Người Ấn Độ tương trợ nhau giữa đại dịch
Trong khi giám đốc nhà máy thép cung cấp oxy miễn phí cho bệnh nhân Covid-19, nhiều người may khẩu trang hoặc nấu ăn miễn phí giúp người bệnh.
Người dùng mạng xã hội Ấn Độ đang hết lời ca ngợi Manoj Gupta và Yogesh Agarwal, hai lãnh đạo nhà máy thép không gỉ Rimjhim Ispat thuộc khu công nghiệp Sumerpur ở thành phố Hamirpur, bang Uttar Pradesh vì đã cung cấp oxy chỉ với giá 1 rupee/bình cho các bệnh nhân Covid-19.
Các bình oxy tại nhà máy của Manoj Gupta và Yogesh Agarwal ở thành phố Hamirpur, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: India Today.
Bản thân Gupta từng là một bệnh nhân Covid-19, nên anh hiểu rõ nỗi khó khăn của những người đang trong cơn hoạn nạn. Ngoài Gupta, nhiều người khác trên khắp Ấn Độ cũng đang cố gắng hết sức để giúp đỡ cộng đồng ứng phó làn sóng đại dịch dữ dội, hiện lây nhiễm cho hơn 17,6 triệu người và khiến gần 198.000 người chết.
Chandira và Karunakaran, cặp vợ chồng tại thành phố Chennai, bang Tamil Nadu, đã âm thầm cống hiến hơn một năm qua.
Khi Covid-19 bắt đầu bùng phát năm ngoái tại Ấn Độ, tất cả bác sĩ, chuyên gia y tế và kênh tin tức đều cho biết khẩu trang có thể giúp kiềm chế virus lây lan. Do không phải ai cũng mua được khẩu trang y tế hay N-95, khẩu trang vải trở thành lựa chọn hợp lý nhất.
Video đang HOT
Chandira, thợ may tại một công ty xuất khẩu, khi đó đã quyết định dùng thời gian rảnh để may khẩu trang vải và phát miễn phí. Bà tận dụng những miếng vải vụn và tự bỏ tiền mua dây thun cho khẩu trang. “Tôi đã dùng tiền tiết kiệm cho việc này”, bà nói.
Ban đầu, Chandira phân phát khẩu trang vải cho hàng xóm và người thân. Khi nhu cầu gia tăng, bà đã nhờ Karunakaran, người chồng làm nghề tài xế, đưa chúng cho các khách hàng. “Với sự giúp đỡ của ông ấy, tôi đảm bảo những chiếc khẩu trang đã đến được với nhiều người hơn”, Chandira cho hay.
“Chất liệu tôi chọn là 100% cotton. Những loại vải khác như polyester và vải lanh đều không thoáng khí, gây khó thở. Sau khi tôi phát khẩu trang miễn phí, nhiều người đã đến hỏi để nhờ may cho gia đình họ”, bà nói thêm.
Karunakaran không rõ họ đã phát bao nhiêu chiếc khẩu trang, “có thể là hơn 500 cái”. “Khẩu trang rất quan trọng, nên tôi đảm bảo những người ngồi trên ô tô đều phải đeo. Nếu họ quên, tôi sẽ đưa cho họ. Đấy là điều tối thiểu chúng ta có thể làm vì xã hội”, ông cho biết.
Những nhân viên đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 đi hỏa táng tại một địa điểm ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 24/4. Ảnh: AP .
Giữa khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ, nhiều nơi còn cung cấp thực phẩm cho những người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, bao gồm nhà hàng Bhagat Halwai tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh. Họ nấu và phát các suất ăn hai lần mỗi ngày cho bệnh nhân Covid-19 và thân nhân của họ, tất cả đều miễn phí.
Shivam Bhagat, chủ sở hữu Bhagat Halwai, cho biết đã đến lúc mọi người phải chung tay giúp đỡ nhau. Nhà hàng tiếp nhận các yêu cầu với sự hỗ trợ từ những người có ảnh hưởng trên mạng và đảm bảo đồ ăn nóng hổi khi đến nơi. Họ đang giao tới 240 suất ăn mỗi ngày trên khắp thành phố và có xu hướng tăng lên.
Công đoạn nấu ăn và đảm bảo nguồn thực phẩm không gây khó khăn cho nhà hàng Bhagat Halwai bởi họ đã quen với công việc này. Tuy nhiên, khâu giao đồ lại gặp vấn đề do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng.
“Đôi khi chúng tôi không có tình nguyện viên đưa đồ ăn tới những khu vực nhất định trong thành phố, nơi số ca nhiễm tăng cao hơn. Gia đình của những người vận chuyển cũng lo lắng cho sức khỏe của họ. Mặc dù vậy, đội tình nguyện viên của chúng tôi vẫn đảm bảo các suất ăn đến được tay người cần. Họ cố gắng giao đúng giờ để bệnh nhân có thể uống thuốc đúng thời gian quy định”, Shivam Bhagat cho hay.
Tình hình Covid-19 vô cùng nghiêm trọng tại Ấn Độ cũng thôi thúc các quốc gia trên thế giới chung tay góp sức, nhằm đưa nước này thoát khỏi thảm họa. Mỹ xóa mọi rào cản xuất khẩu nguyên liệu thô sản xuất vaccine Covid-19 và sẽ cung cấp thuốc điều trị, dụng cụ xét nghiệm, máy thở, đồ bảo hộ. Anh, Pháp, Australia và nhiều nước khác cũng cam kết gửi viện trợ.
“Cũng giống như việc Ấn Độ đã gửi vật tư hỗ trợ Mỹ khi các bệnh viện của chúng tôi bị quá tải ở giai đoạn đầu dịch bệnh, chúng tôi quyết tâm giúp đỡ Ấn Độ trong thời điểm cấp bách này”, Tổng thống Mỹ Joe Biden viết trên Twitter.
Nhật Bản là đối tác quan trọng bậc nhất của Australia
Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật Bản vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn đã cho thấy mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrsion.
Ngày mai (17/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 2 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương cũng như bàn cách phối hợp hành động trong các vấn đề khu vực và trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, chuyến thăm cho thấy dịch bệnh không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo của hai nước nỗ lực nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.
Tối nay (16/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ lên đường thăm Nhật Bản. Nguồn: AAP
Dịch Covid-19 đã làm các nhà lãnh đạo thế giới dừng mọi chuyến công du nước ngoài để có thời gian xử lý tình hình trong nước và bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và những đòi hỏi cấp bách của tình hình đã thúc đẩy Thủ tướng Australia Scott Morrison tới thăm Nhật Bản trong ngày 17-18/11 và cách ly 14 ngày sau khi trở về. Với chuyến đi này, Thủ tướng Scott Morrison trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9/2020. Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật vào thời điểm này đã thấy được mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến đi của Thủ tướng Scott Morrsion.
Nhật Bản và Australia có mối quan hệ gần gũi và lâu đời ở khu vực Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia. Về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là nơi cung cấp vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cho Australia. Nếu như quan hệ kinh tế chặt chẽ giúp hai nước xích lại gần nhau thì việc có cùng chung lợi ích chiến lược, cùng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, và tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách tiếp cận đối với an ninh quốc tế đã làm hai nước tin tưởng nhau hơn và chọn nhau làm đối tác đồng hành trong các vấn đề khu vực.
Thời gian gần đây khi cả Australia và Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức giống nhau ở khu vực trong khi Mỹ, đồng minh của hai nước lại giảm bớt sự can dự tại khu vực cũng như mức độ cam kết đối với hai nước. Thực tế này đã làm cho Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau để gia tăng sức mạnh và phối hợp hành động hiệu quả.
Trong bối cảnh tại Mỹ sắp có chính quyền mới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ đại dịch cũng như giai đoạn sau đại dịch, Australia và Nhật Bản cũng mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để thuyết phục Mỹ quan tâm nhiều hơn tới khu vực và cùng chung hay với hai nước ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra. Mặc dù nước Mỹ đang đối mặt với sự chia rẽ vô cùng lớn song nhưng những vấn đề mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt cũng không nhỏ và cần có sự tham gia của Mỹ. Vì vậy cả Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đó là cùng tìm cách để thuyết phục chính quyền mới tại Mỹ chấp nhận lời đề nghị mà hai nước này đưa ra.
Australia và Nhật Bản đang bắt tay nhau để xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực mà ở đó, hai nước là những cường quốc tầm trung sẽ đóng vai trò dẫn dắt nhằm đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước bàn cách chung tay ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chính sách ngoại giao vaccine tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như ứng phó với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ngoài các vấn đề khu vực, không gian hợp tác giữa Australia và Nhật Bản cũng vẫn còn nhiều cơ hội để hai nước có thể thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương như thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nếu như quan hệ kinh tế thương mại đã đưa Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau thì bối cảnh khu vực và thế giới đang làm cho mối quan hệ này khăng khít hơn, đưa hai nước trở thành những đối tác quan trọng bậc nhất của nhau vào thời điểm hiện tại. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày mai sẽ là một minh chứng rõ nét cho điều này./.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người tị nạn Hindu ở...