Người Ấn Độ ‘truy tìm’ gốc gác của Joe Biden
Nhiều người Ấn Độ đang tìm hiểu gốc Ấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Biden, do ông từng ám chỉ khả năng có họ hàng tại nước này.
Trong chuyến thăm thành phố Mumbai, Ấn Độ năm 2013, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông từng nhận được lá thư từ một người mang họ Biden ở Ấn Độ sau khi trở thành thượng nghị sĩ năm 1972, cho thấy họ có thể có quan hệ họ hàng. Bức thư đề cập “tổ tiên của hai người từng làm việc cho Công ty Thương mại Đông Ấn vào những năm 1700″.
“Đó là một trong những bức thư đầu tiên tôi nhận được và tôi rất tiếc vì đã không lần theo bức thư đó”, ông nói.
Trong niềm tự hào dâng cao sau khi bà Kamala Harris, một người gốc Ấn, trở thành Phó tổng thống đắc cử Mỹ, nhiều người dân Ấn Độ lục lại phát biểu của ông Biden và bắt đầu tìm hiểu gốc gác tiềm năng của ông ở Ấn Độ.
Mục sư chỉ vào tấm bia tưởng niệm Christopher Biden ở nhà thờ St George, thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP .
Phát biểu của Biden đặc biệt gây ra sự phấn khích ở Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, phía đông Ấn Độ và cũng là quê hương những người thân ở Ấn Độ của bà Harris. Một tấm bia tưởng niệm Christopher Biden, sinh năm 1789, tại nhà thờ St George ở Chennai, trở thành điểm thu hút du khách địa phương.
“Chúng tôi đã biết được hồ sơ của hai người họ Biden là William Biden và Christopher Biden. Họ là anh em và trở thành thuyền trưởng của Công ty Đông Ấn trên các tàu buôn vào thế kỷ 19″, một giám mục cho hay. “William Biden qua đời sớm, Christopher Biden tiếp tục làm thuyền trưởng một số tàu, và cuối cùng định cư ở Madras”, hiện là Chennai.
Bất chấp những đồn đoán, vẫn chưa có xác nhận nào cho thấy anh em William và Christopher Biden có liên quan đến Tổng thống đắc cử 77 tuổi ở Mỹ. Theo các chuyên gia đã nghiên cứu gia phả nhà Biden, nếu Tổng thống đắc cử có tổ tiên là người Ấn Độ, Christopher được coi là ứng viên khả dĩ nhất.
Ngoài ra còn có những người họ Biden ở Mumbai và Nagpur, bang Maharashtra, có thể là hậu duệ của Christopher. Theo gia đình Biden ở Maharashtra, truyền thông Ấn Độ đang đổ dồn sự chú ý vào gia đình họ. Truyền thông nước này đồn đoán rằng người ông quá cố của họ, Leslie, chính là người đã viết thư cho ông Biden.
Rowena Biden, một thành viên trong gia đình ở Mumbai, khẳng định họ không cố “bắt quàng làm họ” với Tổng thống đắc cử Mỹ.
“Chúng tôi chúc ông Joe Biden mọi điều tốt đẹp nhất trong vai trò tân tổng thống nhưng chúng tôi không cố tạo dựng bất kỳ mối liên hệ nào. Chúng tôi có chung họ và tất cả chỉ có thế”, bà nói. “Tất cả chúng tôi đều khá giả về tài chính và có cuộc sống ổn định nên chúng tôi không cần bất kỳ khoản hỗ trợ nào”.
Video đang HOT
Rowena Biden nói rằng sau khi xuất hiện thông tin đầu tiên về mối liên hệ có thể tồn tại giữa gia đình mình và Tổng thống đắc cử Mỹ, “mọi người bắt đầu đi theo chúng tôi đến tận nhà và gia đình rất áp lực về chuyện đó”.
Mỹ ghi nhận ngày tăng ca nhiễm kỷ lục
Mỹ ghi nhận ngày gia tăng ca nhiễm cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bắt đầu với hơn 79.000 trường hợp, tình hình tại châu Âu cũng đang diễn biến phức tạp.
215 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 42.439.636 ca nhiễm và 1.148.492 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 506.770 và 6.985 ca sau 24 giờ, trong khi 31.409.989 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 bên ngoài trung tâm thương mại ở thành phố Chennai, Ấn Độ, ngày 12/9. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.735.747 ca nhiễm và 229.210 người chết, tăng lần lượt 83.509 và 935 ca so với một ngày trước đó.
6 bang Pennsylvania, South Dakota, Tennessee, Alaska, Ohio và Utah ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục ngày 23/10, theo NYTimes. 6 bang ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục trong tuần này gồm Wisconsin, Kentucky, Nam Dakota, Oklahoma, Kansas và Wyoming. Hơn 2/3 tổng số bang Mỹ, được xác định là vùng nguy hiểm với hơn 100 ca nhiễm mới trên 100.000 cư dân trong tuần qua. Số lượng người nhập viện do nhiễm nCoV tăng 40% trong tuần qua.
Thị trưởng Chicago Lori E. Lightfoot ra lệnh giới nghiêm đối với ngành kinh doanh không thiết yếu từ 22h. vào thứ Sáu. Cư dân được yêu cầu tránh tụ tập hơn 6 người và kết thúc mọi cuộc tụ tập trước 22h. Bang Colorado cũng siết chặt hạn chế ở một số hạt, cho phép tụ tập từ 10 người trở xuống và không quá hai hộ gia đình.
Theo thống kê của New York Times, 23/10 là ngày Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bắt đầu với hơn 79.000 ca, vượt đinh điểm ngày 16/7 với 77.299 ca. Số liệu của Reuters và NYTimes có sự chênh lệch do Worldometers cập nhật theo thời gian thực.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 54.028 ca nhiễm và 656 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.813.668 và 117.992. Giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 20/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo cung cấp vaccine Covid-19 cho mọi người dân khi vaccine đã sẵn sàng. Ông kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ cách biệt cộng đồng nhằm ngăn chặn virus lây lan mạnh hơn trong mùa lễ hội sắp tới.
Giới chức cho biết ngày 23/10 rằng Ấn Độ đang khẩn trương chuẩn bị một cơ sở dữ liệu tất cả các nhân viên y tế công và tư để nhanh chóng tiêm chủng cho họ ngay khi vaccine sẵn sàng.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 509 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 156.471. Số người nhiễm nCoV tăng 21.022 ca trong 24 giờ qua, lên 5.353.656.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi mùa hè. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa ngày 23/10 cho phép Viện Butantan của Sao Paulo nhập khẩu 6 triệu liều vaccine của công ty Trung Quốc Sinovac, mặc dù Tổng thống Bolsonaro hồi giữa tuần nói rằng Brazil sẽ không mua vaccine Trung Quốc. Vaccine của Sinovac đang thử nghiệm giai đoạn ba. Butantan sẽ sản xuất vaccine này nếu nó được chứng minh là có hiệu quả.
Nga ghi nhận thêm 283 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 25.525, trong khi số ca nhiễm tăng 17.340, lên 1.480.646. Giống nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.
Dù tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, giới chức Nga vẫn loại bỏ khả năng tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như hồi đầu năm. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.
Tổng ca nhiễm mới ở châu Âu tăng gấp hai lần trong 10 ngày qua, vượt mức 200.000 ca nhiễm mới một ngày hôm 22/10. Các bệnh viện trên khắp châu Âu đang trong tình trạng căng thẳng. Mặc dù vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm 6 tháng trước, tỷ lệ người nhiễm nhập viện đang tăng trở lại.
Tây Ban Nha ghi nhận 1.110.372 ca nhiễm và 34.521 ca tử vong, tăng lần lượt 19.851 và 231.
Thủ tướng Pedro Sanchez ngày 23/10 nói rằng "con số người nhiễm thực" ở Tây Ban Nha là ba triệu người. Nhiều khu vực thúc giục chính quyền Sanchez ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho họ quyền áp đặt lệnh giới nghiêm - biện pháp ngày càng được áp dụng nhiều trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, Sanchez không công bố biện pháp mới nào. Tình trạng khẩn cấp áp đặt với Madrid và một số khu vực lân cận hết hạn vào 24/10.
Pháp ghi nhận thêm 42.032 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 1.041.075 ca, trong đó 34.508 người chết, tăng 298 trường hợp. Đây là nước thứ hai trong EU và là nước thứ bảy trên thế giới báo cáo ca nhiễm vượt một triệu.
Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới nghiêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác trong 6 tuần, bắt đầu từ 17/10. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Đi lại vì mục đích thiết yếu vào khung giờ này vẫn được cho phép. Người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt 135 EUR (gần 160 USD).
Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 22/10 tuyên bố mở rộng lệnh giới ra với hơn 2/3 dân số nước này.
Anh ghi nhận 830.998 ca nhiễm và 44.571 ca tử vong, tăng lần lượt 20.530 và 224 trường hợp. Đây là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu. Hàng triệu người ở Anh đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn.
Khoảng 3,1 triệu người ở xứ Wales phải ở nhà từ 18h trong 17 ngày, bắt đầu từ 23/10. Các cửa hàng bán lẻ không bán thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng, quán rượu và khách sạn phải đóng cửa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cho biết một đợt đóng phong tỏa toàn quốc mới sẽ là "thảm họa", song không loại bỏ khả năng này khi tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 712.412 ca nhiễm và 18.891 ca tử vong, tăng lần lượt 1.897 và 48 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Chính phủ Nam Phi quyết định mở biên với hầu hết quốc gia từ ngày 1/10, đồng thời dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Hành khách đến Nam Phi cần xuất trình kết quả âm tính nCoV được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, hoặc chịu cách ly bắt buộc và tự trả phí.
Ca nhiễm đã tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape trong hai tuần qua. Bộ Y tế nước này có thể báo cáo tình hình lên Hội đồng Covid-19 Quốc gia để đưa ra biện pháp kiềm chế dịch.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 31.985 người chết, tăng 335, trong khi tổng số ca nhiễm là 556.891, tăng 6.134. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với sự gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Iran đang lên kế hoạch áp hạn chế mới, bao gồm việc cho công chức làm việc ngày chẵn ngày lẻ ở thủ đô Tehran hay đặt ra thời gian làm việc khác nhau cho các ngành nghề để giảm tình trạng đông người lưu thông trên đường. Hạn chế dự kiến kéo dài một tháng.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 381.910 ca nhiễm, tăng 4.369 so với hôm trước, trong đó 13.077 người chết, tăng 118 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, vài tuần sau, số ca nhiễm mới ở thủ đô tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.
Philippines báo cáo 365.799 ca nhiễm và 6.915 ca tử vong, tăng lần lượt 1.923 và 132 ca. Các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh sẽ kéo dài đến ngày 31/10. Nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Philippines cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế. Philippines dỡ bỏ lệnh cấm người du lịch nước ngoài từ 21/10.
Hầu hết doanh nghiệp được tái mở cửa từ khi Manila kết thúc phong tỏa hôm 19/8. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách an toàn, trong khi trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được khuyến cáo ở nhà. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 10 triệu người, tương đương 1/10 dân số, vào quý II năm sau.
Tranh cãi về tuyên bố khu ổ chuột ở Ấn Độ đạt miễn dịch cộng đồng Các chuyên gia vẫn đang tranh cãi liệu rằng người dân tại khu ổ chuột lớn nhất thành phố Mumbai (Ấn Độ) đã đạt "miễn dịch cộng đồng" trước dịch bệnh COVID-19 hay chưa. Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 16/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo Hindustantimes, trong cuộc khảo sát huyết thanh đầu tiên thực hiện hồi tháng...