Người Australia lần đầu đi uống bia sau nới phong tỏa
Thủ hiến Vùng lãnh thổ phía Bắc là một trong những người Australia đầu tiên đi uống bia sau gần hai tháng phong tỏa do Covid-19.
“Tôi sẽ tận hưởng một cốc bia và tôi nghĩ nhiều người cũng sẽ làm vậy”, Michael Gunner, thủ hiến Vùng lãnh thổ phía Bắc của Australia, nói khi kéo cần rót bia trong quầy bar khách sạn Cavenagh ở Darwin hôm nay, khi đồng hồ điểm giữa trưa, báo hiệu thời gian nới phong tỏa bắt đầu.
“Đã 53 ngày trôi qua và tôi nghĩ mọi người đều xứng đáng được uống bia”, ông Gunner nói. Hồi đầu tuần, ông cho biết một đoàn xe tải chở 175.000 lít bia đã tới đây để chuẩn bị cho ngày này.
Thủ hiến Michael Gunner uống bia trong khách sạn Cavenagh ở thành phố Darwin hôm 15/5. Ảnh: NCA.
Các chủ quán đã tuyển lại nhân viên, những người phải nghỉ việc khi đất nước ban bố lệnh phong tỏa hồi tháng 3, và chuẩn bị thêm ghế ngồi khi dự đoán lượng lớn khách sẽ đổ xô tới đây.
Australia đang thực hiện kế hoạch nới lỏng giãn cách xã hội theo ba giai đoạn, nhưng mỗi bang và vùng lãnh thổ lại có lộ trình riêng.
Vùng lãnh thổ phía Bắc Australia, nơi dân cư thưa thớt, ghi nhận chưa đầy 30 ca nhiễm nCoV và không có ca tử vong trong số 250.000 dân, là nơi đầu tiên mở cửa hoàn toàn các quán bar, quán rượu, dù chỉ cho phép khách hàng ngồi cách xa nhau trong thời gian tối đa hai giờ tại quán.
Tại Berry Spring Tavern, cách thủ phủ Darwin khoảng 50 km về phía tây nam, Ian Sloan, chủ sở hữu một trường đua ngựa, đã cải tạo lại bếp, đặt thêm đồ nội thất trong bãi đỗ xe ở công viên để không phải từ chối khách.
Video đang HOT
“Dù vẫn còn hạn chế, ít nhất chúng ta đã bước vào giai đoạn nới lỏng đầu tiên, mọi người đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, Sloan nói.
Sloan lên kế hoạch thực thi giới hạn thời gian 2 tiếng bằng cách đánh dấu khách hàng bằng dây ruy băng nhiều màu buộc trên cổ tay, đồng thời bố trí quầy thịt nướng miễn phí để tuân thủ quy định khách uống bia phải có đồ ăn kèm. Những quy định này sẽ được áp dụng tới ngày 5/6.
Sloan định tuyển lại một số người trong số 22 nhân viên buộc phải nghỉ việc hồi tháng 3. “Nếu du khách bên ngoài không tới, tôi hy vọng người trong vùng sẽ ra ngoài và đi thăm thú”, ông nói.
Tại New South Wales, bang đông dân nhất Australia, nhà hàng, quán cà phê và quán bar cũng mở lại hôm nay nhưng không được tiếp đón quá 10 khách một lần. Nhiều người dân Sydney đã ra ngoài gặp bạn bè và người thân ở quán cà phê, bất chấp thời tiết mưa lạnh.
“Đối với tôi, ra ngoài uống cà phê như một liệu pháp chữa bệnh”, Jess Best, người hẹn gặp bạn ở một quán cà phê ngoại ô phía đông thành phố, nói. “Được ngồi trò chuyện với bạn bè, tụ tập mọi người, cuối cùng cũng có một buổi sáng bình thường không phải trốn trong nhà nữa”.
Khách hàng trong một quán cà phê ở Sydney sáng 15/5. Ảnh: Reuters.
Trường học đang dần mở cửa lại. Hộ gia đình được phép tiếp đón tối đa 5 khách, nơi công cộng được phép tụ tập không quá 10 người, bể bơi công cộng cũng mở lại với quy định tối đa 10 người bơi cùng lúc.
“Thật tuyệt vời khi được đi bơi lại”, Jenny Finikiotis, một người dân Sydney nói, khi nổi lên từ bể bơi câu lạc bộ Bronte. “Nước rất ấm, trong vắt, chất lượng tốt nhất trong số các mùa hè, có lẽ vì chẳng có ai đi bơi cả”.
Covid-19 xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm và 302.000 người tử vong. Australia báo cáo hơn 7.000 ca nhiễm nCoV, 98 ca tử vong, thấp hơn đáng kể so với châu Âu và Bắc Mỹ.
Thủ tướng Morrison hy vọng hoạt động kinh doanh sẽ khôi phục lại vào tháng 7, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo sau khi cơ quan thống kê báo cáo tỷ lệ thất nghiệp tại Australia đang cao chưa từng có.
Tranh cãi xung quanh vấn đề lao động di cư tại Australia
Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo việc thu hẹp chương trình cấp thị thực ngắn hạn cho các lao động nhập cư lành nghề có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và các cộng đồng sắc tộc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AAP)
Sau khi thông báo lượng di cư ròng (số người nhập cư trừ số người di dân) của Australia sẽ giảm tới 85% do tác động từ việc đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 5/5 đã lên tiếng cảnh báo việc thu hẹp chương trình cấp thị thực ngắn hạn cho các lao động nhập cư lành nghề có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và các cộng đồng sắc tộc.
Thủ tướng Morrison cho rằng sự hiện diện của lực lượng lao động lành nghề nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng với Australia, bởi một lượng lớn thường trú nhân được tiếp nhận hàng năm đều là những người đã trải qua một quãng thời gian dài sở hữu thị thực việc làm tạm thời. Họ là những người có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu thu hút lao động kỹ năng vào Australia.
Do đó, việc cắt giảm lao động nước ngoài tạm thời, bất kể là vì lý do gì, theo Thủ tướng Australia, không chỉ gây bất lợi cho nền kinh tế mà còn tạo ra áp lực không cần thiết đến các cộng đồng sắc tộc trên khắp Australia.
Phát biểu của ông Morrison được cho là phản bác lại những ý kiến kêu gọi cần cắt giảm số lượng thị thực lao động việc làm tạm thời để bảo vệ việc làm cho người dân trong nước, trong bối cảnh Australia bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19.
Ngày 3/5 vừa qua, người phát ngôn về lĩnh vực Di trú và Nội vụ của Công đảng Kristina Keneally đã yêu cầu Chính phủ Australia nên xem xét lại Chương trình di cư quốc gia để người lao động Australia có thể "đi trước" trong tìm kiếm việc làm.
Bà Keneally cho rằng tính đến tháng 6/2019, đã có 2,1 triệu người nước ngoài được cấp thị thực tạm thời tới Australia, đưa nước này trở thành quốc gia có số lượng lao động nhập cư lớn thứ hai trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chỉ sau Mỹ.
Lực lượng lao động nhập cư tạm thời chiếm một phần lớn thị trường lao động, cạnh tranh trực tiếp với người bản địa khi trước thời điểm đại dịch bùng phát, đã có 725.000 người Australia thất nghiệp và 1.150.000 người thiếu việc làm.
Do đó, người phát ngôn của Công đảng cho rằng trong thời kỳ "hậu đại dịch" cần ưu tiên bảo vệ và kiến tạo việc làm cho người dân bản địa.
Ý kiến của bà Keneally đã nhận được sự tán đồng từ một số chuyên gia kinh tế và học giả. Phó giáo sư Anna Boucher, của Đại học Sydney, nhận định thời điểm này là cơ hội tuyệt vời để đánh giá lại về Chương trình di cư quốc gia.
Tuy nhiên, Phó giáo sư Boucher cũng lưu ý cần phải thừa nhận vai trò quan trọng của lao động nhập cư tạm thời trong việc phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, khi những người lao động nước ngoài có kỹ năng đã tới Australia làm việc và đóng góp đáng kể vào sự thành công cho nền kinh tế này.
Trong khi đó, Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Australia Innes Willox đã phản bác với ý kiến cho rằng khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tái khởi động và định hình trở lại, các doanh nghiệp sẽ cần những lao động có chuyên môn cao mà thị trường trong nước đang thiếu hụt, để nhanh chóng vận hành trở lại.
Trước đó, ngày 1/5, trong thông báo cập nhật về tình hình dịch bệnh tại Australia, Thủ tướng Morrison cho biết dự kiến lượng di cư ròng của nước này sẽ giảm 30% trong năm tài chính 2019-2020 và tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng 85% trong năm tài chính tiếp theo 2020-2021, chỉ con 36.000 người, chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng 40 năm gần đây.
Nguyên nhân của sự sụt giảm là do rất nhiều người nhập cư đã rời Australia để tránh tác động dịch bệnh, trong khi các biện pháp đóng cửa biên giới dự kiến được áp dụng trong ít nhất 3-4 tháng tới sẽ ngăn cản số người này quay trở lại./.
Người dân Australia phản đối Chính phủ không chống biến đổi khí hậu Người Australia đã đổ xuống đường phản đối việc chính phủ không có hành động chống biến đổi khí hậu. Ngày 10/1, hàng nghìn người Australia đã đổ xuống đường phản đối việc chính phủ không có hành động chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh cháy rừng tàn phá những khu vực rộng lớn trên toàn quốc, làm chết nhiều động...