Người ấp trứng vịt nở thành con trong… áo ngực sau 35 ngày
Một phụ nữ sống tại California (Mỹ) đã nhận được nhiều tán dương khi mang một quả trứng vịt bị nứt tìm thấy trong công viên để ấp trong áo lót, giúp nó nở thành con sau 35 ngày.
Besty Ross, một người phụ nữ sống tại Visalia, California, đang đi dạo cùng gia đình trong một công viên công cộng thì các con cô nhận thấy ai đó đã đập phá tất cả những tổ vịt ở đó.
Thật kỳ diệu, một trong những quả trứng vịt vẫn sống sót, nó chỉ có một vết nứt nhỏ. Quả trứng bị rò rỉ, các con của Ross đã cầu xin cô cứu quả trứng và giúp nó nở thành con.
Ross chưa bao giờ biết ấp trứng, và không nghĩ rằng mình có thể cứu nó. Nhưng bọn trẻ rất buồn bởi thế cô không đành lòng từ chối. Đó là khởi đầu của một hành trình đáng chú ý khi bà mẹ ba con ấp trứng trong mình đi khắp nơi suốt 35 ngày.
Besty Ross không có lò ấp trứng nên sau khi liên hệ với tổ chức giải cứu động vật hoang dã địa phương, được biết rằng họ không nhận trứng, cô đành phải nghĩ cách ấp. Nơi tốt nhất, ấm áp nhất cô có thể nghĩ tới là bên trong chiếc áo ngực của mình, ngay sát lồng ngực.
Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội về việc ấp trứng, cô cũng hiểu rằng đó là một lựa chọn hoàn hảo, bởi trứng về cơ bản cần môi trường ấm và ẩm. Cô cũng học được là phải xoay nó vài lần mỗi ngày.
“Ngực tôi đổ mồ hôi vì nóng, tôi mang trứng trong áo ngực 35 ngày và ngủ với nó luôn. Vòng 1 của tôi thuộc dạng lớn nên quả trứng có thể nằm vừa vặn ở khe giữa”, Ross trả lời trên Bored Panda.
Video đang HOT
Ross đi đâu, ở đâu là quả trứng ở đó, ngay cả khi ngủ cô cũng không cởi áo ngực, đôi bên chỉ tạm rời nhau lúc Ross tắm. Lúc ấy cô đưa quả trứng cho chồng vài phút, hiểu rằng điều này cũng giống như việc vịt mẹ thỉnh thoảng rời tổ đi kiếm ăn vịt con vẫn có thể sống sót.
Thời gian trôi qua, phôi trong quả trứng lớn hơn, Ross bắt đầu tìm hiểu trên mạng xem nên làm gì khi trứng đang được ấp, cô học được rằng trứng cần được cấp ẩm nhiều hơn, và cô không được xoay nó nữa. Áo ngực không còn có thể làm tốt vai trò ấp trứng, nên Ross thay chỗ ấp bằng một chiếc hộp.
“Sau 35 ngày tôi bắt đầu nghe thấy những tiếng “pip” nhỏ và cái mỏ của nó bị đẩy ra khỏi lớp vỏ”, người phụ nữ nói. “Nhưng mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ”.
Một ngày sau khi bỏ trứng vịt vào hộp, cô nhận thấy có gì đó không ổn nên gọi bác sĩ thú y. Hóa ra, con vịt con đang bị bọc trong màng tế bào và cô phải bóc lớp vỏ, đảm bảo cho vịt con có thể thở.
Con vịt nhỏ cuối cùng đã ra khỏi trứng, nhưng nó vẫn gắn phần thân dưới vào lòng đỏ, mà theo cô, là vì nó đã nở sớm một chút. Sau đó, cô biết được trên Reddit rằng đó là do nhiệt độ ủ quá thấp hoặc do nhiệt độ không ổn định.
“Tôi quấn một chiếc khăn ướt quanh vỏ trứng với lòng đỏ, đặt Neosporin trong đó để nó không bị nhiễm trùng. Có thể không phải là ý tưởng tốt nhất nhưng tôi đã khá sợ”, Ross nói.
Ngay cả sau khi vịt con hấp thụ lòng đỏ, nó vẫn quá yếu để đứng hoặc di chuyển trong một vài ngày. “Mẹ” của nó vẫn không từ bỏ nó. Cô luôn để mắt đến nó và thỉnh thoảng cho nó uống nước. Chú vịt (nó hóa ra là một con vịt đực) cuối cùng cũng đủ sức mạnh để bước đi và Ross làm cho nó một giỏ đặc biệt, mang nó đi cùng cô khắp mọi nơi.
Khi chú vịt đủ lớn, Ross gọi cho trung tâm cứu trợ động vật để tìm cho nó một gia đình ở trang trại gần đó, nơi có cô bé con rất nóng lòng muốn gặp chú vịt đáng yêu.
“Chú vịt đang sống rất tốt với một cô bé, người vô cùng yêu nó”, Besty Ross nói.
Huyền Anh
Những ý tưởng năng lượng lấy cảm hứng từ thiên nhiên
Thiên nhiên kỳ diệu là cơ sở để các nhà khoa học có những sáng tạo năng lượng độc đáo và hiệu quả đối với cuộc sống.
Rong biển là một trong những sáng tạo của thiên nhiên mà từ đó các kỹ sư lấy ý tưởng khi họ tìm cách thiết kế các hệ thống năng lượng sạch hơn và hiệu quả hơn.
Sóng biển sinh học thu năng lượng từ đại dương. Hệ thống năng lượng sinh học ở Sydney, Australia. Hệ thống này đã nhận được giải thưởng 5,2 triệu USD của chính phủ tiểu bang Victoria. BioWave được thiết kế để thu nhận năng lượng từ sóng của đại dương, trong đó một trục gốc linh hoạt sẽ cho phép các phao nổi để thu được nhiều năng lượng nhất.
Lá tích trữ năng lượng: Dựa trên quá trình quang hợp của lá cây, người ta đã tạo ra một loại pin có khả năng chuyển hóa năng lượng. "Chiếc lá" nhân tạo này rất nhẹ, có thể mang theo dễ dàng và hoạt động được dưới nước.
Chế tạo quạt công nghiệp cũng như turbine dựa trên hoạt động hô hấp của cá voi lưng gù. Khi chúng bổ nhào xuống, các cơ khép lại lỗ phun nước (lỗ mũi), và nó bị khép chặt cho đến khi cá voi lại nổi lên bề mặt trong lần kế tiếp. Khi nó thực hiện công việc trao đổi khí thì các cơ lại mở lỗ phun nước để xả ra và hít vào không khí.
Bằng cách sắp xếp các tấm gương khổng lồ heliostats theo cấu trúc tương tự như hoa hướng dương, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo nên những hệ thống tập trung năng lượng mặt trời (CSP) với kích thước nhỏ gọn hơn 20%. Với không gian ít hơn, mà hiệu suất chuyển đổi năng lượng cũng được tăng lên đáng kể bằng cách đặt các tấm tập trung năng lượng nghiêng một góc 137 độ giống như những bông hoa hướng dương.
Các nhà khoa học tại Siemens đã tìm được cách tăng cường hiệu suất của các cánh quạt trong turbine gió nhờ vào hóa thạch được tìm thấy của loài khủng long. Và họ đã chế tạo nên các cánh quạt gió lấy cảm hứng từ các tấm sừng liền kề như răng cưa trên lưng loài khủng long Stegosaurus. Không khí từ bên trên và bên dưới cánh quạt gặp nhau, chúng sẽ tạo nên sự nhiễu loạn, dẫn tới tăng sức cản không khí và gây ra tiếng ồn. Thiết kế cánh quạt dạng răng cưa như loài khủng long sẽ phá vỡ dòng không khí đó, ngăn chặn sự nhiễu loạn.
Ý tưởng thiết kế sắp các turbine gió từ cách sắp xếp của loài cá.
L.Trang (t/h)
Trăm hoa đua sắc trên sa mạc khô cằn nhất thế giới Sau khi một cơn mưa dữ dội và bất thường trút xuống vùng đất phía Bắc của Chile, một phần của sa mạc Atacama khô cằn bỗng nhiên biến thành một 'tấm thảm hoa' rực rỡ và kỳ diệu đến khó tin. Nằm ở phía Bắc của đất nước Chile, sa mạc Atacama là khu vực được Cơ quan Hàng không Vũ trụ...