Người Ấn Độ thắp nến xua đuổi Covid-19
Hàng triệu người Ấn Độ tắt đèn, thắp nến theo lời kêu gọi của Thủ tướng Modi để bày tỏ đoàn kết và hô khẩu hiệu xua đuổi Covid-19.
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi kêu gọi 1,3 tỷ dân tắt đèn trong 9 phút vào 21h tối 5/4 để “thách thức bóng tối của cuộc khủng hoảng, lan truyền chiến thắng của ánh sáng khắp tứ phương”.
Hàng triệu người dân tối qua hưởng ứng lời kêu gọi này bằng cách đồng loạt tắt đèn, thắp nến hoặc bật đèn flash điện thoại và vẫy tay từ ban công. Số khác thắp nến thành những thông điệp và bản đồ Ấn Độ.
Người dân hô vang “Đất mẹ Ấn Độ vĩ đại” và “cút đi corona”, reo hò, vỗ tay và thậm chí đốt pháo và bắn pháo hoa, xoá tan không khí tĩnh lặng của quốc gia đang ở trong lệnh phong toả.
Ông Modi cũng tắt điện, thắp đèn dầu tại dinh thự của mình ở thủ đô New Delhi. “Ánh sáng của ngọn đèn mang lại sự may mắn, sức khoẻ và thịnh vượng, xoá tan những cảm xúc tiêu cực”, ông viết trên Twitter.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ trích rằng sự kiện này chỉ là một màn phô trương nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc khủng hoảng sức khoẻ và kinh tế do Covid-19 gây ra.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 3.500 ca nhiễm nCoV, trong đó khoảng 100 người đã tử vong, theo số liệu mới nhất từ đại học Johns Hopkins. Số liệu thực tế được cho là cao hơn nhiều, do Ấn Độ là một trong những nước có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất thế giới. Việc dịch bệnh bùng phát tại quốc gia 1,3 tỷ dân này có thể dẫn tới thảm hoạ nhân đạo.
Một phụ nữ thắp nến ở ban công chung cư tại thành phố Ahmedabad tối qua. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Modi đã áp lệnh phong toả toàn quốc trong 21 ngày kể từ hôm 25/3, khiến hàng triệu người nghèo mắc kẹt ở các thành phố lớn trong tình trạng thất nghiệp và không có gì ăn.
Tuần trước, ông đã xin lỗi người nghèo về tác động của lệnh phong tỏa, nhưng cho hay không còn biện pháp nào khác để kiềm chế sự lây lan của virus. Giới chức Ấn Độ cảnh báo lệnh phong toả có thể kéo dài quá 21 ngày ở một số khu vực.
Người Ấn Độ hoang mang với lệnh phong tỏa gấp
Người Ấn Độ chen chúc ở các cửa hàng tạp hoá và hiệu thuốc sau khi Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố phong tỏa toàn quốc từ 25/3.
"Không ai trên cả nước được phép ra khỏi nhà trong ba tuần tới. Mỗi quận huyện, mỗi con ngõ, mỗi ngôi làng sẽ bị đóng cửa", Thủ tướng Modi tuyên bố trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia tối 24/3. Ông cảnh báo Ấn Độ, quốc gia ghi nhận 536 ca nhiễm và 10 ca tử vong do Covid-19, có nguy cơ thụt lùi 21 năm nếu không thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa. Chỉ 4 giờ sau tuyên bố của Modi, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực.
Dù phong tỏa không áp dụng với các cửa hàng phục nhu cầu thiết yếu, người dân ở các thành phố lớn như Delhi, Mumbai và Bengaluru hôm nay vẫn đổ xô tích trữ thực phẩm. Hàng dài xe tải chở sữa, trái cây và rau quả nối đuôi nhau trên các cao tốc ở Ấn Độ, một số dịch vụ giao hàng trực tuyến cũng ngừng hoạt động.
"Không có hướng dẫn rõ ràng nào, cảnh sát bảo chúng tôi phải đóng cửa hàng", Ram Agarwal, chủ một hiệu tạp hoá ở Delhi nói, trong lúc cửa hàng của anh chật kín người mua đồ khô và sữa.
Người dân mua rau củ tại một khu chợ ở New Delhi, Ấn Độ hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Anthony Thomas, một nhân viên dịch vụ giao sữa trực tuyến ở Delhi, cho biết ông chủ bảo anh nghỉ ở nhà. "Chẳng có tin gì về nguồn cung ngày mai", Thomas nói.
Hành động quyết liệt và gấp gáp của chính quyền Modi được đưa ra sau khi nhiều ca nhiễm bệnh được ghi nhận ở Delhi, trung tâm tài chính Mumbai và các thành phố lớn khác. Chưa kể, các ca nhiễm cũng được báo cáo ở những vùng hẻo lánh của bang Maharashtra, phía tây đất nước, làm dấy lên mối lo ngại về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế công cộng.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, chỉ có 0,5 giường bệnh/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc, con số này là 4,3 và ở Italy là 3,2. Các chuyên gia nhận định, việc đóng cửa nền kinh tế trị giá 2,9 nghìn tỷ USD sẽ gây thiệt hại trên diện rộng và đặc biệt, có thể làm tổn thương những người nghèo nhất.
Ấn Độ không nhận khách du lịch nước ngoài trong 1 tháng Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Âu, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra biện pháp mạnh tay không tiếp nhận toàn bộ khách du lịch nước ngoài trong vòng 1 tháng tới. Theo Guardian, lệnh cấm này có hiệu lực cả với những người nước ngoài gốc Ấn Độ. Ngoại lệ chỉ được áp dụng cho các...