiến nạn nhân bị chặt tay, chân, thậm chí lột xương.

Enelesi Nkhata, 21 tuổi, là một trong những nạn nhân bị cắt hết chân tay. Người phụ nữ bạch tạng 21 tuổi biến mất ở làng Kumtumba, quận Dedza hồi tháng 4 năm 2016. Nông dân tìm thấy xác cô trong một cái hố nông, đang phân hủy. Cả hai tay và chân của cô đều đã bị cắt. Cơ thể cũng có một vết đâm vào ngực.

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi - Hình 2

Người bạch tạng bị phân biệt đối xử rõ rệt ở Malawi, Đông Phi, nơi tồn tại nhiều mê tín dị đoan về căn bệnh này

Enelesi bị lừa bởi một người họ hàng. Enelesi tin anh ta tìm được việc làm cho cô. Ít nhất 10 người đàn ông, bao gồm cả người họ hàng, đã bị cảnh sát bắt giữ vì nghi có liên quan đến vụ giết Enelesi. Sau đó, người họ hàng và một người đàn ông khác đã bị kết án âm mưu giết người và bắt cóc. Họ nhận án tù 17 năm tù với lao động nặng.

Enelesi không phải là nạn nhân duy nhất trong một vụ án có liên quan đến họ hàng thân thích. Đêm 3.4.2016, một bé gái bạch tạng 23 tháng tuổi, Whitney Chilumpha, cũng bị bắt cóc khi đang ngủ với mẹ tại nhà ở làng Chiziya, quận Kasungu. Mẹ của em, Madalitso Lemani, 25 tuổi, tỉnh dậy lúc 4 giờ sáng và phát hiện con đã biến mất.

10 ngày sau, khi hai phụ nữ đang tìm củi ở đồi Balantha gần đó thì phát hiện nhiều mảnh sọ, răng và quần áo, tã lót. Mẹ Madalitso xác định đây là đồ con gái mình mặc khi bị bắt cóc.

Vài tuần sau, 4 xương được cho là của Whitney đã được tìm thấy trong một khu vườn. Liên quan đến vụ việc, cảnh sát bắt giữ 5 người, bao gồm cả bố của Whitney vì nghi ngờ tham gia vào vụ bắt cóc và giết đứa trẻ.

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi - Hình 3

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng bị săn lùng để lấy xương

Người hói đầu bắt đầu bị săn

Trong khi nạn giết người bạch tạng trở thành vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết, mới đây, một "xu hướng" săn người mới vừa được phát hiện ở Đông Phi.

Tại Mozambique, những người đàn ông hói đầu đang là mục tiêu săn lùng của những kẻ tin vào nghi lễ mê tín địa phương. Họ tin rằng các bộ phận cơ thể như nội tạng, đầu của người hói có thể đem lại may mắn.

Tháng trước, hai người đàn ông hói bị giết hại tàn nhẫn tại tỉnh Zambezia của Mozambique. Trong đó, một người bị chặt đầu và moi nội tạng. Các bộ phận cơ thể của hai người này được cho là đã bị lấy đi để thực hiện nghi lễ lấy may.

Phát ngôn viên cảnh sát nước này, ông Inacida Dina, nói với các phóng viên rằng hai nghi phạm trong độ tuổi 20 đã bị bắt giữ. "Cộng đồng địa phương tin rằng những người đàn ông hói là những người giàu có", Dina nói.

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi - Hình 4

Người hói đầu đang là mục tiêu săn lùng của những kẻ tin rằng các bộ phận cơ thể như nội tạng, đầu của người hói có thể đem lại may mắn

Chết cũng không được yên

Bạch tạng là một rối loạn bẩm sinh khiến người bệnh thiếu sắc tố trong da, tóc và mắt, ảnh hưởng đến khoảng 1/20.000 người trên toàn thế giới. Tại một số vùng phía nam và đông châu Phi, bộ phận cơ thể của người bạch tạng được cho là có khả năng ma thuật, mang lại may mắn và giàu có. Chính vì vậy, họ bị săn lùng và giết bởi những thợ săn bạch tạng. Kẻ tấn công bán bộ phận cơ thể của người bạch tạng cho các phù thủy để lấy tiền.

Phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị tấn công vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều người tin rằng quan hệ tình dục với một người bạch tạng có thể chữa được HIV/AIDS. Thứ hai, trẻ em được chọn vì sự ngây thơ trong trẻo được cho là khiến nghi lễ của phù thủy hiệu nghiệm hơn, theo Mirror.

Người bạch tạng đã chết cũng không được yên nghỉ. Xương của họ bị cướp khỏi mộ để đem bán.

Từ tháng 11.2014 đến cuối tháng 5.2016 ở Malawi, ít nhất 18 người bạch tạng đã bị giết. Ít nhất 5 người khác bị bắt cóc và vẫn còn mất tích.

Đây là con số đáng báo động nằm trong báo cáo "Bạo lực và phân biệt đối xử người bạch tạng ở Malawi" của Tổ chức Ân xá Quốc tế, công bố năm 2016. Theo báo cáo, kể từ năm 2009, số vụ bắt cóc, giết người và khai quật mộ của người bạch tạng gia tăng mạnh ở Malawi.

Những người sinh ra đã bị săn lùng chặt tay chân ở châu Phi - Hình 5

Tại một số vùng phía nam và đông châu Phi, bộ phận cơ thể của người bạch tạng được cho là có khả năng ma thuật, mang lại may mắn và giàu có

Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng số người bị giết và bắt cóc có thể cao hơn vì không có giám sát hay thống kê tổng hợp của các nhà chức trách. Việc thu thập thông tin chủ yếu được thực hiện bởi các nhà hoạt động từ thiện thiếu năng lực và nguồn lực để có thể ghi nhận tất cả các tội ác chống lại người bạch tạng.

Tổng thống Malawi, ông Peter Mutharika, từng công khai lên án các vụ giết người bạch tạng và thành lập một ủy ban để giải quyết vấn đề này. "Bất cứ ai nghĩ rằng có thể giàu lên bằng cách sử dụng xương hoặc một cái gì đó tương tự của người bạch tạng vì bác sĩ phù thủy nói như vậy, đó là sự ngu ngốc", Mutharika nói.

Không chỉ tại Malawi, hiện tượng này cũng xảy ra ở nhiều quốc gia láng giếng như Mozambique hay Tanzania. Liên Hợp Quốc cho biết gần 80 người bạch tạng ở Tanzania đã thiệt mạng kể từ năm 2000. Tổ chức này thậm chí cảnh báo rằng người bạch tạng ở Malawi có nguy cơ "tuyệt chủng toàn bộ", theo CNN.

Trước nguy hiểm rình tập từ những "thợ săn", người hói đầu và bạch tạng đang phải sống một cuộc đời chui lủi và đầy sợ hãi. Vậy các nhà chức trách, tổ chức nhân quyền và xã hội đã và đang làm gì để ngăn chặn nạn săn người man rợ này? Những thông tin này sẽ được đề cập đến trong các bài viết tiếp theo.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'
08:12:44 18/11/2024
2 sao Vbiz trong hội bạn Trấn Thành vướng nghi vấn nghỉ chơi, người trong cuộc liền phản ứng
07:52:43 18/11/2024
Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới
08:07:48 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Vùng thủ đô quốc gia Delhi của Ấn Độ mạnh tay xử lý ô nhiễm

12:39:06 18/11/2024
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch phun nước khử bụi trên đường và triển khai xe quét cơ giới để giảm bụi.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Tân Miss Universe 2024 bị Nawat réo tên, quá khứ Miss Grand bị chủ tịch đào lên

Sao âu mỹ

13:41:57 18/11/2024
Ngay sau khi đăng quang Miss Universe 2024, mỹ nhân người Đan Mạch - Victoria Kjaer bất ngờ được chủ tịch Miss Grand International - Mr.Nawat réo tên, động thái này khiến dân tình xôn xao, đồng thời quá khứ năm 2022 cũng bị đào lại.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết

Sao việt

13:24:49 18/11/2024
Sau gần 1 tuần đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước trong sự săn đón của nhiều người hâm mộ nhan sắc.

Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát

Sao châu á

13:20:19 18/11/2024
Trong diễn biến mới nhất về vụ án, phía Kim Na Jung cho biết sao nữ này không tự nguyện sử dụng ma túy mà bị ép buộc.

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.